[văn 8]viết bài tập làm văn số 7 lớp 8

M

mia_evelyn

Bạn nào giúp mình dàn ý của bài này với!?
Đề bài;" Các bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ Cách mạng trong mọi hoàn cảnh. Hãy chứng minh điều đó?
Mình xin đa tạ trước!!! ^_^
 
D

doi_denkno1

Các luận điểm:
LĐ1. Những chuyến tham quan du lịch giúp ta tăng cường sức khoẻ
LĐ2. Lợi ích về mặt tinh thần, tình cảm:
+ Những chuyến tham quan du lịch giúp ta có nhiều niềm vui
+ Giúp ta yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
LĐ3. Lợi ích về kiến thức:
+ Giúp ta hiểu biết nhiều hơn, cụ thể hơn, sâu hơn những điều đã học.
+ Mang lại nhiều bài học chưa có trong sách vở

Tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong kỳ nghỉ cho HS

Áp lực học tập của các em hiện nay rất lớn, đặc biệt là HS tiểu học. Các em đang tuổi hiếu động, vì vậy cần có thời gian nghỉ phù hợp. Chúng ta cần có kế hoạch hợp lý tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi, từng vùng, miền của đất nước. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thời gian nghỉ thật sự bổ ích. Chúng ta có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá giúp các em tìm hiểu thiên nhiên, khu di tích lịch sử... nhằm ôn lại cho các em những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường.

Trong cuộc sống thường nhật, ngoài những nhu cầu về vật chất thì nhu cầu về tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng k kém. Đặc biệt là việc thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa đem lại cho ta nhiều bổ ích và là cơ hội tốt để học hỏi, giải trí, nâng cao tầm hiểu biết. Nói tóm lại, những chuyến tham quan, du lịch có rất nhiều cái lợi, nhất là đối với học sinh, đó là cơ hội tốt cho sự rèn luyện và trau dồi, là cách bồi dưỡng tối ưu cho những thế hệ trẻ.

tớ làm xong òy đó..thank tớ cái nha mn!
 
V

vinh2261996

tfgnhjil njucgftkl,ukgykusajgkn ghj nhy
hjkrgfbval fvgfbfasklf vghkvfn vg
hdjkfv bgaiud seyfr weagjk yghdi fv náhg uoiẹannfbdfuivhj fvjuhvgf
hjgbfi v
hoịa
ig
 
H

hieuloveka

VAN HOC VA TINH THUONG
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
 
H

hanhche

de hai van hoc va tinh thuong co rat n` dan chung va ve n~ moi canh tinh` cam:
ve t/cam anh chi em
tinh me con, bo con
tinh vo chồng
tinh cam co cháu,
.................
va nên lay d/c = các câu ca dao: nhu:
râu tôm nấu vs ruột bầu
chông chan vộ húp gật đầu khen ngon
 
H

hanhche

p` than bài de 2 bài viet số 7 lớp 8

can phải noi về qh gia dinh gồm có:
qh anh chị em: d/c anh em nhu the tay chan..................
qh vợ chồng: d/c đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn
qh mẫu tử:
qh ông bà vs các cháu.
qh các cháu vs ng xua
cung vs gh xa hoi
t/cam nam nữ
t/c cua nguoi ngheo kho
 
T

tai321

Hiện nay,Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà,song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.
Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gay nguy hiểm cho xã hội như:ma tuý,mại dâm,tội phạm…Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe doạ khủng khiếp của toàn nhân loại.Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên.Vì thế,ta cần tự chủ bản thân.Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”.Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau,cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa.Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.
Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện,tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng.Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý.Nhưng hơn bao giờ hết,tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tuỳ thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người.Vì thế,ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân,nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích,những trò ăn chơi sa đoạ.Tuy một ngày,chúng có thể không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.
Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm:”Vui có chừng-Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay,làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng.Những người cả tin, sống ăn chơi,đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội that đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gay ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình.Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của toà án lương tâm.
Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng.Họ xứng đáng nhận được sự thuong yêu và trân trọng của mọi người.Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.
 
M

meoprovip1999

đề 2

Đề 2: Văn học và tình thương
Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương và lòng nhân ái. Chúng ta có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào là không nhắc tới tình thương. Văn học là hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương, là phương tiện truyền tải tình yêu thương đến con người một cách gần gũi, đơn thuần mà sâu sắc nhất. Vậy nên, văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
Văn học luôn ca ngợi những ai biết “ thương người như thể thương thân”. Trước hết, văn học đề cập tới tình cảm gia đình, bởi gia đình là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và là nơi khởi nguồn của lòng nhân ái và tình yêu thương con người. Trong đó, tình cảm mẹ con là cao quí nhất. Đọc “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, ta có thể nhận thấy được lòng hiếu thảo của Hồng và tình yêu thương mẹ tha thiết. Từ bé, cậu đã phải chịu cảnh mồ côi cha, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, Hồng bị hắt hủi, ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Khổ vậy nhưng cậu không hề oán trách mẹ, ngược lại, cậu lại càng yêu thương mẹ hơn. Và chính người mẹ cũng đã vượt qua những sự mặc cảm để trở về bên Hồng. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô tất Tố, chị là người phụ nữ đảm đang, yêu thương chồng con hết mực, dám vùng dậy đấu tranh, đánh trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng, con mình. Bên cạnh những tình cảm trên, tình anh em ruột thịt cũng thật đáng quý. Truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”, chúng ta đã chứng kiến cảnh hai anh em Thành và Thuỷ chia tay nhau. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ, không có tội lỗi gì, thế mà lại phải chia tay nhau. Qua đó, nhà văn đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình. Con người ta khác con vật ở chỗ biết suy nghĩ và biết yêu thương nhau. Dù có khác biệt về màu da, chủng tộc hay ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Như nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, ông là một con người biết cảm thông, chia sẻ, là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi của lão Hạc. Ngoài ra, trong các tác phẩm còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật cũng như những con người đáng được thương cảm.
Văn học dân tộc không chỉ ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” mà còn nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Ví dụ như trong truyện “ Thạnh Sanh”, chúng ta lên án gay gắt hai mẹ con Lí Thông- những người đã lừa người khác để đoạt lấy công danh và cuối cùng, họ đã bị trừng phạt. Không chỉ trong văn học dân tộc mà trong cả những tác phẩm văn học nước ngoài cũng phê phán lối sống vô lương tâm của con người. “Cô bé bán diêm” của Andecxen là một trong những tác phẩm đó. Vào đêm giao thừa, một em bé mồ côi mẹ ,đầu trần chân đất ,bụng đói người rét, vẫn phải đi bán diêm nhưng không ai để ý đến em. Và cuối cùng, cô đã chết trong một xó tường, xung quanh là những que diêm đã đốt hết. Không những thế, đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”. Bà cô lẽ ra phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu, nhưng bà cô không những đối xử tệ bạc với bé mà còn nói xấu, sỉ nhục, gieo rắc ý sấu vào đầu Hồng để đứa cháu ruột của mình khinh miệt, ruồng rẫy mẹ. Hay ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài.
Qua đó, ta có thể thấy được : văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.
 
M

meoprovip1999

đề 2

Đề 2: Văn học và tình thương
Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương và lòng nhân ái. Chúng ta có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào là không nhắc tới tình thương. Văn học là hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương, là phương tiện truyền tải tình yêu thương đến con người một cách gần gũi, đơn thuần mà sâu sắc nhất. Vậy nên, văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
Văn học luôn ca ngợi những ai biết “ thương người như thể thương thân”. Trước hết, văn học đề cập tới tình cảm gia đình, bởi gia đình là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và là nơi khởi nguồn của lòng nhân ái và tình yêu thương con người. Trong đó, tình cảm mẹ con là cao quí nhất. Đọc “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, ta có thể nhận thấy được lòng hiếu thảo của Hồng và tình yêu thương mẹ tha thiết. Từ bé, cậu đã phải chịu cảnh mồ côi cha, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, Hồng bị hắt hủi, ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Khổ vậy nhưng cậu không hề oán trách mẹ, ngược lại, cậu lại càng yêu thương mẹ hơn. Và chính người mẹ cũng đã vượt qua những sự mặc cảm để trở về bên Hồng. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô tất Tố, chị là người phụ nữ đảm đang, yêu thương chồng con hết mực, dám vùng dậy đấu tranh, đánh trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng, con mình. Bên cạnh những tình cảm trên, tình anh em ruột thịt cũng thật đáng quý. Truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”, chúng ta đã chứng kiến cảnh hai anh em Thành và Thuỷ chia tay nhau. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ, không có tội lỗi gì, thế mà lại phải chia tay nhau. Qua đó, nhà văn đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình. Con người ta khác con vật ở chỗ biết suy nghĩ và biết yêu thương nhau. Dù có khác biệt về màu da, chủng tộc hay ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Như nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, ông là một con người biết cảm thông, chia sẻ, là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi của lão Hạc. Ngoài ra, trong các tác phẩm còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật cũng như những con người đáng được thương cảm.
Văn học dân tộc không chỉ ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” mà còn nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Ví dụ như trong truyện “ Thạnh Sanh”, chúng ta lên án gay gắt hai mẹ con Lí Thông- những người đã lừa người khác để đoạt lấy công danh và cuối cùng, họ đã bị trừng phạt. Không chỉ trong văn học dân tộc mà trong cả những tác phẩm văn học nước ngoài cũng phê phán lối sống vô lương tâm của con người. “Cô bé bán diêm” của Andecxen là một trong những tác phẩm đó. Vào đêm giao thừa, một em bé mồ côi mẹ ,đầu trần chân đất ,bụng đói người rét, vẫn phải đi bán diêm nhưng không ai để ý đến em. Và cuối cùng, cô đã chết trong một xó tường, xung quanh là những que diêm đã đốt hết. Không những thế, đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”. Bà cô lẽ ra phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu, nhưng bà cô không những đối xử tệ bạc với bé mà còn nói xấu, sỉ nhục, gieo rắc ý sấu vào đầu Hồng để đứa cháu ruột của mình khinh miệt, ruồng rẫy mẹ. Hay ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài.
Qua đó, ta có thể thấy được : văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.
 
M

meoprovip1999

đề 3

Đề 3: Hãy nói “ không “ với các tệ nạn.
Hiện nay, đất nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng, một thực trạng đáng buồn là nhiều loại tệ nạn xã hội không ngừng xuất hiện và gia tăng như: ma tuý, cờ bạc, mại dâm,... trong số đó, ma tuý là tệ nạn nguy hiểm nhất. Những tệ nạn này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển đất nước, làm suy sụp nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta cần phải kiên quyết bài trừ, đứng lên nói “không” với ma tuý nói riêng và nói “không” với các tệ nạn xã hội nói chung.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất nhiều tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma tuý, mại dâm; nhưng trong số đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới. Hầu hết mọi người trong chúng ta đều biết ma túy là thứ nguy hiểm nhưng chưa chắc rằng chúng ta thực sự biết được mức độ nguy hiểm của nó. Ma túy có nhiều dạng khác nhau như dạng viên, dạng bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít... Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng.
Ma túy không chỉ gây tác hại cho cá nhân người sử dụng mà còn cho cả gia đình và toàn xã hội. Đối với cá nhân: sức khỏe của người nghiện bị suy kiệt, họ trông xơ xác, gầy gò, không còn sức sống và hầu như mất khả năng lao động, không thể làm ra tiền. Từ đó, ảnh hưởng tới nhân cách con người: từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng, từ 1 công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, người nghiện tìm mọi cách để có tiền mua thuốc và đã có hành vi vi phạm pháp luật như trộm tài sản công dân, cướp giật,… và thậm chí là giết người.
Tiếp theo là gia đình của họ: gia đình có người nghiện ma túy thì bầu không khí luôn ảm đạm, nặng nề, những người thân của họ luôn phải buồn rầu vì họ; rồi dẫn đến sức khỏe yếu đi kéo theo chất lượng lao động – thu nhập gia đình theo đà mà suy sụp. Họ luôn phải nhìn người thân của mình trong đau đớn khi lên cơn nghiện vì thiếu thuốc. Họ không thể kèm lòng mình trong cảnh tượng đó và họ đã tiếp tay cho người nghiện để không phải đau đớn vì thấy người thân của mình chịu khổ.
Đối với xã hội thì xã hội phải gánh chịu phí tổn chữa chạy cho người nghiện; bên cạnh đó trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng, các tội phạm hình sự gia tăng, sức lao động của cộng đồng suy yếu,… Từ đó sẽ dẫn đến sự suy sụp kinh tế đất nước, văn minh của xã hội; biến nước ta trở thành một đất nước nghèo nàn, lạc hậu.
Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện, tạo điều kiện để họ vui sống, lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng. Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người thấy được hậu quả tác hại của tệ nạn ma túy. Vận động đồng bào các dân tộc miền núi phá bỏ trồng cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông các chất ma túy trong phạm vi cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc kiểm soát ma túy.
Là những người học sinh - mầm non tương lai của đất nước, chúng ta cần phải ra sức giúp đỡ những người sa vào các tệ nạn xã hội; tuyên truyền cho mọi người cần bài trừ để xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh, văn minh.
 
R

ranmoridethuong

các bn có thể làm đề tệ nạn xã hội trong đó có cờ bạc ,ma túy ,nghiện rượu giúp mình dc k?
 
T

th_dl_ld_19

[văn 8] Đ1:chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết " thương người như thể thương thân"

[văn 8] Đ2: chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn nghiêm khắc phê phán những người có thái độ thờ ơ dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
 
Top Bottom