{Văn 9}Cảm nhận câu thơ: "Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng"

C

conmuatuyet1994

Last edited by a moderator:
N

naniliti

Nói đến truyện Kiều, người ta thường nghĩ đến thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du ở nhiều phương diện trong đó có nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên đã trở thành một nhân vật song hành cùng Thuý Kiều và những gì liên quan đến cuộc đời chìm nổi đoạn trường của nàng. Thiên nhiên không biết nói nhưng chứa đựng bao nỗi niềm mà không ngôn từ nào có thể diễn tả thành lời. Nhà thơ đã không chỉ phác họa những bức tranh thiên nhiên diễm lệ mà ở trong đó còn đọng đầy những tâm tư nỗi niềm thiết tha của lòng người. Trong số đó người đọc không thể nào quên bức tranh trong hai câu thơ:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.​
Có thể nói đây là một trong những câu thơ hay nhất viết về mùa thu của thi ca Việt Nam nói riêng và thi ca nói chung. Độc giả có thể thấy ở đây ngôn từ trong sáng, uyển chuyển đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuơi đẹp. Sử dụng từ ngữ đậm chất dân tộc, tác giả không chỉ vẽ bức tranh của thiên nhiên Trung Quốc mà còn đậm sắc màu quê hương xứ sở. Từ láy “long lanh” mở đầu 2 câu thơ đã hé mở một không gian lung linh, huyền ảo của bóng nước…Bức tranh mùa thu ở đây có một vẻ đẹp lồng kết, hoà quyện của ánh sáng, hình ảnh, hoà cùng sắc màu soi chiếu lẫn nhau cho thấy không chỉ là sự trong xanh của nước mà cả chiều cao, độ rộng mênh mông của trời. Hình ảnh thơ đã nới rộng không gian, gợi nên trạng thái sóng sánh đẹp đẽ của bức tranh thiên nhiên. Trên phông nền đó xuất hiện cặp hình ảnh “ Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ” hiện ra vừa có nét tả thực vừa đậm những nét mơ hồ. Đó là cảnh vật với những thành quách, núi non, mây vàng trong buổi chiều se lạnh, hơi nước toả lên như những sợi khói lam trong hoàng hôn hắt bóng. Những từ miêu tả màu sắc: biếc, vàng và cả màu xanh long lanh đáy nước đã khiến không gian vừa diệu vợi, vừa lung linh huyền diệu đến lạ lùng. Trong sắc khói lam chiều đó những thành quách như vừa kiên cố lại vừa mềm mại, thơ mộng cùng với nó là nét duyên dáng của núi non đang ngả bóng. Hình ảnh thơ không chỉ nói đến màu sắc, cảnh vật mà còn có sự phản xạ, hoà quyện của ánh sáng. Từ đó cho thấy một cảm xúc trong trẻo, tươi sáng của nhân vật trữ tình. Có nước non, hơi nước mỏng manh của bóng chiều nhưng không có cái cảm giác lạnh lẽo, cô đơn, bâng khuâng như trong những ngày vườn Bùi chốn cũ khi ẩn dật ở quê nhà của thi sĩ Nguyễn Khuyến được thể hiện trong câu thơ “ Sóng biếc trông như tầng khói phủ” mà ngược lại đó là sự ngỡ ngàng, say mê, náo nức lạ kì của nhân vật trữ tình hay đó chính là sự hoá thân của nhân vật Thúc Sinh. Cảnh được nhìn dưới cảm xúc của chàng trên đường từ nhà Hoạn Thư quay trở về gặp lại Thuý Kiều sau bao ngày xa cách. Chính sự xôn xao, đón đợi trong tâm hồn của chàng đã khiến cho cảnh vốn đã đẹp giờ đây lại càng lung linh hơn bội phần ...
Có thể nói, hai câu thơ không chỉ là tâm hồn tinh tế cña NgDu khi c/n vẻ đẹp của ngoại cảnh và quy luật tâm lý của lòng người mà cthơ còn thể hiện tài năng NT và tấm lòng nhà thơ
(Internet)
 
Top Bottom