( Văn 8) Văn nghị luận

B

baochau15

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Văn học và tình thương( CMR văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân và nghiêm khắc phê phán những kẻ dửng dưng và thờ ơ trước nỗi đau của người khác)
Giúp mình lập dàn ý chi tiết nha! Thanks nhiều!
 
T

thannonggirl

MB: Dân tộc VN ta có truyền thống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn hoạn nạn.
-Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống, văn học phản ánh 1 cách chân thật tâm tư tình cảm của con người VN
-Văn học luôn ca ngợi những ai biết "Thương người như thể thương thân" đồng thời cũng nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước người gặp hoạn nạn
TB:
1)Văn học luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân
Những câu truyện cổ tích về lòng nhân ái
- Thạch Sanh: cha mẹ mất sớm nhà nghèo nhưng Thạch Sanh vẫn quan tâm giúp đỡ mọi người
+ Giúp đỡ mẹ con Lý Thông
+ Cứu công chúa
+ Xin tha cho mẹ con Lý Thông
+ Dùng tiếng đàn để cảm hóa giặc, đãi chúng bữa cơm
=> Tất cả những hành động ấy suất phát từ lòng thương người. Và cuối cùng chàng cưới được công chúa và sống hạnh phúc. Đó là phần thưởng dành cho người biết yêu thương người khác
- Truyện Sọ Dừa: Cô út là con gái nhà giàu nhưng không kiêu ngạo như các chị mà rất nhân từ với mọi người
+ Khi từ đảo hoang trở về cô tha thứ chó các chị đã đẩy cô xuống biển => Những việc làm ấy của cô cũng xuất phát từ lòng thương người và cún giống như Thạch Sanh, cô út cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc
- Trong ca dao tục ngữ tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là 1 chủ đề phong phú
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong 1 nước phải thương nhau cùng"
"Bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn"
...
- Những câu chuyện hiện thật về lòng nhân hậu
+ Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta bắt gặp tấm lòng thương người của ông giáo
+ Tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố chỉ là vài lời hỏi thăm của bà lão hàng xóm của chị Dậu nhưng ta thấy được sự quan tâm thương yêu gia đình chị

Về phần nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng thì trong đề mình ko thấy nói đến nên khỏi lập ^^
Phần TB bạn có thể sưu tầm thêm nhiều chuyện nữa để dàn bài được hay hơn

KB: Văn học VN đã thể hiện đầy đủ, chân thật đời sống tình cảm của người VN
- Văn học thể hiện sâu sắc khía cạnh ca ngợi những người luôn biết thương yêu người khác
Nguồn:Yahoo Hỏi & Đáp
 
T

thannonggirl

Dàn bài chi tiết
A. Mở bài:
-Vẻ đẹp của văn chương là hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương.
-Vậy nên, văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
B. Thân bài:
-Giải thích văn học và tình thương.
+Văn học là nhân học, gắn văn học với chức năng giáo dục tư tưởng thẩm mĩ, trong mỗi tác phẩm văn chương ở nhà trường, ta đều cảm nhận tinh thần nhân ái của con người Việt Nam, một truyền thống đạo lí tốt đẹp mà mỗi chúng ta luôn trân trọng nâng niu và soi vào đó để tự răn mình.
-Chứng minh văn học của ta luôn ca ngợi những ai biết “Thương người như thể thương thân”.
+ Đúng vậy, văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân. Từ buổi đầu tiên cắp sách đến trường, trong những lời cô giảng, câu ca dao trong SGK lớp 1 đã thấm vào hồn ta lòng nhân ái yêu thương gần gũi như lời thủ thỉ tâm tình của người mẹ. Lớn lên, càng yêu thơ văn dân tộc ta càng khám phá được trong mỗi tác phẩm vẻ đẹp kì diệu của nó mà cơ sở cho sự sáng tạo chính là cội nguồn của tình yêu thương ,sự đồng cảm chân thành của nhà văn với con người.
+ Đọc “Hồi kí những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng sao đáng yêu đến thế. Bức chân dung chân thực mà sống động về mọt cậu bé bất hạnh sống thiếu tình thương nhưng vô cùng trong sáng hồn nhiên và có tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm chính là một con người đáng quí, đáng để các bạn nhỏ học tập noi gương về nghị lực sống, về tình yêu thương và lòng nhan ái vô bờ. Cảm giác hạnh phúc đến vô bờ khi được gặp lại mẹ, ngồi trong lòng mẹ được mẹ ôm ấp vỗ về,... của cậu bé Hồng được gợi lại chân thực và xúc động dã đưa mỗi chúng ta về với cội nguồn, về với tình mẫu tử thiêng liêng của chính mình. Tập hồi kí hay và lắng đọng hồn người chính bởi tình thương, sự đồng điệu của trái tim nghệ sĩ đã hoa fcùng nhân vật với niềm yêu thương chia sẻ với những cuộc đời đắng cay, bất hạnh.
+ Lòng nhân ái luôn là nét đẹp truyền thống trong tâm hồn người Việt Nam bao đời nay. Đó còn là tình cảm xóm giềng- tình cảm cua rnhững con người không cùng chung huyết thống nhưng vẫn luôn sát vai bên nhau. Như nhân vật ông giáo trong “Lão Hạc” của Nam Cao, một con người biết đồng cam cộng khổ. Chia sẻ với lão Hạc mọi đau khổ. Ông giáo là hiện thân cua rlòng thương người, biết tìm hiểu va ftrân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở người khác. Qua nhân vật ông giáo, nam Cao đa xbộc lộ quan điểm về cách nhìn người: ơ rmỗi con người đều có một vẻ đẹp nhân cách đáng nâng niu ca ngợi.
-Văn học thể hiện tình yêu thương ca ngợi nững con người có trái tim nhân ái nhưng đồng thời văn học cũng bày tỏ thái độ phê phán nghiêm khắc những kẻ thơ fơ, dửng dưng trước ngưòig ặp hoạn nạn.
+ Đọc “Lão Hạc” của Nam Cao, ta càng yêu thương quí trọng lão nông dan nghèo khổ nhưng giàu lòng yêut hương va fđức tự trọng để ma fthêm mến thêm yêu Nam Cao, học được ơ rông cách nhìn người, thì ta càng chê trách Binh Tư, con người khoẻ mạnh mà lười biéng, nhân cách thoái hoá.. đáng khinh bỉ. Qua truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, ta thấy trong khi trăm họ đang vắt vả lấm láp, gội gió tắm mưa ở trên đê,thì ở trong đình quan phụ mẫu rất nhàn nhã, đường bệ, nguy nga đánh bài tổ tôm, khi báo đê vỡ , quan phụ mẫu không những không hốt hoảng mà còn sai lính đuổi cổ bác nông dân ra ngoài, còn hắn vẫn ung dung vui vẻ ngôi chơi bài. Trong khi quan ù ván bài to thì khắp nơi nước tràn lênh láng....Tình cảnh đó đã lên án gay gắt một tên quan phủ lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm.
C, Kết bài:
-Văn học đã khơi dậyt ình cảm yêu ghét đúng đắn cho con người để con người sống tốt đẹp hơn.
Nguồn:Facebook
 
T

tuvuthanhthuy

trả lời

tham khảo bài viết này nha bạn(do mk tự viết có tham khảo)
Văn học là một nghệ thuật gắn bó thân thiết với đời sống tinh thần con người, với hình thức nào thì nó cũng phản ánh sự khách quan, tiêu cực của đời sống do tâm hồn và tài năng người nghệ sĩ. Một đặc điểm chung mà bất cứ tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.
Từ xưa tối nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái" Thương người như thể thương thân", đó là một đạo lí cao đẹp. Bởi vì, chúng ta đều là con dân Việt Nam, đều được sinh từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, ưt tưởng nhân ái đã thấm nhuần vào mỗi con người, được truyền từ đời này sang đời khác. Những tính chất cao quý ấy được kết tinh, hội tụ lại và được thể hiện qua văn chương.
Đầu tiên, tác phẩm văn học giúp ta cảm nhận được tình thương của tác giả với số phận nhân vật. Khi hiểu rõ nhân vật, biết được kĩ lưỡng về số phận các nhân vật thì khi đó tác giả mới có thể viết ra một bài văn có cảm xúc. Nhưng, hiểu rõ ko thôi thì chưa đủ, phải có một tình cảm và thái độ nhất định, phải có một tấm lòng thương người. Tác phẩm "Tắt đèn", "Lão Hạc",... đều thể hiện được những tình thương nhất định, sự cảm thông trước những số phận cay đắng của cuộc đời, những người nông dân tốt bụng, lương thiện, giàu lòng nhân ái, vậy mà cuối cùng lại phải chịu một cuộc sống khó khăn, nhọc nhằn và vô cùng bất hạnh...Hai tác phẩm như hai bức tranh thật của cuộc sống muôn màu, nếu người viết là người ko có cảm xúc chân thật thì chắc chắn ko thể viết ra những lời văn vô cùng xúc động ấy...
Đó là tình cảm của tác giả đối với tác phẩm, còn đối với các nhân vật với nhau thì sao? Trước hết, văn học VN ta luôn đề cập đến tình cảm gia đình- một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột thịt mới cảm nhận đc. Trong đó, tình mẫu tử là thiêng liêng hơn cả. Hình ảnh bé Hồng trong tác phẩm " Trong lòng mẹ" dã cho chúng ta thấy rằng: "Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, ko gì có thể chia cắt" Bé Hồng từ nhỏ đã phải sống trong cảnh mồ côi cha, chịu sự hành hạ của bà cô độc ác, mẹ thì đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu bé ko hề oán trách mẹ, ngược lại vẫn luôn yêu thương, tôn trọng mẹ, ko đẻ bát cứ điều gì xúc phạm đến mẹ. Tác phẩm này dã làm rung động biết bao nhiêu trái tim độc giả...Ngoài tình mẫu tử, tình cảm vợ chồng cũng là một thứ tình cảm thiêng liêng ko kém. Điều đó đc thể hiện sâu sắc qua tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
Trong gia đình, anh chị em thường sống vui vẻ, hoà thuận, có điều gì cũng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo thành 1 sợi dây vô cùng bền chặt, gắn bó, tình cảm rất đỗi trong sáng, hồn nhiên. Qua tác phẩm" Cuộc chia tay của những con búp bê" nói về cuộc chia tay đày nước mắt giữa Thành và Thuỷ phải xa cách để sống 2 nơi khác nhau dã làm cho bao nhiêu người phải rơi lệ, xót xa, nói lên tình cảm anh em cao cả, gắn bó, thân thiết đến nhường nào...
Con người khác con vật ở chỗ biết nói, biết cười, biết suy nghĩ, yêu thương và chia sẻ. Cho dù ko cùng chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, ko cùng mái nhà và biết bao nhiêu điều khác biệt khác nhưng chúng ta vẫn phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cần mở rộng tấm lòng yêu thương hơn nữa, ko chỉ trong 1 khoảng xác định mà cần mở rộng tới cả cộng đồng. Cần phải sống vì người khác thay vì sống vì bản thân, luôn đề cao tinh thần " lá lành đùm lá rách" hay những câu ca dao ngọt ngào:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người chung một nước phải thương nhau cùng"
mà ông cha ta muốn qua dó để răn dạy con cháu phải biết sống tốt đẹp, đoàn kết 1 lòng để có thể phát triển đất nước giàu mạnh...Và một trong số những xuất phát điểm nêu trên chính là tình làng nghĩa xóm. Ông Giáo và lão Hạc là điển hình, hay chỉ là 1 bát gạo nhỏ mà bà lão tốt bụng mang cho nhà chị Dậu, và còn rất nhiều những hình ảnh khác đc thể hiện qua văn học...Ngoài ra, tình cảm đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò cũng là những tình cảm mà chúng ta cần chú ý. Thật chẳng có ai mà ko rơi lệ khi đọc đoạn Thành và Thuỷ đến lớp học, cô giáo đã tặng Thuỷ cuốn sổ và cây bút, nhưng chớ chêu thay là em ko đc đi học nữa, cả lớp đã oà lên khóc khi biết tin này...Và cũng chăng có ai ko cảm động trước cảnh Xiu chăm sóc Giôn-xi bị ốm trong chuyện ''chiếc lá cuối cùng'' của O-hen-ri, hay cụ Bơ-men đã bỏ mạng để cứu sống tính mạng và tâm hồn của cô hoạ sĩ trẻ này...Tất cả, tất cả những hình ảnh đó có lẽ sẽ sống mãi trong lòng những độc giả yêu văn chương...
Tuy nhiên, văn học VN cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm, những kẻ phản lại truyền thống dân tộc và lòng nhân ái. Tiêu biểu như 2 cô chị và phú ông trong "Sọ Dừa", những kẻ thờ ơ với tình máu mủ ruột thịt như bà cô bé Hồng trong " Những ngày thơ ấu", ông quan trong " Sống chết mặc bay" là đại diện cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa,...Thật là lũ ngướ bất nhân vô lương tâm!...
Qua những tác phẩm văn học trên, cho ta thấy văn học với chức năng cao cả của nó luôn luôn ca ngợi những tấm lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Đồng thời, lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, dửng dưng nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người. Chính vì vậy, chúng ta- những mầm non tương lai của tất nước cần giữ gìn và phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 
Top Bottom