[Văn 8]

B

bestmaster

Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Nhi Đồng và tổ chức vào ngày 15 tháng 8 Âm Lịch, tức là Rằm Tháng 8. Mặc dù tôi sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, tôi vẫn nhớ hình ảnh đầy mầu sắc của ngày Tết Nhi Đồng .


Thuở còn bé tí năm nào tôi cũng được theo bố mẹ và bà ngoại đi dự hội Tết Trung Thu do cộng đồng người Việt tại San Jose tổ chức, được phát bánh trung thu, lồng đèn, được chụp hình với chị Hằng, chú Cuội và là dịp để ca hát, rước lòng đèn cùng với nhiều trẻ em khác . Đến năm được bố mẹ cho đi học Việt ngữ ở trường Về Nguồn thì tôi lại càng hiểu thêm về phong tục và ý nghĩa của ngày lễ này .


Tết Trung Thu của người Việt mang ý nghĩa gia đình quây quần bên nhau . Bố mẹ bày cỗ cho con cái vào ngày Rằm Tháng 8 Âm Lịch, là ngày mà ánh trăng sáng tỏ, to, tròn và đẹp nhất . Trên mâm cỗ có bánh trung thu (bánh nướng và bánh dẻo), kẹo, mía, bưởi các loại trái cây . Ngoài ra bố mẹ còn mua hoặc tự làm cho các con những chiếc lồng đèn đủ mầu, đủ kiểu, mang hình dáng của các thú vật như bươm bướm, cá, gà, voi v.v... đặc biệt hơn hết là chiếc đèn kéo quân trông lạ mắt . Cũng trong dịp lễ hội này, người ta cũng bầy những chiếc bánh trung thu, trà, rượu trên bàn thờ để cúng tổ tiên, ông bà đã quá cố . Sau đó biếu họ hàng cô bác, bạn hữu và các người đã có ơn giúp đỡ gia đình trong thời gian qua .


Lễ hội Tết Nhi Đồng, phong tục của người Việt thường tổ chức múa lân với ông Địa . Còn người Trung hoa chỉ múa lân vào dịp Tết Nguyên Đán, mà đội lân của người Hoa không có ông Địa . Con lân tượng trưng cho điềm lành, ông Địa tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc . Nếu tìm hiểu sâu xa hơn, ngày xưa ở miền Bắc Việt Nam, người Việt tổ chức hát Trống Quân trong những đêm trăng rằm .


Lễ này là một sự nhắc nhở cho con cháu biết sống và giữ gìn nề nếp văn hoá, đạo đức, nên Rằm Tháng 8, Tết Nhi Đồng là một ngày lễ hội của người Việt cần lưu truyền cho thế hệ sau vì đây là dịp để cho con cháu tỏ lòng hiếu kính tổ tiên; cha mẹ chăm sóc con cái và con cái quây quần với gia đình trong tình đầm ấm hoà thuận .


Dù tôi đã trưởng thành nhưng ngày Tết Nhi Đồng ở hải ngoại đối với tôi có rất nhiều ý nghĩa . Tôi biết nhớ về cội nguồn dân tộc và hồi tưởng lại tuổi thơ trong đêm trăng sáng và có cơ hội gần gũi với người thân trong gia đình .
 
B

bangdi_girl_104

Quê hương trong đêm rằm Trung Thu

Mặt trời lặn đã lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trơì thăm thẳm, lấp lánh muôn vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi luỹ tre tím mờ trong làn sương mỏng. Tiếng trống ếch khuấy động không khí vỗn tĩnh lặng chốn thôn quê. Hôm nay là rằm tháng Tám, chúng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu.

Trước sân mỗi nhà đều có mâm cỗ đón trăng. Trái bưởi vàng rám nắng, cuống lá tươi xanh đặt ở giữa, xug quanh là những trái hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuối tiêu lốm đốm trứng cuốc cùng với cốm Vòng nnõn nà màu ngọc đựng trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao ! Một mùi hương dịu ngọt lan toả trong không gian rộn ràng tiếng cười nói của trẻ thơ.

Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. Ánh trăng ngời ngời toả sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng như dải lụa mềm, mặt nước lấp lánh trắng. Đồng lúa mênh mông trải dài, nhấp nhô gợn sóng như đang rì rào ca ngợi vẻ đẹp của trăng rằm.

Trên đường làng, từng đoàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đen. Hàng tră, ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, tàu thuỷ... Rồi đèn xếp, đèn kéo quân... đủ kiểu đủ màu, trông thật vui mắt. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức

Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,
Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,
Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang...

Ngay tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và nghệ và phá cỗ Trung thu: được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc cây đa trên cung Quảng. Bánh dẻo, bánh nướng, chuối, bưởi... nhà nào cũng có, nhưng chúng em thích phá cỗ cùng nhau hơn vì rất vui.

Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch toả về kháp các ngả. Khung cảnh làng em vốn đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no đủ, thanh bình.
 
Top Bottom