[văn 9] cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng

  • Thread starter tjeudongta
  • Ngày gửi
  • Replies 93
  • Views 382,125

C

chienpro_9x

bệnh thành tích

Trước hết phải hiểu thế nào là bệnh thành tích
Thành tích là kết quả là mồ hôi nước mắt đạt được...Là những thành quả tốt đẹp đạt được nhờ vào lao động sáng tạo, vào tài năng thực sự. Nhưng bệnh thành tích là chạy theo thành tích ảo, kết quả giả.

* Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này
Xuất phát từ tâm lí hám danh hám lợi
Dẫn chứng:
- Việc thầy giám thị dũng cảm ở Hà Tây tố cáo việc coi thi tốt nghiệp phổ thông không nghiêm túc đã bị nhân dân ác cảm, bị học sinh ném đá vào đầu. Dĩ nhiên đó chỉ là những hòn đá ném dấu tay nhưng để lại một nỗi buồn vô hạn cho những người đứng lên phản đối bệnh thành tích trong giáo dục.
- Vì ham cái tiếng " xuất sắc ", "hoàn thành trước thời hạn '' biết bao công trình vừa xây xong đã phải phá đi vì ko đủ chất lượng như sân vận động việt trì phú thọ.
- Việc thi tốt nghiệp các cấp tốn rất nhiều tiền hơn thế nữa thể chế thi hết sức nghiêm túc nhưng thật sự thì sao? Có bao nhiêu học sinh thật sự đủ khả năng vượt cấp thực sự hàng năm khi mà điều mà các trường quan tâm là tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao. Các trường thi bát nháo, học sinh làm bài kiểu gì mà trường thi trắng những tờ tài liệu.
....
~~> Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.

* Tác hại của căn bệnh này
- Kinh tế ,giáo dục đất nước đi xuống
- Và đó còn là những vấn đề về văn hóa truyền thống, đạo đức và tương lai của dân tộc

* Cách khắc phục
- Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiếm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tỉnh chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên
~~> Cần thay đổi cách giảng dạy
- Các giáo trình, giáo án khuôn mẫu vấn tiếp tục tồn tai. Học sinh, Sinh viên chỉ biết học mà không biết hỏi. Việc học hành chủ yếu dựa trên sao chép, không có không gian cho tư duy, suy luận
- Hơn nữa, hàng rào thi cứ quá nhiều và tập trung càng làm nặng thêm tinh than học tủ, học rập khuôn, sao chép của học sinh. Cánh cửa vào Đại học lại quá hẹp, một phải cạnh tranh với hàng trăm, khiến cho không thể không xảy ra tiêu cực và làm cho bệnh thành tích càng phát triển.
 
C

chienpro_9x

nha giao vn

Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quảng đời đi học?

Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.

“Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bụt giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mất tinh túy và thơm ngọt nhất.

Từ khi còn là những cô cầu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chử đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:

“Bên trang vở chúng em

Miệt mài ghi chăm chú

Bao khó nhọc dưới đèn”

Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được. Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh. Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.

Trên bụt giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hung đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.

Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy! Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh. Thầy sẳn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khac vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.

Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thưc quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.

Xin ngàn lần tri ân đến thầy cô – nhưng người kỹ sư tâm hồn vĩ đại:

“Con đò mộc – mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông!”
 
C

chienpro_9x

Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng, những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, ký ức về những con người anh hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới, nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này.

Bằng cảm hứng lãng mạn, kết hợp với khuynh hướng sử thi, văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ anh hùng. Họ là những “Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Chiến công của họ đẹp và phi thường như huyền thoại.

Có hai tác phẩm được coi là tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca người chiến sĩ anh hùng của văn học thời kỳ này, đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm là một bức tranh đẹp về hình tượng người chiến sĩ điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, rút từ tập thơ “Vầng trăng, quầng lửa” là một bài thơ độc đáo trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện ngay trong tên gọi của bài thơ. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt.

Khai thác đề tài chiến tranh, tác giả không chỉ tô đậm tính chất ác liệt, tàn khốc nhằm làm nổi bật sự phi thường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn, cách cảm khá mới lạ và thú vị. Từ trong sự tàn khốc ấy, chất thơ vẫn cứ tuôn trào !
Câu thơ mở đầu như một lời tự sự xen lẫn miêu tả:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Nó có tác dụng vừa lý giải sự bất thường của hình ảnh chiếc xe độc đáo “không có kính” vừa tô đậm sự ác liệt của chiến trường “bom giật, bom rung...” Đây là hình ảnh vừa lạ vừa chân thực. Lạ là vì trong thơ, người ta thường chọn những sự vật hoàn thiện, hoàn mỹ để miêu tả nhằm tạo thiện cảm với người cảm nhận nó. Với những chiếc xe cũng vậy! Phải sang trọng, bóng loáng chứ sao lại trần trụi, méo mó, biến dạng thế này !

Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước

Nhưng đấy là sự thật. Không phải một chiếc như thế mà tác giả nhìn thấy cả một tiểu đội xe như thế! Bởi vì thời điểm mà bài thơ ra đời có thể nói là ác liệt nhất trong thập niên 60 của thế kỷ XX.

Đường Trường Sơn - nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam - những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ lái xe. Làm chủ những phương tiện ấy, người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường:

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Vẻ đẹp kiêu hùng được toát ra từ tư thế ngồi “ung dung” đến cái nhìn “nhìn thẳng”. Các từ láy “ung dung” cùng với nhịp thơ nhanh, đều, dứt khoát 2/2/2 diễn tả vẻ đẹp khoan thai, thản nhiên, tự tin của người chiến sĩ. Điệp từ “nhìn” gợi lên sự nối tiếp liên tục của những hình ảnh chiến trường như một đoạn phim đang quay chậm:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái

Các thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động. Tưởng rằng làm chủ những chiếc xe không kính, người chiến sĩ chỉ thấy những khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng không! Nó đã làm tăng những cảm giác mới mẻ mà chỉ có người chiến sĩ khi ngồi trên những chiếc xe như thế mới cảm nhận được một cách rõ ràng, mãnh liệt... Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim” tạo ấn tượng độc đáo. Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Chất thơ cùng với vẻ đẹp lãng mạn toát lên từ đó. Nhưng có thể nói đẹp nhất là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng:

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Vẻ đẹp được toát lên từ lời thơ giản dị, giàu “chất lính”, hình ảnh thơ mộc mạc. Điệp ngữ “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức, chủ động chấp nhận gian khổ. Một giọng thơ tự tin, ngang tàng. Một tiếng cười “ha ha” hồn nhiên. Tất cả đã toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe.

Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Có thể nói rằng, khai thác chất liệu nghệ thuật của đời sống chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã rất thành công trong việc khắc họa người chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng những hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, gân guốc, mộc mạc vừa lãng mạn nên thơ.

“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

“Trái tim” ở đây chính là trái tim chứa chan tình yêu Tổ quốc đã giúp người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường. Vẻ đẹp hào hùng của họ tỏa sáng cả bài thơ; đủ làm sống lại trong lòng chúng ta một thời oanh liệt của anh bộ đội cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cùng với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp người chiến sĩ, nhưng khác với nhà thơ Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những ngôi sao xa xôi” đã đi tìm và khai thác vẻ đẹp ấy qua hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong.

Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những nữ thanh niên xung phong - những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp người nữ chiến sĩ qua miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và tinh tế.

Nổi bật trong truyện là ba gương mặt đẹp của tổ trinh sát mặt đường. Họ có những nét tính cách chung của người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn thời chống Mỹ nhưng ở mỗi nhân vật lại lấp lánh vẻ đẹp riêng. Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối đoàn kết, yêu thương, gan dạ và dũng cảm.

Họ đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang âm ỉ xa dần, thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh còn nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ...”. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, dù chỉ có ba người (lại là ba phụ nữ); họ phân công nhau phá bằng hết những quả bom chưa nổ mà không cần đến sự trợ giúp của đơn vị “như mọi lần chúng tôi sẽ giải quyết hết”.

Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống họ là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống.

Nếu như nhân vật Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ước (Nho ước mơ trở thành công nhân nhà máy điện và trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy) thì nhân vật chị Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” nhưng trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy).

Còn Phương Định, nhân vật chính của truyện là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. Là con gái Thủ đô, cô thường sống với kỷ niệm quê hương. Nơi ấy có một thời học sinh trong trắng, hồn nhiên, vô tư. Nơi ấy có mẹ, có căn gác nhỏ của cô... Những kỷ niệm yêu dấu ấy là liều thuốc tinh thần quý giá động viên cô, tiếp thêm sức mạnh để cô sống đẹp và chiến đấu anh dũng nơi tuyến lửa.

Ở chiến trường, Phương Định luôn dành cho đồng đội tình yêu thương thắm thiết. Cô yêu quý đồng đội trong “tổ trinh sát mặt đường” của cô và cảm phục các anh bộ đội “những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Trong mắt cô, đó là những “người đẹp nhất, thông minh nhất”. Phương Định rất nhạy cảm. Cô biết mình có “cái nhìn sao mà xa xăm” như lời các anh lái xe nhận xét nhưng cô lại không biểu lộ tình cảm và thích kín đáo giữa đám đông. Cô thích nhạc và mê ca hát. Thậm chí tự đặt lời theo một điệu nhạc nào đó và hát để thấy mình rất buồn cười v.v... Thế nhưng với Phương Định, sự nhạy cảm về tâm hồn có lẽ được biểu hiện tinh tế nhất ở chỗ, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ vụt qua trên cao điểm, cũng đủ đánh thức trong cô những ký ức về quê hương, gia đình, khơi dậy trong cô khát khao sum họp đến cháy bỏng.

Một cô gái Hà Nội chính gốc, lãng mạn và mơ mộng như thế, nhưng trong chiến đấu lại dũng cảm, gan dạ đến tuyệt vời. Một mình phá bom trên đồi “quang cảnh vắng lặng đến dễ sợ” nhưng tinh thần cô không hề nao núng. Đáng lẽ cô phải “đi khom” nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn thấy, nên cô “cứ đàng hoàng mà bước tới”.

Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào, nhưng cô vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.

“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Những cảm giác tinh tế ấy không chỉ là sự nhạy cảm mà còn là kinh nghiệm của sau bao nhiêu lần phá bom ở tuyến lửa và chỉ những người nữ thanh niên xung phong dạn dày như Phương Định, Nho, chị Thao mới có được !

Với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một thế giới nội tâm rất phong phú nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng vô cùng trong sáng và cao thượng của những nữ thanh niên xung phong.

Vẻ đẹp của những “cô gái mở đường” Trường Sơn cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong các tác phẩm văn học chống Mỹ nói chung và trong các tác phẩm của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê nói riêng đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý chí, tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 
C

chienpro_9x

Hôm thứ bảy tuần rồi , cả nhà em đi xem ca nhạc . Trong buổi biểu diễn đó có một vở kịch hài rất vui . Các nghệ sĩ nào cũng có tài chọc cười . Tuy nhiên có một nghệ sĩ hài đã làm cho em ôm bụng cười đến chảy nước mắt . Đó là danh hài Tấn Beo
Danh hài Tấn Beo không làm cho người ta cười vì cái thể hình mập mạp, hay gầy nhom như những nghệ sĩ khác . Anh có một vóc dáng cũng khá cân đối . Chỉ có điều tóc anh cắt ngắn , nhưng cũng không ra vẻ gì là một con người đạo mạo . Nó chỉ làm nổi bật cái đầu anh thêm tròn trịa và hai gò má nhô lên phúng phính . Đôi mắt anh hay nheo . hoặc lim dim như người ngủ ngày , lại thêm chiếc mũi to và cái miệng rộng cũng đủ cho khán giả chúm chím cười . Với giọng nói dân dã người miền Nam và giả hơi đớt , trông gương mặt anh rất ngây ngô và khờ khạo .
Nghệ sĩ Tấn Beo diễn xuất rất nhập vai , nhất là trong vai diễn người dân quê chất phác trong vở kịch này . Từ cách ăn mặc , lời nói , cử chỉ xem ra rất thật thà và hiền lành . Những động tác từ tay chân cho đến thể hiện gương mặt , luôn ăn khớp và nhịp nhàng với những lời thoại vui nhộn , tạo cho người xem những nụ cười rất sảng khoái , không bị gượng ép . Có lúc anh cũng hát , cũng ngâm thơ với cái miệng trề trề khiến ai cũng thấy mắc cười . Dù đoạn cuối anh khóc rất là đau khổ , nhưng cũng chẳng ai bùi ngùi mà vẫn chúm chím cười .
Em rất mến nghễ sĩ Tấn Beo vì tài chọc cười anh rất có duyên . Em mong cho anh càng có nhiều vở kịch , những chương trình hài hay để em đón xem và được những giây phút thư giản thú vị .
 
C

chienpro_9x

em đã học lớp Năm

Năm nay , em đã học lớp Năm . Vì vậy ở dưới mái trường tiểu học thân thương này , em đã trải qua học nhiều thầy cô . Tuy nhiên hầu hết các thầy cô vẫn còn dạy ở trường . Chỉ có cô Tâm là về hưu , cũng là người thầy đã để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp nhất .
Năm em học cô Tâm năm lớp Ba thì cô đã ngoài tuổi năm mươi . Với vóc người tầm thước , tóc uôn ngắn , nước da trắng giúp cho cô trẻ hơn so với số tuổi . Vầng trán cô rộng , cao với khoảng 30 năm trong nghề , tất cả đã toát lên trên gương mặt vẻ đạo mạo của một người trí thức .Đôi mắt cô hiền từ rất phù hợp với giọng nói nhỏ nhẹ , từ tốn . Mỗi khi cô cười , nụ cười thật thân thiện và để lộ hai hàm răng trắng muốt , đều đặn . Tuy cô vẫn mặc áo dài đến trường như bao cô giáo khác nhưng trông giản dị qua những màu sắc sẫm hơn .
Trong lớp , cô giảng bài thật dễ hiểu . Nếu có bạn nào chưa thông , cô không bao giờ to tiếng rầy la , chê bai mà còn khuyến khích cứ nêu lên những điều không hiểu để nghe cô giảng lại . Đối với học sinh yếu , cô còn dành thời gian hướng dẫn thêm , đễ tất cả học trò mình ai cũng tiến bộ . Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn , cô đặc biệt lưu tâm và tìm cách giúp đỡ . Có lần em nằm viện cả tuần , thật là cảm động khi cô vào bệnh viện thăm . Cô đã để nhiều tâm sức vào mọi hoạt động của lớp , của đội . Mỗi khi lớp chúng em được tuyên dương , được khen thưởng , cô biểu hiện niềm vui bằng nụ cười thật tươi .Gương mặt cô đôn hậu , tính tình cô hiền lành nên rất được lòng đồng nghiệp , phụ huynh học sinh . Cô còn tận tình đến nhà phụ huynh để trao dổi nhằm cùng nhau sửa chữa những thiếu sót trong học hành của đứa trẻ . Vì vậy cha mẹ học sinh rất yêu mến và tin tưởng cô . Chúng em xem cô như người mẹ thứ hai bởi đức tính của cô luôn khoan dung và độ lượng .
Mặc dù không còn gặp cô ở trường nữa nhưng trong lòng em vẫn còn đó sự kính mến , vẫn còn nhớ da diết những kỉ niệm trong thời gian cô dìu dắt . Bây giờ , cô Tâm về đâu , ở đâu ? Em tin rồi một ngày nào đó , em sẽ tìm gặp lại cô : một người thầy đã cho em nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc nhất trong thời thơ ấu .
 
C

chienpro_9x

chú của tôi

Ở khu dân cư , tôi chú ý đến một người đàn ông trung niên . Chú vừa là một tổ trưởng dân phố , vừa là một người tốt bụng , luôn sống hài hòa với mọi người trong gia đình và láng giềng . Đó là chú Thiện.
Chú Thiện khoảng chừng 40 tuổi , dáng người cao to và khỏe khoắn . Chú ăn mặc giản dị nhưng sạch sẽ . Nước da chú ngâm ngâm đen , cơ bắp rắn chắc bởi cái nghề thợ hồ dầm mưa dãi nắng . Cộng thêm bản tính siêng năng , biết lo làm ăn , chú đã trở thành một người thợ giỏi , có uy tín với đồng nghiệp và khách hàng . Tóc chú hớt ngắn toát lên vẻ đứng đắn , mẫu mực . So với những người lao động chân tay khác thường hay rượu chè be bét vào xế chiều , người đàn ông biết thương vợ thương con này luôn về nhà với bữa cơm gia đình . Chẳng những người đàn ông trụ cột trong gia đình chu toàn các khoản tiền nong sinh sống mà chú còn giúp người vợ nhiều việc nhà . Tuy trình độ văn hóa không cao nhưng hàng đêm chú vẫn nhín nhút thời giờ để theo giỏi việc học hành của cậu con trai đang học lớp Bốn . Đúng là một mái ấm gia đình hạnh phúc !
Đối với bà con chòm xóm , chú Thiện cố gắng sống chan hòa bằng những lời nói điềm đạm , bằng những nụ cười thân thiện , thậm chí nếu có thể nhường nhịn . Ánh mắt chú hiền từ biểu hiên cho một tấm lòng khoan dung và độ lượng .Tuy chẳng phải là nhà giàu có nhưng người thợ hồ tốt bũng này thường hay đóng góp giúp đỡ cho người nghèo . Không bao giờ tôi thấy chú vắng mặt khi gia đình trong xóm xảy ra hữu sự . Chính vì thế mà chú rất được lòng mọi người . Tổ dân phố xóm tôi đã bầu chú làm tổ trưởng mấy năm qua . Chú rất sốt sắng , hoạt bát trong công việc chung nên tập thể tổ đã nhiều lần được chính quyền địa phương khen thưởng .
Ngày nay , xã hội chúng ta rất quý trọng “ Người tốt việc tốt “ . Theo tôi , chú Thiện là một mẫu người xứng đáng được đứng trong hàng ngũ đó . Dù chú chỉ là một người lao động trong cuộc sống đời thường nhưng ở chú có rất nhiều điều tốt đẹp mà tôi cần học hỏi …
 
C

chienpro_9x

chú tự long dẹp trai

Cứ mỗi sáng thứ 7 em lại được xem chương trình gặp nhau cuối tuần. Trong đó em yêu
thích nhất là chú Tự Long. Với dáng người nhỏ nhắn chú diễn thật là hay và ấn tượng.

Chú Tự Long có khuôn mặt tròn tròn và nổi bật nhất trên khuôn mặt chú đó chính là nụ cười tươi tắn, dễ gần. Chú có cặp mắt đen tròn, khuôn mặt chú lúc nào cũng tươi tỉnh, hiền hòa với mọi người khiến mọi người ai cũng yêu quí. Miệng chú lúc nào cũng dành nụ cười cho mọi người nên ai cũng cảm thấy gần gũi, có lẽ vì thế chú sinh ra để diễn hài. chú diễn hài rất thành công, chắc là nhờ ánh mắt nhân hậu và khả năng nói tài tình. Dáng người chú không to nhưng trông chú vẫn khỏe khoắn. Chân tay khéo léo, nào là múa hát tăng lên vẻ sinh động cho vở hài. Hình ảnh chú trên màn ảnh nhỏ thật là khó có thể nào quên.

Em mong sau này cũng là một nghệ sĩ hài tài như chú Tự Long vậy, chú sẽ mãi là thần tượng của em
Hieu
 
C

chienpro_9x

can benh hiv/aids

HIV /AIDS là 1 trong những tệ nạn nguy hiểm cho xã hội.
Nguyên nhân dấn vào con đường "nàng tiên nâu":Sự quá đà trong lối sống ->đem đến những hậu quả khó lường với bạn trẻ. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà họ có tâm lý "thử cho biết " ,thử để "lấy cảm giác", và nhiều khi họ tìm đến ma túy để có được khoái cảm. Nhiều khi chỉ vì thiếu lập trường,đua đòi cho bằng bạn bằng bè mà họ bất chấp nhắm mắt dấn thân vào con đường chết .

Đi vào con đường HIV nhiều khi không phải do tự bản thân mà còn do tác động bên ngoài
của bạn bè,GĐ.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn dắt một người đến tình trạng nghiện thuốc, cũng như có nhiều yếu tố bảo vệ giúp cho một người khó bị Ma Túy tấn công. Một thiếu niên bình thường sẽ
chịu tác động của 4 lĩnh vực: quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, môi trường học đường và môi trường cộng đồng, nhưng gia đình là cơ sở chính cho thiếu niên sinh sống, lớn lên và phát triển
tâm lý xã hội, chính gia đình là nơi chứa đựng những yếu tố bảo vệ cũng như nguy cơ nhiều hơn cả.
Một số yếu tố nguy cơ hình thành sớm từ trong gia đình như:
1. Gia đình hỗn loạn, cãi cọ, gia đình kém kỷ cương, đặc biệt là gia đình có cha mẹ nghiện hay
bệnh tâm thần;
2. Cha mẹ bất lực trong giáo dục, nhất là với những trẻ có tính khí bất thường hoặc khó dậy dỗ;
3. Các thành viên trong gia đình thiếu sự liên kết hoặc kém nuôi dưỡng.
4. Cha mẹ ly thân hay quá bận rộn, sự săn sóc và quan tâm đến con cái chưa đủ, ảnh hưởng trên
con cái chưa đúng mức
Một số yếu tố nguy cơ khác có nguồn gốc từ những hoạt động tương tác của trẻ với xã hội
như trường học, bạn bè, cộng đồng như:
1. Có thái độ rụt rè nhút nhát quá, hoặc có thái độ hung hăng quá trong lớp học;
2. Thất bại trong học tập;
3. Khó hòa mình trong tập thể;
4. Nhập bọn với bạn xấu hoặc thích chơi với bạn vô đạo đức;
5. Ngầm đồng tình với những hành vi xấu, như việc sử dụng thuốc trong trường lớp, trong nhóm bạn bè, trong cộng đồng;
6. Kỷ luật trường ốc có sơ hở với những học sinh bất hảo;
7. Môi trường dễ kiếm thuốc.
Nếu không kể đến nguy cơ ban đầu trên, thì giai đoạn có nguy cơ lớn nhất đầu tiên là khi trẻ rời khỏi nơi an toàn của em (gia đình) để đến trường học. Khi học xong tiểu học và lên trung học sơ cấp, các em bước đầu đã có kinh nghiệm về những thách thức xã hội, chẳng hạn làm sao để thích hợp với tập thể, với những loại bạn bè khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau. Chính trong giai đoạn này, cá tính và nhân cách từng bước hình thành, mà nếu gia đình phó thác cho các em tự phát "như một bông hoa tự nở", thì giai đoạn thiếu niên sớm này các em thường chạm trán với lần sử dụng thuốc lá, cần sa hay Ma Túy đầu tiên trong đời.
Khi em bước lên trung học cao cấp, bắt đầu chuẩn bị cho tương lai, chàng (hay nàng) tuổi trẻ phải đối mặt với những thách đố xã hội, tâm lý và giáo dục. Hoặc chàng ham chơi tìm cảm giác lạ, hoặc chàng/nàng đầu hàng những thách đố trên, chàng / nàng có thể sử dụng thuốc lá, rượu, hay những loại thuốc tác động tâm trí khác. Vai trò của gia đình vào thời điểm này có thể không mạnh như trước đây, nhưng vai trò của đoàn thể, xã hội vẫn còn giá trị của nó.
Khi thanh niên bước vào đại học, lập gia đình hay đến sở làm, chàng vẫn luôn luôn phải đối phó với những cạm bẫy và nguy cơ của môi trường dành cho người trưởng thành, những thú vui ăn chơi, lạm dụng tình dục, sử dụng Ma Túy, nhậu nhẹt hàng ngày sau giờ tan sở... nếu như gia đình, đoàn thể không còn ảnh hưởng được đến chàng.

Những nguy cơ sử dụng thuốc gây nghiện không chỉ giới hạn ở tuổi trẻ, thanh niên, trung niên, mà còn xảy ra đối với tuổi già. Bởi người già thường đau đớn mãn tính nhiều nơi trong cơ thể, các cụ thường hay sử dụng thuốc có nguy cơ gây nghiện cao như thuốc ngủ, an thần hay chống đau. Thêm nữa, tuổi già dễ bị nghiện cũng như tuổi trẻ. Các cụ hay buồn, giận hờn vì lệ thuộc con cái, tâm trạng thất vọng, cô đơn vì rất nhiều lý do nhân sinh kèm theo suy giảm mắt, tai,sức sống, các cụ dễ nghiện rượu và thuốc an thần. Khác với tuổi trẻ, tình trạng nghiện của các cụ hay bị bỏ sót, vì những tính nết bất thường, những hành vi quái lạ, những trục trặc cơ thể thường bị đổ thừa cho tuổi tác hay bệnh tật.

Trong tình trạng của chúng ta hiện nay, những yếu tố nguy cơ rất nhiều cho mọi lứa tuổi,mà những yếu tố bảo vệ chưa phát huy được tác dụng tối đa vì chưa phối hợp chặt chẽ các biện pháp đa dạng trên nhiều lĩnh vực cá nhân-gia đình-đoàn thể / xã hội. Đối với những người đã từng sa ngã chúng ta cũng ko nên có hành động ruồng bỏ ,xa lánh .Tích cực giúp họ hòa nhập cộng đồng cũng là 1 cách góp phần ngăn chặn ,đẩy lùi nạn HIV/AIDS
 
C

chienpro_9x

1. Vài nét về hình tượng người lính trong thơ ca Việt nam.
+ Dân tộc Việt Nam - một dân tộc luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược. Lịch sử 4000 năm của dân tộc, về cơ bản là lịch sử chiến tranh vệ quốc. Vì vậy, hình tượng người lính luôn là hình tượng trung tâm trong đời sống xã hội cũng như trong văn học nghệ thuật.
+ Hình tượng người lính đã từng xuất hiện trong ca dao, cổ tích, trong văn học Trung đại ( thơ văn Nguyễn Trãi, trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
+Từ sau Cách mạng Tháng Tám, hình tượng người lính đã trở thành hình tượng trung tâm của văn học cách mạng.
2. Hoàn cảnh ra đời và cảm hứng sáng tạo bài thơ Tây Tiến
- Bài thơ Tây Tiến ra đời năm 1948, sau một thời gian, Quang Dũng xa Tây Tiến...vì vậy cảm xúc bao trùm trong bài thơ là cảm xúc hoài niệm. Đây là điểm khác biệt so với hoàn cảnh ra đời của các bài thơ viết về người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp như: Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên...
- Cảm hứng bao trùm của bài thơ là nỗi nhớ: nhớ thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ kỳ vĩ và thơ mộng; nhớ về tình quân dân ấm áp và bao trùm lên cả là nỗi nhớ về những đồng đội, những người đã cùng Quang Dũng trải qua những ngày tháng gian khổ ở Tây Tiến .
- Khắc hoạ hình tượng người lính, Quang Dũng không nhằm khắc hoạ, thể hiện một con người cụ thể, riêng biệt, mà tạo dựng hình ảnh người lính Tây Tiến được hun đúc từ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ của muôn ngàn người lính nơi miền Tây. Với Quang Dũng, người lính Tây Tiến trở thành niềm kiêu hãnh. Quang Dũng như tìm thấy bóng dáng của mình trong chân dung của đồng đội.
3. Những nét mới trong cách cảm nhận và khắc hoạ hình tượng người lính của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến.
a. Nét mới trong cách cảm nhận về vẻ đẹp người lính:
+ Vẻ đẹp hào hoa
- Nếu người lính trong Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Hồng Nguyên)Cá nước (Tố Hữu) mang dáng dấp của những người nông dân ra trận, chất phác, hồn nhiên , ra đi từ mái tranh gốc rạ, bến nước cây đa ..., thì người lính của binh đoàn Tây Tiến hầu hết là các chàng trai Hà thành thuở ấy. Họ là những thanh niên trí thức mang trong mình sự sôi nổi, lãng mạn và một bầu nhiệt huyết đối với quê hương đất nước. Họ khao khát được khẳng định mình trong môi trường khốc liệt của chiến tranh (thực chất đây là một sự ý thức sâu sắc về mình...).
- Sự khác biệt ấy còn xuất phát từ chất tâm hồn của chính Quang Dũng. Cái chơi vơi, thăm thẳm, xa khơi, oai linh thác gầm thét, dữ oai hùm,... của cảnh và người trong Tây Tiến cũng là những giai điệu, những sắc màu của thế giới tâm hồn Quang Dũng. Chính vì thế, nhà thơ đặc biệt đồng điệu đồng cảm với chất lính Tây Tiến hào hoa, phóng khoáng, nên thơ.
+Vẻ đẹp giản dị mà kiêu hùng
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt - có bóng dáng của các tráng sĩ xưa - coi cái chết nhẹ nhàng, thanh thản:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất…
nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên một cách chân thực, gần gũi trong nét hồn nhiên , tinh nghịch (Người lính trong Đồng chí của Chính Hữu không có dáng dấp tráng sĩ mà gần với Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc ). Họ là những người chiến sĩ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bước vào cuộc chiến khốc liệt với tư thế ngang tàng, bất chấp hiện thực nghiệt ngã: "Heo hút cồn mây súng ngửi trời"... "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc - Quân xanh màu lá dữ oai hùm"; "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Nhưng điều làm nên sức mạnh thực sự của người lính Tây Tiến là nguồn lực tinh thần. Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước mà biểu hiện cụ thể trong bài thơ là tình yêu với thiên nhiên miền Tây, với núi rừng, làng bản. Tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ: "nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói - Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa - Kìa em xiêm áo tự bao giờ"....
- Viết về người lính trong những năm thăng kháng chiến gian khổ, Quang Dũng không né tránh sự mất mát, đau thương. Vẻ đẹp của người lính không tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh của những người lính đã được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương, nhưng không bi luỵ. Cái chết đồng hành với mỗi bước chân trên con đường chiến trận. Người lính có thể gục xuống, ngã xuống vì bom đạn vì sốt rét, vì đói khổ, nhưng đó không phải là sự gục ngã: Trong cái bi (nỗi đau mất mát, chiến tranh tàn khốc) vẫn tiềm tàng một sức mạnh bất khuất: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời"...; "Rải rác biên cương mồ viễn xứ - Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh - áo bào thay chiếu anh về đất - Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
+Tâm hồn lạc quan, lãng mạn
- Tâm hồn lạc quan, lãng mạn vốn là phẩm chất tinh thần nổi bật của người lính. Nhiều tác giả đã viết về điều đó , song ở Tây Tiến, tâm hồn lạc quan, mơ mộng của những chàng trai Hà Nội không giống với cái hồn nhiên chân chất của những người lính xuất thân từ từ gốc rạ bờ tre, từ cây đa, giếng nước. ( Giếng nước gốc đa...Đằng nớ vợ chưa đằng nớ...Lũ chúng tôi...). Đã có một thời người ta phê phán câu thơ Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm- cho rằng Quang Dũng mộng mơ quá, nhưng suy cho cùng, điều đó lại rất cần thiết. Đặc biệt, đối với những người lính phải chiến đấu trong một hoàn cảnh khắc nghiệt , nếu không có niềm lạc quan, mộng mơ thì họ sẽ chết vì nỗi buồn trước khi chết vì bom đạn của kẻ thù (nhất lại là đối với những chàng trai Hà Nội...). Từng là một người lính nên Quang Dũng hiểu rõ điều đó.
-Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến được bộc lộ không phải chỉ ở dáng vẻ oai hùm, phóng túng, mà luôn thăng hoa trong chất tâm hồn, trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh. Cái nhìn của nhà thơ cũng là cái nhìn từ đôi mắt mộng mơ của người lính. Đôi mắt ấy đã cảm nhận được về đẹp đầy chất thơ của thiên nhiên, con người, cuộc sống miền Tây Tổ quốc: "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy - Có thấy hồn lau nẻo bến bờ - Có nhớ dáng người trên độc mộc - Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa". Cũng từ cái nhìn ấy, thế giới của cái đẹp, của thi ca, nhạc hoạ, của tình yêu và tình người luôn hiện hữu, bất chấp thực tại đầy gian nan, khắc nghiệt, bất chấp cái chết luôn đồng hành: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa - Kìa em xiêm áo tự bao giờ - Khèn lên man điệu nàng e ấp - Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"; "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".... Cũng bằng cảm quan đầy chất lãng mạn, lí tưởng hoá, sự hi sinh của những người lính vô danh đã được biểu hiện bằng hình tượng thơ mang vẻ đẹp thiêng liêng, kì vĩ: "Áo bào thay chiếu anh về đất -Sông Mã gầm lên khúc độc hành".
b. Nét mới trong cách thể hiện:
Đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến:
-Đặt người lính trong một nền không gian có thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, khắc nghiệt mà mỹ lệ .
- Sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập (hiện thực khốc liệt dữ dội... > < những phẩm chất tinh thần của người lính...): Chất lãng mạn và chất anh hùng trong hình tượng người lính không tách rời, không mâu thuẫn với nhau mà thẩm thấu, hoà nhập làm một để tạo nên vẻ đẹp vừa lí tưởng, vừa hiện thực của hình tượng thơ.
- Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình ( không chỉ bằng hình ảnh mà còn bằng cả thanh điệu)
 
C

chienpro_9x

em của tôi

TẢ EM BÉ Ở TUỔI TẬP ĐI VÀ TẬP NÓI .
Ở cạnh nhà em có bé Hải con của thím Ba . Bé khoảng mười tháng tuổi , đang cố nói bập bẹ và tập đi .
Gương mặt bé Hải bầu bĩnh , tay chân bụ bẫm . Thím Ba bận việc nhà nên thường đặt nó vào trong cũi với nhiều món đồ chơi . Nhưng lúc nào nó cũng giẩy nẩy không chịu ở yên trong khoảng không gian hạn hẹp như thế . Bé luôn gào lên , khóc sướt mướt đòi ra ngoài . Nó muốn bò lung tung để phá phách thỏa thích . Khóc một lúc rồi cũng nín ! Bé đành trở lại với mấy món đồ chơi , chụp lấy được thứ gì cũng đưa vào miệng gặm . Chơi một hồi rồi cũng chán , Khi gặp cha của bé , nó híc híc mũi , miệng mếu máo tủi thân , không ngớt bập bẹ tiếng" Pa ... pa ..." , trông thật dễ thương và tội nghiệp .
Khi rãnh rỗi , tiết trời mát mẻ , thím Ba đưa bé Hải ra sân để tập đi . Lúc đầu , bé còn rụt rè bước đi lẫm chẫm và chao đảo . Được thím Ba động viên và có cả em vỗ tay cổ vũ , bé phấn khích với gương mặt hớn hở , cười để lộ ra hai chiếc răng mới nhú . Bé rất muốn chứng tỏ mình , nhưng những bước hấp tấp làm nó xiểng liểng . Đôi khi , thím Ba đón chụp không kịp cậu con trai cưng , bé té nhào khóc điếng . Nhưng khi được khen bé sắp đi được , bé cố nén đau , thút thít đứng dậy đi vùng vẫy thoát khỏi tay thím Ba để đi tiếp . Lần này thì nó đi một đoạn xa . Thím Ba và em vỗ tay đen đét . Bé cười toét . Những lần đi không ngã , đươc nghe mọi người khen , bé cười toe toét , đầy vẻ hả hê .
Em rất yêu mến bé Hải . Em cũng thường bồng bế cháu đi chơi hoặc đúa với nó . Em mong cho bé chóng lớn , mau biết nói , biết đi , nhất là càng nghe được nhiều tiếng nói đỏ đẻ dễ thương .

TẢ MỘT CA SĨ ĐANG BIỂU DIỄN
Mẹ em rất mê cải lương , ca bản vọng cổ . Cha em thì lại khoái hài kịch . Trong khi em lại chỉ thích ca nhạc mà thôi . Thế nhưng thứ bảy tuần rồi , cả nhà cùng đi xem ca nhạc , bởi ai cũng muốn gặp tận mặt một ca sĩ nổi tiếng hiện nay . Đó là ca sĩ Cẩm Ly .
Đêm hôm ấy , buổi trình diễn văn nghệ qua được nửa giờ , bổng dưng tiếng vỗ tay vang dội , bởi người dẫn chương trình giới thiệu đến phần trình diễn của danh ca Cẩm Ly . Cô bước ra sân khấu với chiếc áo dài màu tím nhạt . Chiếc cổ áo hơi cao vừa kín đáo vừa duyên dáng , tạo cho gương mặt trắng hồng của cô thêm hiền hậu . Tóc cô đen mượt và xõa dài , có hai nhánh tóc buông về phía trước , trông thật trẻ trung . Mắt cô đen láy . Hai hàm răng trắng muốt và đều đặn giữa hai bờ môi đỏ như lúc nào cũng nhẹ cười . Tất cả đã thật sự chinh phục được lòng ái mộ của khán giả .
Ca sĩ Cẩm Ly khoan thai cầm lấy chiếc mi-rô và khẽ cúi đầu chào . Bài hát cô trình bày là một bài hát quen thuộc : “ Cây cầu dừa “ . Cô có một giọng ca thật đặc biệt : khi thì thánh thót , khi thì nhẹ và ngọt , mang âm hưởng dân ca đậm đà . Giọng ca của cô thật cuốn hút và truyền cảm , gợi nhớ về những con đường quê , những chiếc cầu dừa mộc mạc của miền thôn dã êm đềm . Những động tác biểu diễn của cô thật uyển chuyển . Điệu bộ cô cũng luôn thay đổi :tay cô có lúc vươn dài ra , có lúc cả hai tay ấp vào ngực. Nét mặt khi thì rạng rỡ , khi thì buồn buồn như ăn nhịp với từng lời bài hát . Dứt bài ca , hòa trong tiếng vỗ tay rền vang , còn có tiếng hét ầm ĩ yêu cầu cô hát tiếp …
Em rất thích giọng hát ngọt ngào của ca sĩ Cẩm Ly . Biết rằng muốn làm ca sĩ phải có chất giọng tốt và năng khiếu âm nhạc , nhưng em vẫn ao ước mình khi lớn lên được thành một ca sĩ nổi tiếng như cô .
 
C

chienpro_9x

Phân tích nỗi quan hoài của Nguyễn Minh Châu thông qua tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu từng nói " tôi không tưởng tượng nỗi một nhà văn mà lại không mang nặng trong lòng mình tình yêu thương cuộc sống và nhất là yêu thương con người.Tình yêu của người nghệ sĩ là niềm hân hoan say mê,vừa là nỗi đau đớn khắc khoải,một nỗi quan hoài thường trực về số phận,hạnh phúc của những người xung quanh "
 
C

chienpro_9x

Suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa triết lí nhân linh, trong 2 lời thoại : Hồn Trương Ba trong cuộc trò

I. Mở bài
- Trong cuôc trò chuyện của Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nới tác giả gửi gắm quan niệm về hạnh phúc , về lẽ sống và cái chết.
- Hai lời thoại của Hồn Trương Ba có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang màu sắc triết lí nhân sinh
sâu sắc.
II. Thân bài
1. Ý nghĩa triết lí của hai lời thoại.
a. Lời thoại 1:
- Khẳng định con người là 1 thể thống nhất có sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.
- Vì không thể có một tâm hồn thanh cao trong 1 thân xác phàm tục tội lỗi.
- Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của than xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác. Không thể tự an ủi vỗ về mình bằng vẽ đẹp siêu hình của tâm hồn.
b. Lời thoại 2:
- Sống thật sự cho ra con người không phải dễ dàng đơn giản chút nào. Khi sống nhờ giả, sống chấp và không được sống cuộc sống của chính mình thì sự sống đó là vô nghĩa.
- Sự vênh lệch giữa tâm hồn và thể xác chính là bi kịch của cuộc đời của 1 con người.
2. Ý nghĩa đó có ảnh hưởng như thế nào đến thực tại
- Trong cuộc sống thực tại con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ biết hưởng thụ vì thế mà trở thành phàm phu thô thiển (Vì thoả mãn nhu cầu ham
muốn của bản than mà con người xa vào các tệ nạn như: cờ bạc, rượu chè, có hành vi phạm pháp.
- Có người lấy cớ tâm hồn là cao quý đời sống tinh thần là đáng quý trọng mà chẳng chăm lo đến
đời sống vật chất, như thế thì không thể có hạnh phúc toàn vẹn mà đó là biểu hiện của sự lười
biếng.
- Cả 2 lối sống trên đều cực đoan đáng phê phán
- Tình trạng co người sống giả không giám và không được sống bằng cuộc sống chính mình. Đó là nguyên nhân đẩy con người đến chổ tha hoá bởi vòng danh lợi.
3. Thái độ và hành động của bản thân.
- Đối với XH: phê phán lên án những lối sống cực đoan hoặc quá coi trọng vật chất, hoặc lười biếng không tưởng, phải đấu tranh chống lại lối sống giả tạo lừa đảo, những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống.
- Đối với bản thân: luôn đấu tranh với chính bản thân của mình để khắc phục những hạn chế tự hoàn thiện nhân cách của mình.
III. Kết bài
- Được sống đúng mình, sống toàn vẹn với những giá trị vốn có của mình mới thực sự đáng quý.
- Sự sống thực sự có ý nghĩa khi con người sống tự nhiên hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.
- Con người phải tự đấu tranh để hoàn thiện nhân cách và giá trị tinh thần cao quý.
 
C

chienpro_9x

" Muốn sang phải bắc cầu kiều, mưốn con hay chữ phải yêu lấy thầy" từ rất lâu rồi ông cha ta đã biết tầm quan trọng của người thầy, người mà đưa đường dẫn lối đưa chúng ta tới gần bến bờ hạnh phúc, đến sát cánh cửa tương lai. Nhưng k chỉ nhờ sự tận tình giúp đỡ của thầy mà ai cũng đến được với thành công, đó cũng do một phần là nhờ sự vươn lên của chính bản thân mình, cũng như " thầy giáo dắt ta đến cửa đạt được sử học là tùy thuộc của mỗi người"
đúng vậy, thầy cô chỉ là người tập cho chúng ta những bước đi đầu tiên, còn nỗ lực chúng ta thể hiện ở chỗ chúng ta có thường xuyên luyện tập, có nâng cao từ những bước đi chập chững đến đi vững, bước dài hơn,sau đó chạy thật nhanh vươn thật xa. sự thành công sau này sẽ chứng minh sự cố gắng ở mỗi người
 
C

chienpro_9x

Không có nghề gì hèn cả chỉ có những kẻ hèn thôi

Truyền thống xa xưa của ông bà ta đều có những người dân lao đọng chất phác thật thà.Họ không quản những công việc vất vả,dù bất cứ nghề gì họ cũng không xem thường nó,bởi họ tin rằng:"Không có nghề nào hèn cả chỉ có những kẻ hèn thôi".
Thật vậy,dù làm nghề nào thì người lao động cũng nhất quyết làm công việc đó cho thật tốt.Ta vẫn thường nghe nói:"Lao động là vinh quang",đúng vậy nếu là một con người lao động siêng năng thì đối với họ công việc hay đúng hơn là nghề nào cũng vậy,vì nghề nào họ cũng làm bằng chính sức lao động của chính mình.Dù như thế nào,công việc có ra sao họ không nghĩ nghề đó hèn chút nào.Nếu họ đã sống thì họ sẽ lao động chỉ có những kẻ lười biếng thì mới xem nghề vất vả hay những công việc tầm thường như lao công,tạp vụ..v.v.là hèn.Nhưng theo tôi nghĩ những nghề đó không hèn chút nào,vì họ cũng làm bằng chính bàn tay của mình.Họ luôn vui vẻ làm nghề đó mà không hề cảm thấy xấu hổ,vì làm bằng sức lực của chính mình thì đó là một niềm vui mà họ luôn cảm nhận được.Và chính niềm vui đó họ học được từ chính cái nghề của họ đã học được trong cuộc sống để họ mưu sinh thường ngày.
Nhưng bên cạnh đó có những kẻ xem thường nghề nghiệp,họ thấy công việc vất vả hay kiếm được đồng tiền chẳng là bao thi họ khinh thường nó nhưng họ đau biết rằng chính những công việc bình thường như thế lại đem lại niềm vui cho biết bao người.Thạt vậy chỉ có những kẻ hèn mới xem nghề là hèn,chính những kẻ như thế chỉ biết dựa dẫm vào người khác không làm việc trên đôi bàn tay của mình hay lợi dụng sức lao đọng của người khác làm lợi cho mình thì mới đúng là kẻ hèn
Tuy nhiên câu ngạn ngữ"Không có nghề nào hèn cả,chỉ những hẻ hèn thôi"cũng có khuyết điểm của nó.Xã hội ngày càng phát triển thì con người ngay càng "tiến bộ"hơn.Có những người lợi dụng khuyết điểm của người khác như: dễ tin,khi buồn dễ hư hỏng nên những con người này đã làm những hành vi trái pháp luật,trái đạo đức con người như:buôn ma túy,tuyên truyên những tệ nạn xã hội.v.v..Đó là mặt trái của cuộc sống,mặt trái của đạo làm người vì thế mới có hiện tượng người hèn tạo ra nghề hèn là lẽ như thế.
Cái gì cũng có mặt trái của nó bên cạnh cái xấu thì cũng có những caí tốt cho tốt cho nên chúng ta không thể nhìn một hướng được vì thế câu nói trên cũng không hoàn toàn đúng hết.
 
C

chienpro_9x

Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quảng đời đi học?

Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.

“Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bụt giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mất tinh túy và thơm ngọt nhất.

Từ khi còn là những cô cầu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chử đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:

“Bên trang vở chúng em

Miệt mài ghi chăm chú

Bao khó nhọc dưới đèn”

Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được. Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh. Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.

Trên bụt giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hung đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.

Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy! Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh. Thầy sẳn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khac vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.

Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thưc quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.

Xin ngàn lần tri ân đến thầy cô – nhưng người kỹ sư tâm hồn vĩ đại:

“Con đò mộc – mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông!”
 
C

chienpro_9x

Trên đường phố ngày nay, ta thường bắt gặp những tà áo dài thướt tha, tinh khôi của những nữ sinh xen lẫn vào đó là những đồng phục trẻ trung, năng động tạo nên khung cảnh đẹp mắt
trong những dịp tựu trường. Có nhiều ý kiến khác nhau là nên mặc áo dài truyền thống hay đồng phục hiện đại, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về vấn đề này.
Áo dài truyền thống là sắc phục của dân tộc ta, là quốc hồn , quốc túy của đất nước Việt Nam . Áo dài không chỉ đơn giản là trang phục để mặc mà còn là biểu tượng văn hóa, thể hiện bản
sắc dân tộc, gắn liền với bao thăng trầm lịch sử. Trải qua nhiều biến đổi cách tân, đến ngày nay áo dài vẫn giữ được nét đẹp vốn có của nó, đi vào lòng những người con quê hương và được bạn bè
năm châu biết đến. Đồng phục hiện đại là các lọai váy hay quần kết hợp với áo sơ mi trẻ trung, giúp cho các bạn học sinh cảm thấy thỏai mái nhưng cũng không kém phần lịch sự, gọn gàng.
Khác với kimono của Nhật hay hanbok của Hàn Quốc, áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, lọai trang phục này không giới hạn mặc ở một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi
lúc, mọi nơi, dùng làm trang phục công sở hay đi học, đi chơi. Chiếc áo dài, đặc biệt là áo dài nữ sinh có một nét đẹp duyên dáng mà không lọai trang phục nào có dược. Áo dài làm cho nữ sinh thêm dịu dàng, thướt tha, gợi nên cảm xúc xao xuyến khó tả cho những ai tình cờ bắt gặp. Hình ảnh nữ sinh Việt Nam trong trang phục áo dài đã đem đến cho các nhà thơ, nhà văn nguồn cảm hứng vô tận, như trong bài “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa:
“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em bận áo lụa Hà Đông”
Hay trong bài “Tương tư” có khổ :
“Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thồi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay.”
Tà áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt Nam nói chung và nữ sinh nói riêng một nét đẹp đăc trưng mà những người con xa quê hương luôn khắc trong tâm tưởng, luôn khát khao một lần bắt gặp, để lại cho những nữ sinh trung học một thời để nhớ,để thương. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng áo dài truyền thống không còn phù hợp với nữ sinh ngày nay.”Tại sao nữ sinh đi học lại phải
bận áo dài ?”, đó là câu hỏi của hầu hết các bạn gái đã hoặc đang vào ngưỡng phổ thông. Với những bạn có vóc dáng thon thả thì rất thích hợp với áo dài, còn với những bạn có vóc dáng béo
tròn thì mặc áo dài quả là cực hình. Trong những ngày mưa,đường lầy lội sẽ làm bẩn hết áo dài và màu trắng sẽ bị dây bẩn. Ngoài ra,mặc áo dài nữ sinh khó có thể vận động, chạy nhảy thỏai mái và trong những tháng nóng nực thì áo dài càng làm nóng bức và dẫn đến mệt mỏi.
Ở nước ngòai , đặc biệt là những nước tiên tiến, phát triển trên thế giới, trang phục đi học là tự do. Các học sinh, sinh viên chỉ cần mặc quần áo gọn gang, sạch sẽ, lịch sự là được. Tuy thỏai mái về ăn mặc nhưng nền giáo dục của họ rất tiên tiến, họ không quan tâm đến bề ngòai mà chỉ
quan tâm đến chất lượng học tập. Từ xưa đến nay, áo dài là một nét truyền thống văn hóa của
người Vịệt Nam . Người ta luôn mặc nó trong những ngày lễ hội, Tết nhưng việc mặc áo dài vào trường học chưa được xem xét kĩ. Có thực trạng rằng các bạn nữ sinh thường cột lên hay xăng lên
đề dễ vận động, có bạn vì nóng bức cởi cả nút áo, nếu vậy còn đâu là áo dài truyền thống ?
Hơn nữa, không phải gia đình nào cũng có điều kiện may cho con em mình vài bộ áo dài để mặc, trong khi đó giá một bộ đồng phục lại rẻ hơn nhiều, phụ huynh cũng không phải
tốn công đi mua vải, tìm thợ may cho con em mình một bộ vừa ý.
Việc mặc đồng phục khi đến trường là một quy định bắt buộc đối với nhiều trường phổ thông hiện nay và không thể phủ nhận rằng những tà áo dài trắng chỉnh tề đã làm nên một nét đẹp
thể hiện sự quy cũ, tính kỉ luật và trang nghiêm trong mái trường chúng ta. Nếu việc mặc đồng phục khi đến trường được coi như một nội quy bắt buộc thì đã có sự đa dạng trong mẫu mã và
kiểu dáng của bộ đồng phục học sinh. Như trước kia, hễ nghĩ đến bộ đồng phục học sinh, chúng ta thường nghĩ đến quần xanh , áo trắng dàng chon am, áo dài trắng dành cho nữ thì mẫu đồng phục
sau nhiều năm trở nên đa dạng. Trước đây khi thực hiện, mặc đồng phục có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau, song giờ đây việc mặc dồng phục đã tạo nên phong trào giữa các trường phổ thông,
tạo nên nét đẹp mới cho mái trường Việt Nam .
Những bộ váy ca rô xếp nếp kết hợp với áo sơ mi trắng, những chiếc quần tây kết hợp cùng cà vạt đồng màu đem lại sự thỏai mái cho người mặc. Những bộ đồng phục này đã được cách tân
và tiện dụng hơn rất nhiều, chúng mát hơn, thấm hút mồ hôi nhanh hơn, người mặc dễ vận động,
góp phần không nhỏ vào việc giúp các bạn học tốt hơn, năng động và sang tạo hơn, lứa tuổi mới lớn sẽ hổn nhiên hơn, không còn bị gò bó trong tà áo dài cổ kính.
Tuy nhiên, bộ đồng phục hiện đại cũng làm mất đi vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha vốn có của nữ sinh. Mai sau, khi rời xa mái trường, cũng không có gì động lại trong tâm trí, không còn hình
ảnh đáng nhớ về một thời cắp sách tới trường.
Tốt hơn là nên kết hợp cả trang phục truyền thống và hiện đại. Nhiều trường phổ thông đã áp dụng mặc áo dài vào ngày đầu tuần và đồng phục cho những ngày còn lại. Biện pháp đó là hiệu
quả nhất vì vừa giữ được nét đẹp truyền thống mà các bạn nữ sinh chỉ phải mặc áo dài vào thứ hai, nên sẽ cảm thấy thỏai mái hơn, đem đến hiệu quả học tập cao hơn. Cho dù là áo dài truyền
thống hay đồng phục hiện đại thì nữ sinh cũng nên giữ phẩm chất của mình, luôn trong sáng, dịu dàng hồn nhiên và chấp hành tốt nội quy nhà trường.
Áo dài truyền thống và đồng phục hiện đại nên giao hòa với nhau tạo nên nét đẹp đáng yêu cho nữ sinh, vừa tôn lên nét đẹp truyền thống vừa tạo nên nét đẹp mới cho mái trường Việt Nam .
 
C

chienpro_9x

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thế bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là thanh niên. Bởi thanh niên là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ Quốc Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của mình trong xã hội, những người thanh niên cần xác định một cách đúng đắn lý tưởng sống của mình. Vậy lý tưởng sống của thanh niên trong thế kỉ 21 được hiểu như thế nào ?
Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là một lý tưởng sống. Và nhất là thanh niên hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lý tưởng đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên chúng ta được đặt ra câu hỏi: sống như thế nào để có ích cho xã hội? Thanh niên là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế mục tiêu sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại.
Thế nào là sống có lý tưởng cao đẹp ? Sống có lý tưởng cao đẹp là sống có mục đích, sống có ích sao cho xứng đáng là một công dân Việt Nam. Mỗi người đều có mục tiêu lý tưởng của mình, nhưng để thực hiên mục đích con người cần phải có ý chí, kiên định, có tinh thần vững tin đi về phía trước. Chúng ta cần nghĩ rằng mục đích của cuộc sống chỉ xuất phát từ quan điểm, nhìn nhận mà không biết rằng mục đích sống còn khởi nguồn từ trong chính thực tế và yêu cầu của cuộc sống. Khi xác định được mục đích đó chúng ta nên phấn đấu nỗ lực để thực hiện tốt.
Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tại trên cuộc đời vì lý do gì không ? Và sứ mạng của cuộc đời bạn là gì ? Đây hẳn là băn khoăn của không ít bạn trẻ thời nay. Nhiều người cho rằng sống quá bận rộn, làm gì có thời gian đặt vấn đề niềm tin hay lý tưởng sống. Cũng có bạn cho rằng cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đến đó, buông thả, vô tư. Nhưng sống là phải có lý tưởng! Sống cho ta, cho những người thân, vì mọi người, vì đất nước của chính mình, lý tưởng dẫn dắt ta trên bước đường đời, cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách. Nó như ngọn lửa trong tim luôn rừng rực cháy.
Vậy thì tại sao ta phải sống có lý tưởng cao đẹp? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “mục đích tầm thường thì không làm được gì vĩ đại”. Hãy tưởng tượng mà xem: một thanh niên sống không mục đích, không có định hướng, học tập chỉ do ba mẹ gượng ép; chàng ta chẳng hề ham thích những lựa chọn ấy và cũng chẳng hề thích học những môn học ấy; rồi cậu ấy rớt đại học, thất nghiệp … không có tiền cậu đâm ra vòi vĩnh bố mẹ … tiêu xài tiền, rồi đủ các thói hư tật xấu. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã kết thúc cuộc đời trên nhà tù sau bao năm ăn chơi. Đó là một ví dụ về một con người không có lý tưởng sống. Còn những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no, mặc ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, … Những người này vì lợi ích bản thân, họ dễ dàng làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta thường đọc thấy trên các báo hay ti-vi những tin liên quan tới ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là những nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giật, phạm tội … để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên học sinh ghiền chơi game đến mê mệt! Tất cả những người sống không mục đích và mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt. Chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết Enstein, Moza, Dacquyn … Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên đều vĩ đại và được lưu danh muôn thưở. Vậy, con người sống cần phải có lý tưởng cao đẹp!
Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn – dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập rèn luyện kĩ năng, sức khỏe tư tưởng nhằm thực hiện những mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều nãy sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng. Cuối cùng ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vận động những điều đã học vào thực tế.
Thế hệ trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liên ấy phải được thực hiện! Các bạn hãy cố lên!
“Không có việc gì khó- Chỉ sợ lòng không bền- Đào núi và lấp biển- Quyết chí ắt làm nên” (HCM)
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam. Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm vững lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi”. (Victor Frank).
Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời chiến. Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình - cái tuổi 20 đầy ước mơ ấy - cho Tổ quốc với lý tưởng thật cao đẹp và thánh thiện. Chúng ta cũng đã biết được phần nào điều đó qua hai cuốn nhật ký thời chiến của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và bác sĩ liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Họ đều ra đi ở độ tuổi còn rất trẻ. Họ biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng họ vẫn chọn cách sống này - 'cách sống không lắm chiều cạnh, phong phú, không tự do, nhiều vẻ nhưng lại trong sáng, thánh thiện đến kỳ lạ' - nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn.
Đây là những thanh niên của gần 40 năm trước, còn lớp thanh niên ngày nay thì sao? Vâng! Đấy chính là chúng ta. Các bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: nếu như lớp người đi trước đã quên mình cho thế hệ sau được độc lập, no ấm thì ngày nay, tuổi trẻ chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống đó. Và một điều quan trọng là bạn đừng xem đấy là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ - đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người sống có lý tưởng. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu. Thế thì sao chúng ta không học cách sống của họ? Không mở lòng ra để để cho đi mà không tính toán. Tôi đã rất tâm đắc với câu nói của G.Potixen (Anh): 'Chúng ta chán ngấy những niềm vui mà chúng ta nhận được nhưng chẳng bao giờ chán những niềm vui mà chúng ta cho đi'. Và giờ đây, tôi muốn rằng các bạn cũng sẽ lấy câu nói này làm phương châm sống cho riêng mình.
Thế thì sao chúng ta không học cách sống của họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn việc làm, lối sống của thanh niên. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ thanh niên ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đâu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay; không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng lý tưởng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận thức, một hoàn cảnh và một sứ mệnh riêng. Vì vậy “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ!” (Tổng bí thư Đỗ Mười).
Ngược lại với những phê phán, nhận xét về thái độ “bàng quang với thời cuộc”, thanh niên hiện nay đã khẳng định tiếng nói và lý tưởng sống của mình chính là phấn đấu tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (đường lối mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng lãnh đạo).
Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm riêng của mình về lý tưởng, cách sống nhưng nếu lý tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân thì chỉ là lối sống vị kỉ. Còn lý tưởng đó phù hợp với xu thế chung Đất nước, của dân tộc, của thời đại mới thực sự là 1 lý tưởng. Cũng giống như riêng và chung, lý tưởng riêng phong phú nhưng lý tưởng chung lại bao quát và sâu sắc hơn.
Bác Hồ đã dạy rằng “Thanh niên không một phút giây được quên lý tưởng của mình là phấn đấu cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và Chủ nghĩa Xã hội”. Cuộc sống đã thay đổi và lý tưởng đó trong mỗi thời đại cũng thay đổi ít nhiều. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn gặp, vẫn chứng kiến những người thanh niên sống không lý tưởng, không ước mơ nhất định. Họ không đặt ra mục tiêu cho lý tưởng bản thân, không xác định ước mơ cho chính mình và rồi họ không cố gắng hết sức vào học tập, phấn đấu vươn lên. Đến khi họ vấp ngã, khó khăn, họ chùn bước, bỏ cuộc vì không có mục tiêu để hướng đến, không có điểm tới xác định trong tương lai. Từ đó họ trở nên chán ghét bản thân, oán trách số phận, cuộc đời rồi dần sa vào những tệ nạn xã hội và tội ác mà không cách gì cứu vãn được, Đã có nhiều học sinh vì không có lý tưởng mà lao vào ăn chơi, không học hành, hàng ngày trốn học để chơi điện tử rồi lại ăn cắp tiền bố mẹ để bỏ vào những thú vui vô bổ. Nhưng đâu đã dừng lại ở đó, nó còn dẫn đến những tội ác khác như cướp của, giết người, … mà điều này có thể hủy hoại cả cuộc đời. Trong khi đó đang có những thanh niên đang tham gia góp phần xây dựng đất nước phát triển tiến bộ thì những thanh niên không lý tưởng đang trở thành rào cản xã hội, kiềm hãm sự phát triển.
 
C

chienpro_9x

lý tưởng cao đẹp

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thế bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là thanh niên. Bởi thanh niên là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ Quốc Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của mình trong xã hội, những người thanh niên cần xác định một cách đúng đắn lý tưởng sống của mình. Vậy lý tưởng sống của thanh niên trong thế kỉ 21 được hiểu như thế nào ?
Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là một lý tưởng sống. Và nhất là thanh niên hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lý tưởng đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên chúng ta được đặt ra câu hỏi: sống như thế nào để có ích cho xã hội? Thanh niên là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế mục tiêu sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại.
Thế nào là sống có lý tưởng cao đẹp ? Sống có lý tưởng cao đẹp là sống có mục đích, sống có ích sao cho xứng đáng là một công dân Việt Nam. Mỗi người đều có mục tiêu lý tưởng của mình, nhưng để thực hiên mục đích con người cần phải có ý chí, kiên định, có tinh thần vững tin đi về phía trước. Chúng ta cần nghĩ rằng mục đích của cuộc sống chỉ xuất phát từ quan điểm, nhìn nhận mà không biết rằng mục đích sống còn khởi nguồn từ trong chính thực tế và yêu cầu của cuộc sống. Khi xác định được mục đích đó chúng ta nên phấn đấu nỗ lực để thực hiện tốt.
Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tại trên cuộc đời vì lý do gì không ? Và sứ mạng của cuộc đời bạn là gì ? Đây hẳn là băn khoăn của không ít bạn trẻ thời nay. Nhiều người cho rằng sống quá bận rộn, làm gì có thời gian đặt vấn đề niềm tin hay lý tưởng sống. Cũng có bạn cho rằng cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đến đó, buông thả, vô tư. Nhưng sống là phải có lý tưởng! Sống cho ta, cho những người thân, vì mọi người, vì đất nước của chính mình, lý tưởng dẫn dắt ta trên bước đường đời, cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách. Nó như ngọn lửa trong tim luôn rừng rực cháy.
Vậy thì tại sao ta phải sống có lý tưởng cao đẹp? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “mục đích tầm thường thì không làm được gì vĩ đại”. Hãy tưởng tượng mà xem: một thanh niên sống không mục đích, không có định hướng, học tập chỉ do ba mẹ gượng ép; chàng ta chẳng hề ham thích những lựa chọn ấy và cũng chẳng hề thích học những môn học ấy; rồi cậu ấy rớt đại học, thất nghiệp … không có tiền cậu đâm ra vòi vĩnh bố mẹ … tiêu xài tiền, rồi đủ các thói hư tật xấu. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã kết thúc cuộc đời trên nhà tù sau bao năm ăn chơi. Đó là một ví dụ về một con người không có lý tưởng sống. Còn những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no, mặc ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, … Những người này vì lợi ích bản thân, họ dễ dàng làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta thường đọc thấy trên các báo hay ti-vi những tin liên quan tới ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là những nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giật, phạm tội … để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên học sinh ghiền chơi game đến mê mệt! Tất cả những người sống không mục đích và mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt. Chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết Enstein, Moza, Dacquyn … Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên đều vĩ đại và được lưu danh muôn thưở. Vậy, con người sống cần phải có lý tưởng cao đẹp!
Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn – dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập rèn luyện kĩ năng, sức khỏe tư tưởng nhằm thực hiện những mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều nãy sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng. Cuối cùng ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vận động những điều đã học vào thực tế.
Thế hệ trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liên ấy phải được thực hiện! Các bạn hãy cố lên!
“Không có việc gì khó- Chỉ sợ lòng không bền- Đào núi và lấp biển- Quyết chí ắt làm nên” (HCM)
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam. Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm vững lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi”. (Victor Frank).
Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời chiến. Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình - cái tuổi 20 đầy ước mơ ấy - cho Tổ quốc với lý tưởng thật cao đẹp và thánh thiện. Chúng ta cũng đã biết được phần nào điều đó qua hai cuốn nhật ký thời chiến của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và bác sĩ liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Họ đều ra đi ở độ tuổi còn rất trẻ. Họ biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng họ vẫn chọn cách sống này - 'cách sống không lắm chiều cạnh, phong phú, không tự do, nhiều vẻ nhưng lại trong sáng, thánh thiện đến kỳ lạ' - nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn.
Đây là những thanh niên của gần 40 năm trước, còn lớp thanh niên ngày nay thì sao? Vâng! Đấy chính là chúng ta. Các bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: nếu như lớp người đi trước đã quên mình cho thế hệ sau được độc lập, no ấm thì ngày nay, tuổi trẻ chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống đó. Và một điều quan trọng là bạn đừng xem đấy là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ - đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người sống có lý tưởng. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu. Thế thì sao chúng ta không học cách sống của họ? Không mở lòng ra để để cho đi mà không tính toán. Tôi đã rất tâm đắc với câu nói của G.Potixen (Anh): 'Chúng ta chán ngấy những niềm vui mà chúng ta nhận được nhưng chẳng bao giờ chán những niềm vui mà chúng ta cho đi'. Và giờ đây, tôi muốn rằng các bạn cũng sẽ lấy câu nói này làm phương châm sống cho riêng mình.
Thế thì sao chúng ta không học cách sống của họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn việc làm, lối sống của thanh niên. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ thanh niên ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đâu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay; không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng lý tưởng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận thức, một hoàn cảnh và một sứ mệnh riêng. Vì vậy “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ!” (Tổng bí thư Đỗ Mười).
Ngược lại với những phê phán, nhận xét về thái độ “bàng quang với thời cuộc”, thanh niên hiện nay đã khẳng định tiếng nói và lý tưởng sống của mình chính là phấn đấu tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (đường lối mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng lãnh đạo).
Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm riêng của mình về lý tưởng, cách sống nhưng nếu lý tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân thì chỉ là lối sống vị kỉ. Còn lý tưởng đó phù hợp với xu thế chung Đất nước, của dân tộc, của thời đại mới thực sự là 1 lý tưởng. Cũng giống như riêng và chung, lý tưởng riêng phong phú nhưng lý tưởng chung lại bao quát và sâu sắc hơn.
Bác Hồ đã dạy rằng “Thanh niên không một phút giây được quên lý tưởng của mình là phấn đấu cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và Chủ nghĩa Xã hội”. Cuộc sống đã thay đổi và lý tưởng đó trong mỗi thời đại cũng thay đổi ít nhiều. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn gặp, vẫn chứng kiến những người thanh niên sống không lý tưởng, không ước mơ nhất định. Họ không đặt ra mục tiêu cho lý tưởng bản thân, không xác định ước mơ cho chính mình và rồi họ không cố gắng hết sức vào học tập, phấn đấu vươn lên. Đến khi họ vấp ngã, khó khăn, họ chùn bước, bỏ cuộc vì không có mục tiêu để hướng đến, không có điểm tới xác định trong tương lai. Từ đó họ trở nên chán ghét bản thân, oán trách số phận, cuộc đời rồi dần sa vào những tệ nạn xã hội và tội ác mà không cách gì cứu vãn được, Đã có nhiều học sinh vì không có lý tưởng mà lao vào ăn chơi, không học hành, hàng ngày trốn học để chơi điện tử rồi lại ăn cắp tiền bố mẹ để bỏ vào những thú vui vô bổ. Nhưng đâu đã dừng lại ở đó, nó còn dẫn đến những tội ác khác như cướp của, giết người, … mà điều này có thể hủy hoại cả cuộc đời. Trong khi đó đang có những thanh niên đang tham gia góp phần xây dựng đất nước phát triển tiến bộ thì những thanh niên không lý tưởng đang trở thành rào cản xã hội, kiềm hãm sự phát triển.
 
C

chienpro_9x

Cuộc sống như một trò chơi ghép hình, những mảnh ghép là một thứ tình cảm sâu sắc. Trái tim của mỗi người chỉ đẹp hơn khi biết chia sẻ những cảm xúc, giúp đỡ nhau. Vì vậy bức tranh chỉ thực sự hoàn thiện khi ta biết chọn đúng những mãnh ghép, ghép vào đúng chỗ trong trái tim.
Tình yêu có thể đến, cũng có thể ra đi bất cứ khi nào, nhưng tình bạn vẫn mãi ở bên cạnh, xuất hiện khi ta cần nó nhất. Và đối với chúng ta, lứa tuổi mười bảy biết bao ước mơ và hoài bão thì
một người bạn thân luôn luôn được chào đón, và trong cuộc sống lúc này chúng ta đã có những người bạn thật tốt, chúng ta nên yêu quí họ…
Chúng ta không thể biết tình bạn xuất phát từ lúc nào nhưng biết được rằng cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt khi không có bạn. Tình bạn như sợi chi bằng vàng nối trái tim toàn thế giới. Có lẽ, khi ông
trời tạo ra một vùng đất, nơi ấy có con người thì ông đã thêm vào đó những thứ tình cảm để gắn kết mỗi người lại với nhau, và tình bạn là một trong những tình cảm ấy. Theo tiếng anh “ tình bạn” được dịch là “ friendship”, “ con thuyền của tình bạn”, ở đây chiếc thuyền được xem như một chiếc ghe nhỏ, nó được tạo nên từ những miếng gỗ đóng chặc vào nhau. Thiên nhiên với muôn vàng thách thức, bão táp, phong ba có thể lật đổ chiếc thuyền bất cứ lúc nào nếu chiếc thuyền ấy thiếu đi những miếng gỗ, và tình bạn cũng vậy. Tình bạn chỉ kết thúc khi ta không có sẻ chia, không có sự tương đồng, khi ta ích kỉ, nhỏ nhen, khi ta chỉ biết đến mình. Mười hai năm học, một chặng đường dài để chúng ta học cách chung sống với mọi người. Chúng ta đã có những người bạn, tình bạn của ta cũng đẹp xiết bao! Đôi lúc nó xanh mát như bầu trời, phẳng lặng như một dòng sông… nhưng đôi khi nó âm u, tối đen như thành phố lúc không đèn, không trăng, như những con sóng dữ dội lúc biển động.
Chắc hẳn, ai cũng biết được tình bạn của hai nhà nho, nhà thơ nổi tiếng ở nước ta là Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Nguyễn Khuyến đã đau xót, khóc thương cho người bạn của mình. Và bài thơ “ Khóc Dương Khuê” được ông sáng tác diễn tả những cảm xúc đau thương, tiếc thương về sự ra đi đột ngột của người bạn, nhớ về những kỉ niệm đẹp của một tình bạn mà cảm thấy đau đớn và cô đơn. Mỗi câu thơ, vần thơ của ông thấm đầy lệ, khiến phải xót xa, nuối tiếc về một tình bạn đẹp của ông.
“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
Sáu câu thơ này để lại ấn tượng nhất trong lòng đọc giả, sáu từ “ không” kết hợp với hai từ láy “ hững hờ”, “ ngẩn ngơ” nói lên tiếng lòng của nhà thơ. Khi không có bạn để sẻ chia thì mọi
thứ như vô vị, nó như một món canh không được nêm nếm. Sẽ thật là buồn khi không có người tri âm, thấu hiểu suy nghĩ của mình. Và tình bạn đối với Nguyễn Khuyến đẹp biết nhường nào! Quay ngược về quá khứ có tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, quay trở về hiện tại có
đôi bạn “ Lưu Bình- Dương Lễ thời nay”. Thật sự,đôi bạn ấy thật đáng để ngưỡng mộ “A Byuh và A Trâm” hai người bạn một đôi chân. Chẵng có gì thay thế được tình bạn của hai cậu bé ấy,
không ngại những chặng đường xa khi cõng bạn đến trường, không xa lánh bạn khi bạn tật nguyền, giúp bạn, giúp bằng tất cả khả năng của mình, trái tim của A Byuh đã làm rung động biết
bao nhiêu người, dạy họ phải biết sống vì mọi người, yêu mọi người như yêu chính bản thân mình.
Tuổi học trò hồn nhiên với bao giấc mơ, kí ức đẹp nhất của một tuổi hoa là những người bạn, những người luôn sát cánh bên bạn. Thật sự khó có thể dùng một từ nào để nói về tình bạn, không một từ nào có thể diễn tả được ý nghĩ sâu sắc của “ tình bạn”. Tình bạn nhẹ nhàng, mát dịu như cơn gió mùa thu, khiến lá vàng xao động, ấm áp như tia nắng mặt trời, sôi rọi từng ngõ ngách
trong trái tim. Tình bạn là sự thấu hiểu lẫn nhau, sẵn sàng ngồi cạnh nhau khi khó khăn, không ích kỉ, không tự lợi, cùng nhau đối mặt với cuộc sống, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Đôi khi cuộc
sống không như ta muốn, có những tình bạn vu lợi, lợi dụng, đối xử với nhau không bằng con tim mà bằng sự ganh ghét. Những điều ấy sẽ đánh mất đi nét đẹp thật sự của tình bạn. Ở đời, khi đã
mất đi một cái gì đó khi ấy ta mới hối tiếc. Thôi thì ta hãy học cách tiếp nhận và gìn giữ cái hiện tại, đừng nuối tiếc về quá khứ, hãy đối xử với những người bạn của mình bằng sự chân thành từ
đáy con tim. Vẫn hãy luôn tin tưởng rằng: bất kì một người bạn tốt nào cũng đã từng là một người xa lạ. Ta cứ mở làng chào đón mọi người đến với ta... vì chỉ khi ta mở cánh cửa của lòng tin, ta
mới có thể mở cánh cửa tình bạn. Khi ta cho tất cả bằng sự chân thật của mình khi ấy ta sẽ nhận được những món quà lớn lao của thượng đế. Người ta nói “Tình yêu mù quáng, còn tình bạn thì
lại giúp ta sống tốt hơn”, bởi một người bạn thật sự, sẽ bước vào cuộc sống ta khi mọi người bước ra... sẽ cho ta thấy đâu là đúng, là sai... sẽ bên ta để cùng vượt qua thử thách cuộc đời. “Rồi một ngày mỗi đứa đi một đường, mỗi chí hướng, giấc mơ tình yêu. Bạn ơi! Xin nhớ rằng buồn vui luôn có tôi luôn bên bạn chia sớt”. Đúng vậy, tình bạn luôn là thứ tình cảm đẹp nhất, quý giá nhất. Hãy biết quý trọng những người bạn bên cạnh chúng ta, cuộc sống dù ngắn hay dài thì cũng nên trân trọng tất cả những tình bạn đẹp. Hãy vẽ nên một thiên sử về tình bạn, tô lên nó bằng những màu sắc yêu thương và màu sắc quan tâm. Vì bức tranh tình bạn sẽ luôn in sâu vào con tim mỗi chúng ta, theo ta suốt chặng đường của cuộc đời. Hãy làm cho mỗi ngày mới – ngày đầu tiên cho phần còn lại của cuộc sống... đều tràn ngập tiếng cười của bạn và tôi!
 
C

chienpro_9x

giúp tôi làm đề này mới. làm được tôi sin cảm ơn nhiều nhiều
1. Anh CHị hãy lí giải tại sao Tuyên Ngộn Độc Lập Khi ra đời cho đến nay là 1 án văn Chính Luận có lay động lòng hàng chục triệu trái tim việt Nam.
Mọi người ai giúp tớ với Thankrs trước nha .!.!..!..!.!.!
Mọi người giúp tớ làm thành 1 bài văn lun nha mia nạp rồi hjx :::
 
Top Bottom