[Văn 9]: Cảm nhận về Thuý Kiều

B

bang_mk123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và số phận của Thuý Kiều qua các đoạn trích đã học.(Nói về: vẻ đẹp nhan sắc,tài năng,tâm hồn, phẩm chất,số phận bi kịch,chịu mọi nỗi khổ của người phụ nữ thời phong kiến)
Giúp mình với mọi người ơi:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(

Chú ý: [Văn 9]:+tiêu đề
Đã sửa!
 
Last edited by a moderator:
T

tunkute123

Trong dòng văn học cổ Việt Nam,Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm văn học kiệt xuất . Tác phẩm không chỉ nổi tiếng vì cốt truyện hay, hấp dẫn ,lời văn trau chuốt, giá trị tố cáo đanh thép , giá trị nhân đạo cao cả mà còn vì các nhân vật trong truyện được ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du miêu tả vô cùng đẹp đẻ, sinh động . Đặc biệt là các nhân vật mà tác giả tâm đắc nhất như Thúy Vân, Thúy Kiều .


Ngay phần đầu của Truyện Kiều Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân :

“ Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị , em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Nói đến Mai là nói đến sự mảnh dẻ, thanh tao ; nói đến tuyết là nói đến sự trong trắng ,tinh sạch . Cả mai và tuyết đều rất đẹp .Tác giả đã ví vẻ đẹp thanh tao , trong trắng của hai chị em nhưlà mai là tuyết và đều đạt đến độ hoàn mĩ “ Mười phân vẹn mười” .


Tiếp đó tác giả giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân :

“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn ,nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân . Nàng có một vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm ,lông mày cong hình cánh cung như mày ngài . Miệng cười của nàng tươi như hoa nở, giọng nói của nàng trong như ngọc . Lại nữa da trắng mịn đến tuyết phải nhường . Ôi , thật là một vẻ đệp đoan trang, phúc hậu ít ai có được . Nguyễn Du đã miêu tả bức chân dung nàng Thúy Vân có thể nói là tuyệt đẹp .Đọc đoạn này ta thấy rung động trước vẻ đệp tuyệt vời cảu Thúy Vân và thêm thán phục thiên tài Nguyễn Du. Ông đã vận dụng biện pháp tu từ của văn thơ cổ vừa đúng đắn vừa sáng tạo .

Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân đã khiến ta rung động đến vậy , ông miêu tả Thuý Kiều thì ta còn bất ngờ hơn nữa . Bất ngờ đến kinh ngạc . Bắt đầu từ câu :

“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Nàng Vân đã tuyệt diệu như vậy rồi , nàng Kiều còn đẹp hơn nữa ư ? Có thể như vậy được không ? Ta hãy xem ngòi bút của Nguyễn du viết về nàng Kiều :

“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kếm xanh
Một hai nghiên nước nghiên thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”

Đến đây , chắc hẳn ta sẽ hài lòng và vô cùng thán phục . Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp Thuý kiều không dài , chỉ vài cau thôi , vậy mà ta như thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ “ tuyệt thế gia nhân” . Mắt nàng thăm thẳm như làn nước mùa thu , lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân ; dung nhan đằm thắm đến hoa củng phải ghen , dáng người tươi xinh mơn mởn đén mức liễu cũng phải hờn . Khi đọc đến đoạn này ta không chỉ rung động , thán phục mà có một cảm giác xốn xang khó tả bởi nàng Kiều Xinh đẹp quá . Thủ pháp ước lệ,nhân hoá là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học cổ được tác giả sử dụng xuất sắc , kết hợp với việc dùng điển cố “nghiêng nước nghiêng thành” , tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận , mà như thấy tận mắt nàng Kiều . Nàng quả là có một vẻ đẹp “ sắc sảo mặn mà” Ta có thể nói là “có một không hai” làm mê đắm lòng người . Đọc hết những câu trên, ta mới hiểu được dụng ý của Nguyễn Du Khi miêu tả vẻ đẹp “đoan trang phúc hậu” của Thuý Vân trước vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” của Thuý Kiều . Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đòn bẩy , dùng vẻ đệp của Thuys Vân để làm để làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều , quyến rũ của Thuý Kiều rất có hiệu quả .

Sắc đã vậy còn tài của nàng Kiều thì sao ? ta sẽ không cảm nhận được hết toàn bộ vẻ đẹp hình thể củng như vẻ đẹp tâm hồn cua Thuý Kiều nếu như ta không biết đến tài của nàng , mặc dù Nguyễn Du đã nói “ Sắc đành đòi một , tài đành hoạ hai” . Về sắc thì chắc chắn chỉ có miònh nàng là đẹp như vậy , về tài hoạ chăng có người thứ hai sánh kịp :

: Thông minh vốn sẳn tính trời
Pha mùi thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

Nàng có cả tài thơ , tài hoạ , tài đàn , tài nào cũng xuất sắc , cũng thành “nghề” cả . Riêng tài đàn nàng đã sáng tác một bản nhạc mang tiêu đề “ Bạc mệnh” rất cuốn hút lòng người .

Với hai nhân vật như Thuý Kiều Thuý Vân , Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp tu từ phổ biến trong văn thơ cổ như ước lệ , ẩn dụ , nhân hoá , dùng điển cố . Qua đó ta thấy vẻ đẹp phúc hậu , đoan trang của Thuý Vân Và vẻ đẹp “ sắc sảo măn mà” của Thuý Kiều . Hai bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều Thuý Vân , mà Nguyễn Du khắc hoạ phải nói là rất thành công . Đặc biệt là Thuý Kiều nhà thơ đã giành trọn tâm huyết , sức lực và tài năng của mình để sáng tạo nên nàng . Bởi nang là nhân vật chính của Truyện Kiều

Như đã nói . Truyện Kiều thu hút người đọc phần lớn là nhờ nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du . Quả vậy nghệ thuật tả người của Nguyễn Du có thể gọi là bạc thầy trong nền văn học cổ Việt Nam . Tả hình dáng bên ngoài của nhân vật ông luôn làm toát lên cái tính cách , tâm hồn bên trong của nhân vật đó .

Với Thuý Vân ông đã thực hiện biện pháp ước lệ để miêu tả vẻ đẹp :

“ Khuôn trăng dầy đặn , nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Tất cả các từ ngữ , hình ảnh được ông sử dụng trong các câu thơ trên đều tập trung làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp “ đoan trang , thuỳ mị” của Thuý Vân . Không những khắc hoạ vẻ đẹp hình thể bên ngoài Nguyễn Du còn như dự báo số phận bình lặng, êm ả của nàng qua từ “ thua” và từ “ Nhường”. Mây và tuyết thua avẻ đẹp của Thuý Vân nhưng cả hai đều chịu “ thua” và chịu “ nhường”một cách êm ả .

Với Thuý Kiều , Tác giả dùng nhiều biện pháp tu từ để miêu tả vẻ đẹp “sắc sảo , mặn mà” của nàng.Những câu thơ miêu tả nàng có thể xem là tuyệt bút :

“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kém xanh”

Trong hai câu thơ ,Nguyễn Du như đã dự báo số phận bấp bênhchìm nổi của Kiều qua các hình ảnh hoa và liễu thua vẻ đẹp của nàng nhưng không cam chịu thua mà còn “ ghen” còn “ hờn” và khúc nhạc bạc mệnh nàng sáng tác cũng như dự báo điều đó .


Nói tóm lại , Nguyễn Du có nghệ thuật tả người rất đặc sắc và tiêu biểu . Mỗi nhân vật ông miêu tả dù tốt hay xấu , dù chính diện hay phản diện cũng đề biểu hiện được bản chất tâm hồn bên trong qua hình dáng bên ngoài . Nghệ thuật miêu tả , xây dựng nhân vật của Nguyễn Du rất đáng để chúng ta trân trọng và học tập .
 
N

nanghoctro

ui bài tunkute viết hay quá có thể giúp mình bµi này đuọc không?
Đề bài: Suy nghĩ của em về câu tục ngũ '' cha mẹ sinh con, trời sinh tính''.
Cô giao bài về nhà mà em ch­ua nghe câu này bao giơ! hic.
 
L

lan_phuong_000

hi gặp trường hợp có một đưa con không làm y như lời cha mẹ-hay sống không đúng như ý cha mẹ mong muốn -hai " hình ảnh" này có nhiều khác biệt, thậm chí rất nghịch nhau-người đời thường nhắc câu : " Cha mẹ sinh con/ Trời sinh tánh!"-để nói lên sự bất lực của các bậc sinh thành-đồng thời cũng " đổ tội" cho Ông Trời mơ hồ xa lắc xa lơ nào đó cho yên!
" Ông Trời" trong câu nói dân gian này có ý ám chỉ cho một " đấng tối cao" nào đó, có quyền năng tối thương quyết định mọi số phận của mỗi người-kể cả tính tình, tư cách, lối sống!. Việc trút hết mọi điều không như ý cho "Ông Trời "là rất oan cho ông ấy! ( vì ông ấy chẳng làm gì được đâu?)
Trách nhiệm trước tiên, thuộc về người đã sinh thành dưỡng dục nên " con người" ấy. Ngoài yếu tố zen, huyết thống-là sự uốn nắn, dạy dỗ, rèn luyên của cha mẹ, người thân chung quanh từ khi " con người " ấy vừa chào đời! Nhiều nhà khoa học còn khẳng định-dưa bé ấy cần phài được " giáo dục/ uốn nắn" ngay khi còn trong bào thai nữa. Như vậy-việc người con " hư"/ hay " nên"-đều nằm từ môi trường nuôi dạy của cha mẹ mà hình thành.-không ai có thể thay thế, làm khác!
Môi trường và hòan cảnh sống cùng với " tấm gương:" của cha mẹ hằng ngày -sẽ tác động tích cực và quyết định phần lớn nhân cách, cá tính, tài năng của các " thành viên " trong môi trường ấy! Những gì quý bậc cha mẹ làm-dù cố che dấu hay không, cũng không thể " lọt ra " ngoài đôi mắt của con trẻ! Nhiều người " đánh giá" không chính xác về tuổi thơ- cho rằng chúng không hề biết được gì-nhưng, tất cả những hinh ảnh của cha mẹ.( và cả những ngươi chung quanh)- luôn phản chiếu vào tấm gương tâm hồn trong trắng hồn nhiên ấy một cách sâu đậm không thể ngờ ! Câu chuyện nhỏ trong sách Giáo Khoa Thư bậc tiểu học ngày nào vể câu chuyện người cha lấy gáo dừa gọt làm chén cho cha mẹ già ăn cơm để rồi ngày kia lại nhìn thấy dúa con mấy tuổi cũng lẽo đẽo làm y như vậy để dành cho " cha mình" sau này ( !) Nói rộng ra-ngoài xã hội-xã hội nào, sẽ tạo ra mẫu người cho xã hội ấy! Đó là hệ quả đương nhiên, không thể khác! Dưới các triều nhà Lý- nhà Trần-vua lấy " từ bi/ hỷ xả" mà chăn dắt dân/ thì dân lương thiện-xã hội an bình, hạnh phúc! Dưới triều của Lê Long Đỉnh-vua bất nhân, tham đắm,thì dân bất lương, trác táng-xã hội hỗn loạn, điêu đứng!
Cho nên sự thoái thác trách nhiệm của chính mình mà " đổ thừa" cho Ông Trời huyền hoặc xa xôi nào đó là điều không thể chấp nhận dược!
Bên cạnh " tiểu kết" ấy- có một điều thật quan trọng mà chúng ta cũng nhận ra được rằng- không thể hoàn toàn " đổ trách nhiệm" lên đầu của các bậc sinh thành quá nặng nề như vậy! Cha mẹ nào chẳng thương yêu con-mong mỏi con trưởng thành nên người tót dẹp? Vì vậy- với bản năng sẵn có, cùng với trí tuệ -kinh nghiệm qua từng năm tháng sống-người con dần dần phải biết " nhận lấy" trách nhiệm cho chính bản thân mình chứ không thể " trông cậy/mong chở"ở bất cứ ai khác!Kinh Pháp Cú có dạy rõ :" Chẳng phải cha mẹ hay bà con nào hết-nhưng chính tâm niệm của mình hướng về hành vi chánh thiện làm cho mình cao thượng hơn" ( Phẫm Tâm-Cittavaggo/43). Về năng lực siêu tuyệt mầu nhiêm của tự thân-Đức Phật cũng đã chỉ rõ: "Tự thắng mình còn vẻ vang hơn thắng kẻ khác! Muốn thắng minh phải luôn luôn tiết chế lòng tham dục" ( Phẫm Ngàn -Sahassvaggo/104). Xem vậy -việc " Trời sanh tánh" lại không thể tin tưởng dược nữa!- Bởi vì- " Chính tự mình làm chỗ nương tựa cho mình chứ người khác làm sao nương tựa được? ".( Kinh Di Giáo).
Tục ngữ lại có câu: " Cha mẹ cú, đẻ con Tiên
Cha mẹ hiền, sinh con dữ!"
Cha mẹ là kẻ xấu ác-đẻ con lại hiền thục xinh đẹp. Còn cha mẹ ăn ở hiền từ, nhân dức- lại sinh con hung ác, bất lương? Để hiểu cho thật thấu đáo ý nghĩa của lời người xưa đã lưu lại-chúng ta cần biết thêm về 2 thuyết nền tảng " Nhân quả" và "Nhân duyên" trong đạo Phật! Sự ra đời của một con người, đều được hình thành bởi rất nhiều " nhân quả" và " nhân duyên" từ nhiều kiếp đối với chính người ấy! Và sự " có mặt " của sinh linh ấy ở một nơi nào/ trong một gia đình nào-cũng đã được bắt nguồn từ trùng điệp nhân duyên/ nhân quả như thế! Với cái nhìn trần trụi gần gũi của người phàm-chữ " Cú" hay " Hiền"cũng chỉ là " tạm dùng" để đua ra nhận xét của riêng mình mà thôi! Nó không nói lên dược tính xuyên suốt của một kiếp người ở hiện tại ( chưa kể đến quá khứ/ vị lai)-do vậy, kinh nghiệm ấy của dân gian ( qua câu tục ngữ vừa nêu) không thể là một kết luận đáng tin cậy!
Để tạm kết thúc đôi điều suy nghĩ cuối tuần về câu tục ngữ nêu trên ( Cha mẹ sinh con/ Trời sinh tánh)-chúng ta nhận thấy cần đòi hỏi ở sự nổ lực chuyễn hóa/ quan tâm tích cực của cả hai đối tượng ( Cha mẹ/ Con)- thì mới hy vọng đạt dược thành quả tốt đẹp như lòng kỳ vọng: " Cha mẹ sinh con/ cùng con sinh tánh"!
 
P

pengok_97dx

I/ MỞ BÀI
“ Chị em Thúy kiều” là đoạn trích từ truyện Kiều của Nguyễn Du. Đoạn trích miêu tả bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Những bức chân dung ấy thể hiện tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
II/ THÂN BÀI:
Đoạn thơ đầy tính sáng tạo, cách miêu tả phong phú. Đây là bức chân dung của hai nhân vật chính mà Nguyễn Du đã dành cho tất cả sự ưu ái trân trọng.
Trình tự giới thiệu, miêu tả của nhà thơ rất cổ điển: mở đầu giới thiệu chung, sau đó miêu tả riêng và cuối cùng kết luận chung.
Mở đầu đoạn trích, tác giả viết : “ Đầu lòng hai ả… Thúy Vân”
Cách giới thiệu của nhà thơ thật tài tình, chỉ bằng hai câu lục bát người đọc hiểu được lai lịch, vai vế của hai chị em. Đó là hai người con gái xinh đẹp “tố nga” của gia đình Vương Viên Ngoại: Thúy Kiều là chị; Thúy Vân là em.
Chỉ bằng vài nét phác họa, tác giả đã gợi được mối thiện cảm cho người đọc “ Mai cốt cách…vẹn mười” / Đừng nghĩ rằng hễ bắt tay vào vẻ chân dung là người ta vẻ mặt, mắt, miệng …Ở Nguyễn Du, nhà thơ chú ý trước hết đến “ cốt cách” và “ tinh thần”. Bằng biện pháp đảo ngữ, kết hợp tương trưng và ẩn dụ người đọc hình dung vóc dáng thanh tao, mảnh dẻ duyên dáng và tâm hồn trong sáng tinh sạch của họ. vẻ đẹp của mỗi người đều có những nét riêng và đều đạt đến độ hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười”
Chân dung của Thúy Vân được nhà thơ miêu tả chỉ bốn câu “ Vân xem …màu da”
Ở bốn câu thơ người đọc thấy được sự miêu tả tinh tế và toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, màu da, mái tóc đến nụ cười , tiếng nói và phong thái ứng xử. Nàng có khuôn mặt xinh đẹp, đầy đặn tươi sáng như vầng trăng tròn, lông mày thanh tú như nét mày ngài, miệng nàng cười tươi như đóa hoa mới nở, tiếng nàng thốt ra nhẹ nhàng đằm thắm trong trẻo như viên ngọc qúy sáng lấp lánh , tóc nàng là làn mây bồng bềnh nhẹ tênh trên nền trời xanh thắm, làn da mượt mà mịn màng tắng sáng. Bằng cách sử dụng sáng tạo những biện pháp có tính ước lệ, tác giả đã khắc họa một Thúy Vân thùy mị đoan trang phúc hậu, khiêm nhường…Một vẻ đẹp khiến cho mọi người kính nể, chấp nhận một cách êm đềm. Thật vậy, cười nói đoan trang trang là ngay thật, đúng mực, không quanh co châm chọc làm người ta phật lòng, Từ những thông điệp nghệ thuật” mây thua” , “tuyết nhường” Thúy Vân tất sẽ có một tương lai hạnh phúc, một cuộc sống yên vui.
Vân là vậy còn Kiều ? Bức chân dung của cô chị được nhà thơ khắc họa trong mười hai dòng thơ tiếp theo trên hai bình diện tài và sắc . Với Kiều nhà thơ vẻ : “ Kiều càng …kém xanh” / Nàng có đôi mắt sáng trong veo thăm thẳm như làn nước mùa thu . Cửa sổ tâm hồn Kiều là thế - là thăm thẳm những nỗi niềm chất chứa . Nét mày của đôi mắt ấy xanh tươi nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nàng làm cho hoa, liễu phải ghen hờn, nước thành nghiêng đổ. Đẹp như thế là tuyệt thế giai nhân trên đời kh6ng ai sánh bằng. rất khác và hơn hẳn vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Vân.
Có sắc, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa “ Thông minh…não nhân”/ Tài của Kiều được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê: tài thơ, tài họa, tài đàn , tài hát ca…tài nào cũng cũng siêu tuyệt . Đáng chú ý là các từ “vốn sẵn tính trời” , “ pha nghề, đủ mùi, ăn đứt”…làm cho tài nào cũng đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài ra Kiều còn sáng tác nhạc, một bài đàn ai oán “ Thiên bạc mệnh” ai nghe cũng buồn thảm đớn đau. Với sắc đẹp “ chim sa cá lặn” , rồi tài hoa trí tuệ thiên bẩm, một tâm hồn đa sầu đa cảm của nàng làm sao tránh khỏi sự hủy diệt của định mệnh nghiệt ngã . Cũng như đoạn tả Thúy Vân, đoạn tả Kiều chức năng dự báo còn phong phú và rõ rệt hơn : dự báo tấn bi kịch “ hồng nhan bạc mệnh” không tránh khỏi suốt mười lăm năm lưu lạc chìm nổi của nàng.
Bốn câu thơ cuối của đoạn trích, Nguyễn Du kết luận lại phẩm hạnh của họ : “ Phong lưu…mặc ai” / Tuổi tuy đã đến độ lấy chồng nhưng hai nàng sống rất kỉ cương , lễ giáo “Êm đềm” chỉ tư thế đài các, “ mặc ai” là thái độ điềm tĩnh , cao giá của người đẹp. Đây cũng là cách ngợi ca kín đáo của nhà thơ.
Cả vẻ đẹp lẫn tài năng của nhân vật tuy đều được vẽ rất khéo, bút pháp đa dạng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nghệ thuật trung đại với những đường nét ước lệ, cao quý, hoàn hảo, lí tưởng. Đáng chú ý là dụng ý của tác giả khi phân biệt nét khác nhau của hai nhân vật là nhấn mạng nét này, bỏ qua nét kia làm hiện rõ hai bức chân dung , dự báo số phận về sau của mỗi người. nàng Vân rồi sẽ hưởng đầy hạnh phúc, còn nàng Kiều sẽ bị tạo hóa đố kị, ghen ghét. Đó là nghệ thuật “tả ý” tinh vi, thâm thúy của Nguyễn Du. Điều mà không một tác giả nào có thể vượt qua là mỗi nhân vật người đọc cảm nhận được vẻ đẹp bên ngoài hiểu được phẩm chật, đạo đức , tâm hồn họ, và đặc biệt là dự báo tương lai số phận về sau. Chính sự tài ti2ng đó Nguyễn Du được tôn vinh là “ bậc thầy của nghệt tả người”
III. KẾT BÀI:
Tóm lại, bằng nghệ thuật tả độc đáo và nhất là với tấm lòng ưu ái của tác giả dành cho nhân vật, Nguyễn Du đã giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của hai chị em Thúy
 
C

conan99

Hoàn cảnh gia đìnhThuý Kiều sinh ra trong một gia đình "thường thường bậc trung" nhưng đó là gia đình gia giáo hạnh phúc. Kiều là chị cả, hai em là Thúy Vân và Vương Quan.

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
[sửa] Kiều bị hành hạ về thể xácLà một cô gái liễu yếu đào tơ nhưng phải chịu đánh đập. Tú Bà sau khi lừa được Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích đã đánh đập Thuý Kiều rất dã man. Sau đó Thuý Kiều lại phải chịu một trận đòn của Thúc ông "uốn lưng thịt đổ cất đầu máu sa" hay " Trúc côn ra sức đập vào/Thịt nào chẳng nát xương nào chẳng tan".

[sửa] Kiều bị đày đoạ về tinh thầnMối tình đầu vừa chớm nở, Kiều đang sống trong hạnh phúc vậy mà phải trao duyên cho em gái, buộc phải quên đi hạnh phúc mà mình đã nắm trong tầm tay. Từ một cô gái sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che", Kiều bỗng dưng trở thành hàng hoá để người ta xem xét, so đo, cò kè, ngã giá. Đây là sự xúc phạm đến nhân phẩm, vì thế trong suốt cuộc mua bán, Kiều chỉ biết câm lặng đau khổ.

Từ một cô gái trinh trắng, Kiều đã rơi vào lầu xanh, đây là nỗi khổ, nỗi nhục lớn nhất mà Kiều phải chịu đựng, phải chịu cảnh "Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm"

Khi là vợ Thúc Sinh, Kiều đã phải đàn hát thâu đêm để cho Thúc Sinh và Hoạn Thư uống rượu, thưởng đàn. Bị bán vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải đã mang đến cho Kiều cuộc sống hạnh phúc và đưa Kiều lên vị trí xứng đáng nhưng rồi Kiều đã nhẹ dạ cả tin, khuyên Từ Hải ra hàng và khiến Từ Hải thua trận phải chết đứng.

Khi chồng vừa chết, Thuý Kiều phải đánh đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho tên thổ quan và phải trẫm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn.

Thuý Kiều là điển hình cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

[sửa] Hiện thân của vẻ đẹp và tài hoa[sửa] Vẻ đẹp hình thứcLàn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Tả Kiều Nguyễn Du sử dụng bút pháp đặc tả đôi mắt để qua đó nói lên vẻ đẹp trong thế giới tâm hồn của nhân vật. Kiều đẹp đến mức hoa ghen liễu hờn, thiên nhiên cũng sinh lòng đố kị, vì thế mà số phận long đong cực khổ. Điều này cho thấy sắc đẹp Kiều đã đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mĩ.

[sửa] Vẻ đẹp về phẩm chất tâm hồnKiều có tâm hồn trong sáng và trái tim đa cảm: khi đi du xuân cùng em, gặp mộ Đạm Tiên, người phụ nữ xấu số không quen biết, Kiều đã tỏ lòng thương cảm, Kiều luôn luôn hiểu và cảm nhận được nỗi đau khổ của người khác và tìm cách giải quyết.

Kiều là đứa con hiếu thảo: khi gia đình mắc oan Kiều đã hi sinh bản thân mình, hi sinh hạnh phúc của cá nhân mình để cứu cha, cứu em và chữ hiếu của Kiều đặt cao hơn tất cả và được thể hiện bằng hành động.

Trong suốt quãng đời lưu lạc, lúc nào Kiều cũng sống trong băn khoăn day dứt vì không làm tròn trách nhiệm của người con đối với cha mẹ. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều cũng không nguôi nhớ về cha mẹ.

Kiều có một trái tim chung thuỷ, ý thức vị tha. Tác giả đã ca ngợi tình yêu Kim - Kiều hồn nhiên, trong sáng và táo bạo, Kiều đã chủ động đến với Kim Trọng. Thái độ chủ động ấy ta ít gặp trong xã hội phong kiến, Kiều đã chống lại quan điểm của xã hội phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Tình yêu rất đẹp bởi bắt nguồn từ hai trái tim, rất chung thuỷ nhưng cũng rất biết hi sinh.

Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều luôn nghĩ tới Kim Trọng, băn khoăn day dứt vì mình không mang đến hạnh phúc cho người mình yêu, mối tình Kim - Kiều chính là biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc của con người.

[sửa] Vẻ đẹp tài năngCung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
Kiểu giỏi về âm luật, giỏi đến mức “làu bậc”. Cây đàn mà nàng chơi là cây Hồ cầm; tiếng đàn của nàng thật hay “ăn đứt” bất cứ nghệ sĩ nào. Kiều còn biết sáng tác âm nhạc, tên khúc đàn của nàng sáng tác ra là một “thiên bạc mệnh” nghe buồn thê thiết “não nhân”, làm cho lòng người sầu não, đau khổ. Các từ ngữ: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, hoạ hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân - tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ, dự báo số phận bạc mệnh của Kiều, như ca dao lưu truyền:

“Một vừa hai phải ai ơi!
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
 
H

hoangtudoicho97

viết hộ đề bài "cam nhan cua em ve thuý kiều " thứ 6 nộp rồi.hộ mới
 
M

maiphuong1401

giúp mình gấp bài này vs dc ko

nhận xét về nhân vật thúy kiều Nguyễn Du viết :''người đâu hiếu nghĩa đủ đường "
với sự hiễu biết cũa em về nhân vật Thúy Kiều. em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
 
P

p3nh0ctapy3u

Người phụ nữ trong văn học trung đại đẹp người đẹp nết nhưng lại phải chịu nhiều đau khổ bất hạnh.Họ chỉ là con sâu cái kiến,thân phận của họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào người khác.Chính vì thế rất nhiều tác phẩm văn học trung đại đã lên tiếng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ và số phận của họ.Tiêu biểu trong số đó là ''Truyện Kiều'' của Nguyễn Du với nhân vật Thúy Kiều.
Nguyễn Du đã tài tình khắc họa vẻ đẹp của Thúy Kiều .nàng có nhan sắc không ai sánh bằng:
' ''Kiều càng săc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh''
Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng từ ''càng'',''hơn'' để gợi tả chân dung nàng Kiều.Mắt nàng thăm thẳm như nước hồ thu,lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân.Dung nhan đằm thắm đến hoa cũng phải ''ghen'',dáng người xinh tươi đến mức liễu cũng phải ''hờn''.Bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp cách dùng điển cố ''nghiêng nước nghiêng thành '' đã làm hiện lên trước mắt người đọc một thiếu nữ nhan sắc lộng lẫy kiêu sa,yêu kiều ,quyến rũ làm mê đắm lòng người.
Nguyễn Du đã''tuyệt đối hóa'' nhan sắc Kiều nhưng để con người chấp nhận được sự toàn diện của nàng ,ông đã mềm hóa nhân vật khi đưa ra nhận xét ''Sắc đành đòi một tài đành họa hai''.Nói tài thua sắc không có nghĩa là tài thường bởi kiều là một cô gái đa tài:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm ''
Trong cái tài của Kiều tác giả tập trung nhấn mạnh tài đàn ca,soạn nhạc.Một câu thơ đủ các tài cầm ,kì,thi,họa,ca ngâm nhưng riêng tài đàn lại tách thành 4 câu,câu nào trong số đó cũng là bậc kì tài.Khi thì thuần thục,lúc thì nổi bật ,một tài năng trời phú nhất là với cung ''Bạc mệnh'' cuốn hút long người.
Với nhan sắc và phẩm hạnh như vậy đáng ra họ phải được hưởng hạnh phúc nhưng chớ trêu thay bất hanh lại rơi vào họ.Thúy Kiều phải chịu bao nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:gia đình li tán,tình duyên tan vỡ,thân mình bị coi rẻ................Cuộc đời nàng bị vùi dập,chà đạp ,thân phận như cánh hoa trôi vô định giữa dòng nước không biết sẽ vào tay ai hay bị sóng dữ dập vùi.Từ một thiếu nữ với vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa,nàng trở thành món hàng để bọn buôn thịt bán người cò kè ngã giá:
''Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vang ngoài bốn trăm''
Rồi Kiều bị làm nhục,rơi vào lầu xanh.Một cô gái trinh trắng đức hạnh đã phải trở thành món đồ cho khách làng chơi.Cuộc đời nàng như Nguyển Du đã tổng kết:''Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần''.
Ở lầu xanh,Kiều đã được Thúc Sinh-một khách làng chơi cứu ra khỏi cuộc đời đầy ngang trái,đắng cay.hết chịu cảnh''chồng chung'' với Hoạn thư, cảnh lẽ mọn gây cho Kiều bao đau đớn.Tuy vậy,cuộc đời nàng cũng có lúc thăng hoa khi gặp Từ Hải.Từ Hải lấy Kiều,giúp nàng trả ân những người đã giúp đỡ nàng và trừng trị kẻ gian ác.Nhưng rồi nàng lại bị Hồ Tôn Hiến lừa ,kiều phải chịu cảnh góa phụ.mọi bất hạnh ,khổ đau của người phụ nữ Kiều đã từng trải qua.Rồi cuối cùng khi chắp lại duyên xưa với Kim Trọng thì cũng thành nghĩa vợ chồng.Nguyễn Du đã không thể giấu nổi tình cảm đau đớn xót xa của mình:
''Đau đớn thay phận đàn bà
Rằng lời bạc mệnh cũng là lời chung''.
Qua ''Tryện Kiều'' của nguyễn du ta càng cảm thấy thương xót cho những người phụ nữ dẹp người đẹp nết,tài hoa nhưng bạc mệnh.Mỗi con người khi được hưởng cuộc sống ngày hôm nay càng phải trân trọng những giá trị đích thực mà mình đang có...........................
 
P

pc1511

Qua việc tìm hiểu cốt truyện và các đoạn trích trong SGK ngữ văn 9, tập I, em hãy phân tích nhân vật Thuý Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.

Kiệt tác truyền Kiều của đại thi hào Ng.Du có 2 giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo (nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX - cuối Lê đầu Nguyễn), là tiếng nói của thương cảm trước số phận (thời đại) bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lý, khát vọng tình yêu hạnh phúc...

Tiếng nói nhân đạo ấy toát lên từ hình tượng nhân vật Thuý Kiều trong truyện Thuý Kiều. Thuý Kiều là hiện thân của nổi đau và bất hạnh. Nàng là một người con gái tài sắc, giàu tình cảm nhưng bị xã hội phong kiến vùi dập, đoạ đày.
Nhân vật Thuý Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây. Đời Kiều là một tấm gương oan khổ. Số phận Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ. Tuy nhiên hai bi kịch lớn nhất ở Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp nhân phẩm.

Tình yêu Kim Trọng- Thuý Kiều là một tình yêu lí tưởng với “Người quốc sắc,kẻ thiên tài”, nhưng cuối cùng “giữa đường đứt gánh tương tư”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn được-tuy “màn đoàn viên” có hậu về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”.Hạnh phúc nàng toan được nắm trong tay thì cuộc đời cướp mất.

Kiều là người luôn có ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng lại bị chà đạp về nhân phẩm. Nàng trở thành “món hàng” để kẻ buôn người họ Mã “cò kè bớt một thêm hai”. Rồi nàng phải thất thân với những kẻ như Mã Giám Sinh, phải “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”- Nổi đau nhất của cuộc đời Kiều chính là: “Thân lươn bao quản lần đầu- chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Có nổi đau nào lớn hơn khi con người trọng nhân phẩm, luôn có ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải tuyên bố từ bỏ nhân phẩm?

Đời Kiều không phải chỉ là một tấm bi kịch, mà là những chuổi dài những bi kịch nối tiếp nhau, mỗi lần nàng cố cất đầu ra khỏi bùn nhơ là một lần bị dúi xuống, bị đạp xuống sâu thêm một tầng nữa.

Thuý Kiều là hiện thân của một vẻ đẹp nhan sắc, tài hoa. Sắc và tài của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Thể hiện vẻ đẹp, tài năng của Kiều Ng.Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn học cổ có phần lí tưởng hoá để trân trọng một vẽ đẹp. “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành-sắc đành đồi một tài đành hoạ hai”.

Tâm hồn đẹp đẽ của người con gái họ Vương thể hiện ở tấm lòng vị tha, nhân hậu. Nàng hi sinh tình yêu để cứu gia đình, cha mẹ. Khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới cha mẹ với những tình cảm chân thực. Nàng tưởng tượng bóng dáng tội nghiệp “Tựa cửa hôm mai” của người sinh dưỡng Nàng. Kiều day dứt không nguôi vì một nổi là không được chăm sóc cha mẹ già: “Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ”. Thuý Kiều là người chí tình chí nghĩa “Ơn ai một chút chẳng quên”. Khi có điều kiện, nàng đã trả ơn, hậu tạ những người cưu mang mình, nhưng nàng vẫn thấy công ơn đó không gì có thể đền đáp nổi “Nghìn vàng gọi chút lễ thường-mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân”.

Thuý Kiều là hiện thân của nổi khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống.
Khát vọng tình yêu tự do đậm màu sắc lãng mạn được thể hiện qua mối quan hệ Thuý Kiều- Kim Trọng. Mới gặp chàng Kim lần đầu, hai bên chưa tiện nói với nhau một lời, mà mối tình không lời ấy đã như một chén rượu nồng, khiến người ta choáng váng đê mê:
“Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê...”
Yêu nhau nàng chủ động xây dựng tương lai với người yêu. Gót chân nàng thoăn thoắt đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” Thật là nhiệt thành cho một mối tình đầu trong trắng. Ng.Du đã dành tất cả tài năng và tâm huyết để viết lên một bản tình ca say đắm có một khong hai trong lịch sử văn học Việt Nam.

Mối tình Kim-Kiều vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến bằng tình yêu tự do , chủ động của hai người. Khác với nhiều người phụ nữ xưa phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ, Kiều chủ động đến với tình yêu theo tiếng gọi của trái tim. Kiều táo bạo, chủ động nhưng đồng thời cũng là người thuỷ chung nhất trong tình yêu.
Khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống đã đưa Kiều trở thành đại diện cho con người bị áp bức vùng lên làm chủ số phận của mình trong tư thế chiến tháng, tư thế chính nghĩa:
“Nàng rằng: Lồng lộng trời cao
Hại nhân nhân hại sự nào tại ta”.

Ở đây, Thuý Kiều đẫ gặp gở bao nhiêu người phụ nữ bị áp bức khác vùng lên đòi quyền sống, đòi lẽ công bằng, trừng trị kẻ ác. “Cái thế giằng co giữa sự sống và sự chết ở trong Tấm Cám, Thạch Sanh, trong nhiều truyện nôm khuyết danh khác cũng như trong truyện Kiều, về căn bản nào có khác gì nhau, chỉ khác... Một bên nhiều khi con người mượn yếu tố thần linh phụ trợ, một bên đã vươn tới tư tưởng trị nhân dân và con người quyết định theo công lí của mình”- (Cao Huy Đỉnh)
Với nhân vật Thuý Kiều Ng.Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa rất mực yêu thương rất mực đề cao con người, đề cao những khát vọng chân chính của con người- đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, tàn bạo và lễ giáo phong kiến
 
K

kenzy_ly_98

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, là nhà thơ xuất sắc Việt Nam cuối thế kỉ thứ 18 đầu thế kỉ thứ 19. Thuý Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đây là tác phẩm có giá trị rất lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật . Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" được trích ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, trong Truyện Kiều . Đoạn trích đã tập trung miêu tả người bằng nghệ thuật đặc sắc và thành công nhất của tác giả.

Bút pháp tả người của Nguyễn Du trước hết là bút pháp ước lệ tượng trưng thường gặp trong thơ cổ điển. Tả về chị em Thuý Kiều tác giả bắt đầu từ cái chung:

“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Nga
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”


Đầu tiên tác giả giới thiệu gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng Thuý Kiều là chị Thuý Vân là em cả hai đều là những cô gái đẹp “Tố Nga” tác giả sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ tượng trưng “mai cốt cách tuyết tinh thần” để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều họ mang vóc dáng thanh cao mảnh dẻ yểu diệu mềm mại như cây mai suy nghĩ tinh cảm tâm hồn trắng trong như tuyết cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại một vẻ . Tiếp đó tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân bằng các hình ảnh chọn lọc từ ngữ tiêu biểu :

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoang trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Câu thơ mở đầu giới thiệu khái quát đuợc nhân vật bằng 4 chữ “trang trọng khác vời" , nói lên vẻ đẹp cao sang quí phái của Thuý Vân .Vẫn bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với những hình ảnh quen thuộc nhưng tả Vân tác giả có nhiều hướng tả cụ thể trong thủ pháp liệt kê cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật riêng đối tượng miêu tả “đầy đặn nở nang đoan trang”, sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hoá
“khuôn trăng nét ngài hoa cuời ngọc thốt mây thua tuyết nhường góp phần thể hiện vẻ đẹp phúc hậu quí phái của Thuý Vân . Khuôn mặt tròn trịa toả sáng đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cuời tươi như hoa, giọng nói trong trẻo toát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, da trắng mịn hơn tuyết, tính cách nghiêm trang đứng đắn .

Qua đó, Thuý Vân hiện lên là cô gái đoan trang phúc hậu. Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Thuý Vân tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh “mây thua tuyết nhường” , nên nàng sẽ có một cuộc đời bình lặng suôn sẻ hạnh phúc .

Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều. Nếu Thuý Vân được giới thiệu qua 4 câu với vẻ đẹp cộng phẩm chất thì Thuý Kiều được miêu tả qua 12 câu. Đây là nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật nhân vật chính của tác giả :

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nết xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một mai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”


Cũng như lúc tả Vân, câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật. Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình ảnh ước lệ ẩn dụ “làn thu thuỷ nét xuân sơn”(nước mùa thu, núi mùa xuân). Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Điều đáng chú ý là khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt, bởi đôi mắt thể hiện phần hình ảnh của tâm hồn và trí tuệ. “Làn thu thuỷ” gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; “nét xuân sơn”gợi lên đôi lông mày thanh tú, mềm mại, tươi non trên gương mặt trẻ trung. Bằng hình ảnh nhân hoá “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, tác giả làm nổi bật dung nhan của Kiều đằm thắm khiến hoa phải ghen, dáng trẻ trung đầy sức sống khiến liễu phải hờn. Nàng có vẻ đẹp làm say đắm, chinh phục lòng người qua điển tích điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”. Nàng quả là một trang tuyệt thế giai nhân nhưng nàng không chỉ đẹp mà còn rất đa tài:

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên trương
Một thiên bạc mệnh lại càng lão nhân”


Nàng thông minh bẩm sinh, có tài làm thơ vẽ “pha nghề ca hát đủ mùi”, tài đàn “ăn đứt”, âm luật giỏi đến mức “làu bậc”, còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh”- chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sắc đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc tài và tình.

Chân dung Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận vẻ đẹp của nàng làm cho tạo hoá phải ghen ghét vẻ đẹp của nàng “hoa ghen liễu hờn” nên số phận của nàng sẽ éo le đau khổ.

Bốn câu thơ cuối Nguyễn Du giới thiệu về cuộc sống của chị em Thuý Kiều “tuy là khách hồng quần” đẹp thế lại “phong lưu rất mực”, đã tới tuần kập kê nhưng cả hai vẫn sông một cuộc đời êm đềm trong khuôn phép gia giáo:

“Êm đềm trướng dủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”


Đoạn thơ có âm điệu nhẹ nhàng tạo nên một cuộc sống yên vui êm ấm của những thiếu nữ phòng khuê.

Đoạn trích Chị em Thuý Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất đẹp nhất trong Thuý Kiều, ngôn ngữ thơ tinh luyện giàu cảm xúc, nét vẽ hàm súc gợi cảm, sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hoá để dựng lên bức chân dung hai chị em Thuý Kiều. Đáng quí là bức chân dung tuyệt vời ấy lại được dựng lên bằng tình yêu thương trân trọng đối với con người của tác giả. Đọc đoạn trích ta cảm nhận được vẻ đẹp tài sắc của Thuý Kiều và thấy mình cần phải tích cực tu dưỡng rèn luyện để trở thành con người toàn diện, có ích cho đất nước ngày mai.
 
T

trangnhung_99

đoạn này có được k
cho mk ý kiến nhé


Kiều có tâm hồn trong sáng và trái tim đa cảm: khi đi du xuân cùng em, gặp mộ Đạm Tiên, người phụ nữ xấu số không quen biết, Kiều đã tỏ lòng thương cảm, Kiều luôn luôn hiểu và cảm nhận được nỗi đau khổ của người khác và tìm cách giải quyết.
Kiều là người con hiếu thảo: khi gia đình mắc oan Kiều đã hi sinh bản thân mình, hi sinh hạnh phúc của cá nhân mình để cứu cha, cứu em và chữ hiếu của Kiều đặt cao hơn tất cả và được thể hiện bằng hành động.
Trong suốt quãng đời lưu lạc, lúc nào Kiều cũng sống trong băn khoăn day dứt vì không làm tròn trách nhiệm của người con đối với cha mẹ. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều cũng không nguôi nhớ về cha mẹ.
Kiều có một trái tim chung thuỷ, ý thức vị tha. Tác giả đã ca ngợi tình yêu Kim - Kiều hồn nhiên, trong sáng và táo bạo, Kiều đã chủ động đến với Kim Trọng. Thái độ chủ động ấy ta ít gặp trong xã hội phong kiến, Kiều đã chống lại quan điểm của xã hội phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Tình yêu rất đẹp bởi bắt nguồn từ hai trái tim, rất chung thuỷ nhưng cũng rất biết hi sinh.
Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều luôn nghĩ tới Kim Trọng, băn khoăn day dứt vì mình không mang đến hạnh phúc cho người mình yêu, mối tình Kim - Kiều chính là biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc của con người.
 
Top Bottom