[Văn 8] Văn nghị luận - bạo lực học đường.

  • Thread starter lehuynhthaomy
  • Ngày gửi
  • Replies 10
  • Views 73,569

L

lehuynhthaomy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp mình hai đề văn này:
1) Nghị luận về ý chí nghị lực ,lòng kiên trì
2) Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường, phải đáp ứng các nhu cầu sau:
a)Thực trạng bạo lực học đường ngày nay như thế nào?
b)Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường?
c)Giải pháp, biện pháp

viết giùm mình nha ! tớ sẽ thanks nhiều

Em chú ý cách đặt tên tiêu đề.
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17


2) Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường, phải đáp ứng các nhu cầu sau:
a)Thực trạng bạo lực học đường ngày nay như thế nào?

\Rightarrow Đang là vấn đề nhức nhối .
bạo lực học đường là hiện tượng học sinh đánh nhau, văng tục chửi thề và hạnh động vô văn hóa, nó hoàn toàn đi ngược lại với đọa lý của ông cha ta và những giá trị đạo đức của dân tộc.
Nó ko chỉ xảy ra ở nam mà hiện nay, nó còn làm cho nhiều người phải bức xúc vì nó còn diễn ra ngay ở học sinh nữ.

b)Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường?

\Rightarrow Sự vô ý thức của học sinh.
Sự quản lý ko chặt chẽ của nhà trường và xã hội.
Bố mẹ, gia đình ko chăm lo quan tâm nhiều đến con cái.
Ảnh hưởng từ những thứ mà học sinh xem và đọc: như truyện và phim ko phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Ảnh hưởng từ những hành động của bạn bè, muốn theo trào lưu của học sinh ngày nay.

c)Giải pháp, biện pháp

\Rightarrow Nhà trường tổ chức giáo dục học sinh, và có những quy định đúng đắn về vấn đề này trong nhà trường.
Xã hội quan tâm và can ngăn đối với nhưungx hành vi đó.
Cha mẹ quan tâm hơn đến con cái, cho con cái một bừo vai vững vàng để dựa và để chia sẻ.
Mỗi học sinh phải tự ý thức được những hành vi của bản thân, đâu là đúng, đâu là sai.
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

1) Nghị luận về ý chí nghị lực ,lòng kiên trì
MB: - Giới thiệu vấn đề nghị luận "Cuộc sống thăng trầm, mỗi người phải chuẩn bị cho mình những kĩ năng sống nhất định" -> Đưa ý chí nghị lực, lòng kiên trì vào.
TB: - Giải thích:
+ Kiên trì là bền bỉ, giữ vững đến cùng không bị lung lay vì bất kì việc gì.
+ Ý chí luôn được hiểu theo một nghĩa rất đơn giản là khi ta quyết tâm làm một việc gì đó đến cùng thì người đó được xem là rất có ý chí.
Ý chí luôn đi cùng với nghị lực vì nghị lực là sức chịu đựng khi chúng ta phải đương đầu với những khó khăn, trắc trở.
( Nêu vd) ^^
- Chứng minh: Lấy các dẫn chứng từ cuộc sống để từ đó kết luận muốn thành công thì phải có ý chú nghị lực và lòng kiên trì. :D -> Cậu xem trên mạng có nhiều d/c nhaz, có thể cho cả tục ngữ, thành ngữ,... nữa. :D
KB: Kđ lại vấn đề cần c/m :)
 
B

babje_l

1,Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: “ Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông !
Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nổ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.
Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể gúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường, Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thì chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên.” Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước ?
Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế, hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.
 
B

babje_l

2,Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Sự thực thì vấn nạn này đang có xu hướng gia tăng và phát triển hết sức phức tạp. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về vấn đề nóng bỏng này thông qua đề nghị luận xã hội sau. Mong rằng mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình những nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này. Dưới đây chỉ là dàn bài sơ lược, mong rằng sẽ nhận được sự bổ sung đóng góp từ các bạn.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.
* Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
3. Nguyên nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
4. Hậu quả
- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người”  mất dần nhân tính.
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên  ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương  Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
6. Mở rộng: (phản đề)
- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).
-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm
7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
 
Last edited by a moderator:
T

tuanvy0808

Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình. Cha ông ta đã từng dạy :" Có công mài sắt có ngày nên kim "
Lời khuyên trên hoàn toàn đúng. Sắt là một kim loại cứng nhưng nếu ra sức mài dũa lâu ngày thì có thể trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng. Từ việc mài sắt nên kim nhân dân ta đã nêu lên một bài học sâu sắc về việc rèn luyện đứa tính kiên trì. Kiên trì là luôn giữ vững, không thay đổi ý định, ý chí để làm một việc gì đó mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại.

Vậy tại sao phải kiên trì? Vì tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện phần đầu không ngừng. Hơn nữa, trong cuộc sống con người luôn phài đương đầu với biết bao thử thách, khó khăn, nếu nãn lòng, thoái chí chắc chắn chúng ta chỉ nhận được sự thất bại, cay đắng.

ví dụ như Bác Hồ là một tấm dương sáng ngời về lòng kiên trì để chúng ta noi theo, Bác đã kiên trì con đường cứu nước dù gặp nhiều khó khăn, và nhờ kiên trì mà Bác đã biết hơn hai mươi thứ tiếng trên đời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí cũng là một tấm gương về ý chí kiên trì, dù bị liệt mất đôi tay nhưng vẫn cố gắng rèn luyện viết bằng chân và trờ thành thầy giáo giỏi Nguyễn Đình Chiểi dù bị mù hai đôi mắt nhưng vẫn kiên trì vượt qua khó khăn và trỡ thành một thầy giáo, người thầy thuốc để bốc thuốc chữa bệnh nhân dân....những người có đức tính kiên trì sẽ đạt được những thành công và đc mọi người yêu mến,cảm phục.

Đồng thời, bên cạnh những người biết kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống vẫn có những người có biểu hiện thiếu sự kiên trì trong cuộc sống cũng không ít nhừng người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nãn lòng thoái chí ví dụ như những người chĩ biết dựa vào người khác,sự giúp đỡ người khác đễ nhận được thành công về mình .Những người đó chắc chắn sẽ không nhận đc sự cãm phục yêu mến kính trọng từ mọi người sẽ nhận lấy những thất bại

Nói tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi người.Là học sinh chúng ta cần cố gắng nổ lực , học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để đối mặt với những khó khăn phía trước để khiến đất nước ngày càng xanh đẹp và phát triển đến tầm cao.
Hãy nhớ rằng :" Chúng ta chĩ thật sự thất bại mọi khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng ".
 
P

pecon_koko

Đạo lí truyền thống của dân tộc ta được thể hiện khá toàn diện qua ca dao,tục ngữ.Nói về lối sống thanh cao và việc giữ gìn phẩm giá tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn,người xưa có câu : “Đói cho sạch,rách cho thơm”.
Dân gian mượn hai yếu tố thiết yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày là “ăn” và “mặc” để thông qua đó phản ánh quan niệm sống.Trong xã hội phong kiến,người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường,rẻ rúng.Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn : “Bần cùng sinh đạo tặc” hay “Đói ăn vụng,túng làm càn”.Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh,còn phần lớn người dân lao động vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh,trong sạch của ông cha.
Lúc đói,bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống.Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ ? Khi nghèo nàn,rách rưới,mấy người còn nghĩ tới thơm tho ? Câu tục ngữ này không chỉ đề cập đến cái đói,cái rách mà cao hơn thế,nó nêu lên một triết lí sống,một quan điểm sống làm nền tảng đạo đức của nhân dân ta.
Câu tục ngữ lấy “đói” và “rách” là hai biểu hiện cụ thể nhất,tiêu biểu nhất của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để phản ánh cuộc sống gian truân,vất vả.Nước ta là một nước nông nghiệp,trước đây hơn chín mươi phần trăm dân số sống bằng nghề làm ruộng.Quanh năm họ dãi dầu nắng mưa,đổ mồ hôi sôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai,hạt lúa.Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu gạo,thuế nặng,bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị.Suốt đời,người nông dân nghèo có mấy khi được vui vẻ,ấm no ?
Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy,nếu không giữ gìn phẩm giá,con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức.
Trong hoàn cảnh ấy,những lời khuyên nhủ,những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết.Người lao động khuyên nhau,nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch,đúng với bản chất thiên lương,sao cho khỏi “cúi xuống thẹn đất,ngẩng lên thẹn trời” và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.
Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột;là sự tự khẳng định và đề cao lối sống thanh cao của người lao động,không một uy lực nào,một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.
Trong sạch trong lối sống,trong nếp nghĩ.Thơm tho trên phương diện danh dự,đạo lí làm người.Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi,Cao Bá Quát,Nguyễn Công Trứ,Nguyễn Khuyến…Quan niệm sống cao đẹp ấy đã thành truyền thống từ ngày xưa truyền lại.Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và làn hương thơm ngát.


*note: mấy bạn đừng lạm dụng văn mẫu nhiều quá! hiz! ko tốt đâu:(
 
H

haibang_le

đề 2:từ xưa đến nay đã có nhiều người quan tâm và quan điểm về cách học ,hành quan hệ của chúng cái nào quan trọng hơn . tiêt trước ta đã học bài " bàn luận về pháp học " La Sơn , Phu Tử , nguyễn Thiếp đã có đề cặp đến vấn đề này . lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc . tuần tự tiến lên học đến tứ thư , ngũ kinh .họa may kẻ nhân tài mới lập được công , nhà nước nhờ thế mà vững yên .dó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người . xin chớ bỏ qua.
TB: đoạn tấu của nguyễn thiếp là kinh nghiệm của ông đã đúc kết được trong nhiều năm học và dạy học của mình cùng với phương pháp dạy học của một bậc thầy nho giáo đời tống của trung quốc đó là chu tử .
theo cách dạy của hai bậc thầy trên ." học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo điều học mà làm ".
vậy chúng ta cần biết học là gì? hành là gì?
học là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại đã đúc kết được từ bao đời nay . chúng ta cò thể học ở trường , tiếp thu những tri thức từ thấy cô , bạn bè,sách vở hoặc trong cuộc sống . mọi người chúng ta tất cả đều phải học , học để làm chủ bạn thân, học để có thành tựu sau này , biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày , xây dựng tổ quốc giàu đẹp , vững mạnh và nhiều điều khác nữa . ví dụ: khi nghe thầy cô giảng bài địa hoặc xem sách thì ta có thể biết nhiều thứ như nước ta có bao nhiêu tỉnh , tp , vị trí ở đâu .... theo cách nói của nguyễn thiếp thì muốn học tốt để có thành tựu thì phải biết tóm gọn lại cho dễ học , tóm tắt lại nội dung của bài học đó .
hành là quá trình áp dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn đời sống của mình , ví dụ: một bác sĩ sử dụng những kiến thức của mình đã tiếp hu được để chữa bệnh cho mọi người. một kĩ sư kiến trúc dùng những gì mình tiếp thu được để xây dựng đường xá, nhà cửa , côgn viên , một giáo viên lấy những gì học được từ trước tới nay để dạy cho học trò của mình đó là hành .
Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?
nếu học mà không hành thì sẽ không áp dụng , sử dụng được những kiến thức tri thức của mình vào thực tiễn đời sống , công việc của mình , Bác Hồ đã khẳng định : học để hành có nghĩa là học để làm cho tốt . thực tế cũng vậy , ông cha ta cũng nói "bất học bất tri lí" . cuối cùng mục dích của việc học là để thực hành . nếu học giỏi đến đâu mà không thực hành thì cũng " dặm chân tại chỗ" mà thôi , càng tốn nhiều tiền của mà thôi. suy ra công việc không trót lọt , không thành công như mong muốn .ví dụ: một bác sĩ chỉ học lí thuyết kkhông thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người .một kĩ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố , căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào .
nếu hành mà không học thì không biết gì dể áp dụng thực hành làm việc sẽ giống như những ví dụ trên gây ra những hậu quả không lường trước được . giống như khi ta làm một bài toán hoặc một bài văn ta không thể dựa vào kinh ngiệm mà làm được , chúng ta phải dựa vào kiến thức đã học để mà làm ...
khi làm phải nắm vững lí thuyết . trong công nghiệp nếu làm theo kinh nghiệm năng suất sẽ không cao .những công việc mà chỉ áp dụng kinh nghiệm của mình thì chỉ phù hợp với những công việc đơn giản . còn những công việc phức tạp liên quan đến kĩ thuật đòi hỏi đến lí thuyết, trình độ hiểu biết khoa học và kĩ thuật .
Vì vậy học phải đi đôi với hành . trong thời đại khoa học - kĩ thuật thì càng phải học và học không ngừng .đời sống phát triễn nhanh chóng như hiện nay nếu không học ta sẽ không dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
cốt lõi trong phương pháp học của la sơn phu tử là học đi dôi với hành . giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ . học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành . hành giúp con người vận dụng ,củng cố , bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã dược học vào thực t
 
N

neymar147

\sum_{i=1}^k a_i^n
giúp mình hai đề văn này:
1) Nghị luận về ý chí nghị lực ,lòng kiên trì
2) Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường, phải đáp ứng các nhu cầu sau:
a)Thực trạng bạo lực học đường ngày nay như thế nào?
b)Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường?
c)Giải pháp, biện pháp

viết giùm mình nha ! tớ sẽ thanks nhiều

Em chú ý cách đặt tên tiêu đề.
Trước đây ta thường suy nghĩ “ Bạo Luận Học Đường “ là một vấn đề khá bình thường mà giờ đây nó chỉ đứng sau ma túy và gần đây những bài báo hay những clip đc cho thấy sự gia tăng của nó không thể kiểm soát đc của “ Bạo luận Học Đường “ .

Nguyên nhân dân đến bạo lực thường là những hành vi như các hs cá biệt tụ tập lập băng nhóm , do ảnh hưởng phim bạo lực và phần nào đó là ghen tị nhau về thành tích học tập hay do mâu thuẩn trong bạn bè , nổi nóng thếu kiềm chế , bên cạnh đó là những nguyên nhân hình thấy đểu “ thích thì đánh cho nó chừa “
Và nguyên nhân là do bị nhiễm từ cách cư xử ngoài nhà trường thậm chí là những người lớn trong gia đình nhiều học sinh cha , mẹ là những người hành nghề tự do … trong xh và cách cư xử không đúng mực
Và chính thói quên hàng ngày ấy đã vô tình gieo vào những đầu của các em những duy nghĩ không tốt những suy nghĩ hok tốt dẫn đến việc các có lối cư xử , hành vi cư xử không hay trong nhà trường với bạn bè và “ Bạo luận học đường ” để lại những
Hậu quả khó lường gây tổn thương và thể chất lẫn tinh thần và thể xác học sinh bị bạn đánh rồi bị quay phim để tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lý , sock về tinh thần cảm thấy xấu hỗ trước bạn bè và còn hơn thế là xấu hỗ với những người xung quanh và gần đây trường THCS Chu Văn An (TP HCM ) hành hung bạn , quay phim …làm nhức nhối dư luận trong thời gian war và những thông tin này trong một bài báo hay bài viết thì có lẽ hok viết hết đc và đây cũng là một cái tính hiệu để nói lên sự cảnh tỉnh đối với giới trẽ chúng ta ngày nay ở VN ta. Và đau lòng hơn là những em học sinh phải bỏ học vì xấu hổ với bạn bè và làm tổn thương thể xác và tinh thần … và chúng ta phải củng cố lại nội quy nhà trường chặt chẽ hơn hay nói xh thì phải nâng cao chất lượng môi trường XH văn minh hơn hay tiến bộ hơn nữa và cần phải có những biện pháp nào đó để ngăn chặn và loại bỏ những hoạt động cóa tác hại đến MT văn minh và nghiêm cấm các loại game bạo lực và các bận phụ huynh cần phải giáo dục hs hoàn thiện hơn về tính cách cư xử lẫn nhau trong một ngôi trường “ Quyết tâm trống lại BLHĐ “ và trong từng hộ gia đình phải làm một tấm gương sáng và cáh cư xử phải đúng mực , mạnh dnaj lên án loại bỏ việc Bạo lực ra khởi đời sông gia đình và tình thương và trác nhiệm là phương thuốc để hiệu nghiệm nhất để ngăn chặn BLHĐ đối với em là người là học đứa học trò cóa thể nói là quậy phá gây gỗ đánh bạn mà mình phải nghiêm túc kiểm điểm lại mình và biết kiềm chế lại để không nóng biết nhận lỗi khi mình đã cóa lỗi và biết cái sai của mình mà lắp đi khuyết điển của mình đó với mọi người

Vì một môi trường lành mạnh học sinh phải “ Nói Không với Bạo lực học đường và hãy nghĩ đến mình cùng chung một màu da , dòng máu , và hãy nhớ “ chúng ta là người việt nam “ và những người lớn trong gia đình phải là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo .
 
N

ngocvippro98

MB: Chúng ta đang sống trong một xã họi mới, một xã hội dân chủ văn minh, hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Đất nước ta đang từng bước tiến lên, định hướng theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Là học sinh phải ra sức học tập, trao đổi kiến thức kinh nghiệp trong cuộc sống để làm “nguồn nguyên liệu thức cốp” cuộc sống xây dựng bảo vệ đất nước. Thế nhưng một số học sinh thích gây gổ, đánh nhau đã làm suy giảm đạo đức học sinh. Nạn bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng của dư luận và xã hội.

TB: Đọc các bài báo hay trên internet ta dể dàng thấy nhiều bài viết về bạo lực học đường . nguyên nhân dẫn tới tình trạng này một phần do cách giáo dục của gia đình,sự xa lánh của bạn bè dẫn đến sự mặc cảm của bản thân làm cho mọt số học sinh bụ cô lập,ức chế sinh ra nhiều đau buồn dẫn đến nhiều thói hư. Các học sinh dể bị tác đọng từ phim ảnh, game làm cho học sinh bắt chước nhân vật trong phim , trong game làm cho học sinh phát sinh tính bạo lực hung hăn. Các học sinh còn bị càm dổ bởi kẻ xấu, sự răng đe của thầy cô còn chưa cao. Thực trạng nạn bạo lực học đường diển ra khá nhiều ở nhiều độ tuổi nhất là học sinh, nguyên trọng hơn là học sinh nữ cũng có hành vi tương tự. Bạo lực học đường diển ra khá đơn lẻ có khi đánh theo nhóm còn gọi là “phe phái” có gậy thậm chí có dao. Sau những trận đánh này có không ít học sinh bị thương đầy người, có em phài nhập viện . nặng nề hơn các học sinh bị xúc phạm danh dư, nhân phẩm tạo thành vết thương trong lòng không thể quên. Các cán bộ ngành giáo dục cần phải tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh , gia đình nên quan tâm đến học sinh hơn nữa. Bạn bè hảy yêu thương giúp đở lẫn nhau. Các ngành chức năng cần năng chặn các luồng thông tin mang tính bạo lực cho học sinh , tuyên truyền khuyến khích tình đoán kết, yêu thương, đùm bọc lẩn nhau.

KB: Nạn bạo lực học đường đang có xu hướng tăng, ta cân phải có một phương pháp hiện quả. Bản thân là học sinh phải ra sức học tập trao dồi đạo đức. Tự ta định hướng và quyết tương lai cho riêng mình . ví thế hảy tránh xa bạo lực học đường ví tương lai của xả hội.
 
Top Bottom