Khi đi học, Thanh Tịnh ham thích văn chương. Văn phong sau này của ông là do có sự ảnh hưởng của hai nhà văn Pháp mà ông hâm mộ lúc bấy giờ: Alphonse Daudetiega Male Bi và Guy de Maupassant Liniment (tên của hai ông không cần ghi cũng được).
Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài (
Xuân và sinh, 1944), nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như
Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn
Quê mẹ (1941),
Chị và em (1942),
Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm.
Sau 1945, trong kháng chiến, Thanh Tịnh đã khai sinh ra hình thức độc tấu. Nó thường là một bài văn ngắn, có tính chất tự sự, hoặc là đề cập đến những vấn đề thời sự và xã hội. Ngôn ngữ của tấu thường giản dị pha chút dí dỏm. Cách diễn đạt thường là nói, ngâm hay hát hò chỉ là phụ...
Những câu phân tích, bình hay về Tác phẩm "Tôi đi học"
- Về nội dung. Truyện ngắn xuất sắc Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ xuất bản năm 1941 của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện kể lại những kỉ niệm êm đềm sâu sắc của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là ngày được mẹ dẫn tới trường vào học lớp 5, lớp đầu cấp tiểu học của trường Pháp – Việt trước năm 1945.
- Về nghệ thuật. Bằng hoài niệm, tác giả dùng phương pháp so sánh « con chim non đứng bên bờ tổ » để nói lên tâm trạng ngây thơ, hồn nhiên của cậu học trò và tạo nên những chất thơ trong sáng hiền dịu tỏa ra từ :
+ Bàn tay thân thương của mẹ khi dắt cậu đi trên con đường đầy sương thu và giá lạnh.
+ Giọng nói ân cần, với cặp mắt hiền từ của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp năm đón 28 học sinh với gương mặt tươi cười.
+ Những giọng văn, những hình ảnh đầy thú vị và những giọng nói nhẹ nhàng, gợi cảm.