Văn 8

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
MB: Đưa ra vấn đề.

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.

TB: giải thích và đưa ra dẫn chứng

-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.

-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.

-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ

-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.

-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.

-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.

-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.

-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.

Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.
Chúc bạn học tốt :)
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
I/ MB: Đưa ra vấn đề.

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.

II/ TB:

-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.

-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.

-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ

-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.

-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.

-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.

-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.

-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.

Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.
Nguồn:Sưu tầm
Về phần tớ thì tớ thấy quán xá ngoài đường là đẹp chứ chẳng gì mà phải phê phán cả :p
Vừa rẻ, vừa ngon, phong cảnh lại rất mực "hữu tình", dễ buôn dưa lê bán dưa bở, trông lại rất "có văn hóa" nữa :)) Thiết nghĩ quán xá quanh cổng trường đã thành nét văn hóa rất riêng của tầng lớp học sinh sinh viên quanh năm rỗng túi rồi :p Ai chưa từng la cà ngoài đấy cũng coi như chưa từng làm thằng học sinh vậy ! :)


Mặt trái của nó là: một vài mặt hàng không rõ nguồn gốc, đường đầy bụi, kể cũng không hợp vệ sinh lắm. Hơn nữa, quán xá cũng là nơi ẩn chứa nhiều tệ nạn, một môi trường đủ dạng khá phức tạp , nhưng mà một số ít thôi :D
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Đề này huyện mình cũng ra nè, nhìn cũng bình thường mà... Mk chỉ làm bố cụ thôi nhé, bn tự lồng lời văn vào nha...
I. Mở bài:
-Giới thiệu về nạn ăn quà vặt hiện nay: +Hiện nay, sau mỗi giờ tan học, chúng ta không thể không bắt gặp hiện tượng học sinh mua ăn quà vặt trước cổng trường.
+ Và đáng buồn là, cho dù đã có sự ngăn cản của nhà trường và phụ huynh thì hiện tượng này vẫn không hề thuyên giảm.
II. Thân bài:
1. Thực trạng:
- Cứ mỗi giờ tan trường, đi dọc quanh các con đường gần khu vực có nhiều trường học, các quán vỉa hè mọc lên “như nấm sau mưa”, đông vui như trẩy hội.
- Từ những hàng bán đồ ăn vặt nhỏ lẻ, rẻ tiền như: bánh bèo, trà sữa, xoài dầm, bánh khoai,... đến các quán ăn đắt tiền như: Thịt nướng, thịt rô ti, ốc, nem chua, nem nướng, chè, bánh tráng đập, hoa quả dầm, sinh tố… hay các quán chuyên kinh doanh đồ ăn vặt đều toàn thấy học sinh, sinh viên ngồi ăn la liệt.
- Những quán ăn đó, rẻ nhất thì cũng tới 10 nghìn một món, đắt thì tới 50 chục, 100...
- Một số nơi vỉa hè mất vệ sinh, mùi hôi thối từ cống rãnh bốc lên ô nhiễm nhưng chủ quán vẫn mở hàng bán một cách rất ngang nhiên mà không quan tâm đến sức khỏe khác hàng
2. Nguyên nhân:
- Ai cũng bảo nguyên nhân của việc ăn quà vặt là để cho vui, để đáp ứng nhu cầu của học sinh, nhưng đó chỉ là một nguyên nhân vô cùng nhỏ trong vô số những nguyên nhân rắc rối khác mà học sinh chúng ta đặt ra.
- Nguyên nhân đầu tiên, không thể không kể đến là do thói ăn chơi, đua đòi, muốn bằng bạn, bằng bè của chúng ta... Và chính nguyên nhân đó đã dẫn tới việc muốn mua ăn quà vặt, bởi sau khi tan trường, thấy bạn bè mua ăn cũng muốn ghé vô mua theo, hay đứng lại xin vài miếng gọi là cho có... vui.
- Nguyên nhân thứ hai, là do cha mẹ quá nuông chiều con cái, cứ cho con tiền để tiêu vặt, mà không cần biết con dùng nó để làm gì, mua gì hay ăn gì, và điều quan trọng là nó có an toàn hay không
- Cuối cùng, là do xã hội đã quá vô tâm, chưa có sự can thiệp vào việc ăn quà vặt ở học sinh.
3. Hậu quả:
- Ăn vào thì có vẻ rất ngon, rất vui, tuy nhiên, vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi này thì lại là vấn đề đáng báo động. Không chỉ môi trường xung quanh khu vực bán bị ô nhiễm, thức ăn không được bảo quản tốt, thiếu nước sử dụng… mà người bán chưa được khám sức khỏe định kỳ và còn dùng tay không để bốc thức ăn. Và các khách hàng nhỏ tuổi thì vẫn hồn nhiên ăn uống mottj cách vô tội vạ và không biết điều gì sẽ ập đến với mình.
- Không chỉ nguy hiểm đến sức khỏa, mà vấn nạn này còn để lại bao nhiêu tệ nạn khác như: trộm cắp để có tiền mua ăn quà vặt hay tai nạn giao thông chỉ vì tụ tập quá đông, lấn áp làn đường của các quán vỉa hè...
4 Giải pháp:
- Các thầy cô giáo và cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với nhau để tuyên truyền dạy cho học sinh biết việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực...
III. Kết bài.
- Hãy nói không với nạ ăn quà vặt để đảm baoir sức khỏe cho bản thân và cho mọi người..
 
Top Bottom