Đồng chí còn là cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau,những người lính họ hiẻu nhau đến từng nỗi niềm sâu xa,thầm kín của đồng đội mình "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/Gian nhà không mặc kệ gió lung lay".Từ "mặc kệ" trong câu thơ đã thể hiện sâu sắc chiều sâu trong tâm hồn người lính,mang dáng dấp của một bậc trượng phu vì nghĩa lớn dứt áo ra đi bỏ lại sau lưng quê hương với bộn bề công việc cùng nỗi nhớ của mẹ già,vợ trẻ,đứa con thơ,nhưng không đằng sau hành động tưởng chừng như dứt khoát ấy là biết bao những bịn dịn,vấn vương.Gác bỏ tình riêng vì nghĩa lớn,họ quyết chí lên đường nhưng vẫn nặng lòng với quê hương làng xóm,có lẽ vì vậy mà hình ảnh "giếng nước gốc đa" như làm sống lại trong lòng người lính cái bóng dáng quê nhà thân thương để rồi tình yêu và nỗi nhớ quê da diết cùng trỗi dậy tiếp thêm sức mạnh để người chiến sĩ tiếp tục chiến đấu.Đó phải chăng chỉ là tình cảm của người lính nơi chiến hào gửi về hậu phương hay đó còn là tình cảm của quê hương,của những người ở lại gửi ra tiền tuyến?Bước chân vào cuộc chiến đấu,họ đã phải đối mặt với bao chông gai thử thách,khó khăn gian khổ,ai đi lính chẳng từng ít nhất một lần bị cơn sốt rét rừng hành hạ, dày vò tàn phá cơ thể "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi",câu thơ như nhắc lại một kỉ niệm của người lính nơi chiến hào,chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh người lính Tây Tiến với cơn sốt rét đến xanh da,trụi tóc"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá giữ oai hùm".Những người lính ,họ không những phải vật lộn chiến thắng bệnh tật mà họ còn phải đối mặt với sự thiếu thốn về quân trang quân dụng "áo anh rách vai",quần tôi lại có "vài mảnh vá","chân không giày" hay trong "Nhớ" của Hồng Nguyên ta lại bắt gặp hình ảnh người lính đang "Lột sắt đường tàu/Rèn thêm đao kiếm/Áo vải chân không/Đi lùng giặc đánh",có thế ta mới thấm thía nỗi gian lao vất vả của người lính.Trong khó khăn gian khổ họ vẫn nở nụ"cười"của niềm lạc quan,yêu đời,chính cuộc sống khó khăn thiếu thốn ấy đã làm ngời sáng lên vẻ đẹp phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ.Trong cái lạnh của rừng đêm,hai người lính trận mạc chẳng có gì cả,họ chỉ có đôi bàn tay "nắm lấy bàn tay",trong cử chỉ thân thương ấy ẩn chứa bao xúc động nghẹn ngào không nói lên lời của người lính, họ truyền cho nhau sức mạnh của niềm tin,nghị lực để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Và dường như hơi ấm từ đôi bàn tay ấy như lan tỏa rồi làm ấm dần cả bài thơ.Có thể nói,bằng những câu thơ miêu tả chân thực, nhà thơ Chính Hữu đã phản ánh sự khốc liệt cùng bao gian nan thử thách của chiến tranh,đồng thời cũng cho ta thấy được chất thơ trong những gì bình dị,đời thường nhất mà nổi bật lên đó là biểu hiện của tình đồng chí , đồng đội thiêng liêng và cao cả