Văn [VĂN 8] Văn chứng minh

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
MB:
- giới thiệu chủ đề
TB:
- Vì sao phải yêu nước * vì biết bao anh hùng đã hi sinh cho hòa bình của nước VN này, là công dân VN, ta cần duy trì, bảo vệ đất nước, non sông tồn tại mãi, giữ vững nền độc lập của dân tộc *
- yêu nước thể hiện quá những việc làm nào
- là công dân VN, yêu nước chính là nhiệt huyết ẩn sâu trong dòng máu của nhân dân
- Phải biết rèn luyện, giữ vững lòng yêu nước
- Nhà nước đã làm gì để kêu gọi tình yêu nước trong dân sôi sục trở lại
KB:
- nếu cảm nhận của bản thân
- nhấn mạnh chủ đề
- kêu gọi lòng yêu nước của mọi người

p/s: đúng thì bấm like nhé, chúc e học tốt, mong e sẽ ủng hộ diễn đàn
- Thân -
 
  • Like
Reactions: duy12345678623

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
MB:
- giới thiệu chủ đề
TB:
- Vì sao phải yêu nước * vì biết bao anh hùng đã hi sinh cho hòa bình của nước VN này, là công dân VN, ta cần duy trì, bảo vệ đất nước, non sông tồn tại mãi, giữ vững nền độc lập của dân tộc *
- yêu nước thể hiện quá những việc làm nào
- là công dân VN, yêu nước chính là nhiệt huyết ẩn sâu trong dòng máu của nhân dân
- Phải biết rèn luyện, giữ vững lòng yêu nước
- Nhà nước đã làm gì để kêu gọi tình yêu nước trong dân sôi sục trở lại
KB:
- nếu cảm nhận của bản thân
- nhấn mạnh chủ đề
- kêu gọi lòng yêu nước của mọi người

p/s: đúng thì bấm like nhé, chúc e học tốt, mong e sẽ ủng hộ diễn đàn
- Thân -
Thiếu phần giải thích
Tình yêu nước là gì
 

Do Thi Thu Huong

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
227
66
154
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v… Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Còn bây giờ – thời bình – thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Không có gì đâu bạn.Theo mình thì ta không cần làm cả bài mà chỉ cần dàn ý chi tiết thôi. Nếu làm mẫu nhiều thì sẽ bị phụ thuộc
ừ, thường thì làm dàn ý thì sẽ giúp cho các bạn tự tạo cho mình 1 bài văn riêng không trùng lặp của người khác, vả lại do giới hạn thời gian nên mình chỉ làm được dàn bài thôi !
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.

Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:

Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.

Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:

Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:

Nước sông Thương bên trong, bên đục

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.

Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.

Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?

Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.

Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:

Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

- Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.

Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...

Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.

Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:

Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.

Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!

Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.

Nguon goole
 

Jimin Byun

Học sinh
Thành viên
15 Tháng tư 2017
30
4
21
21
Kho tàng ca dao xưa vô cùng to lớn. Nó diễn tả muôn vàn biểu hiện phong phú về tình cảm của nhân dân ta. Một trong những tình cảm trong sáng và đẹp đẽ mà ca dao luôn nói tới đó là tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.

Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi trẻ thơ. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:

Lờ đờ bóng ngả trăng chềnh Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.

Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”.Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.

Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tình yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê có “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”.Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường như được ca dao biến thành một sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước:

Nhờ trời hạ kế sang đông Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi Vụ năm cho tới vụ mười Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.

Tình cảm của người dân như gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: “Trời ra gắng, trời lặn về, Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên”.

Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanhmướt và tình cảm cũng dạt dào:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng,

củng bát ngát mênh mông

Ca dao làm cho ta tưởng như thấy rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất pha giữa ngọn nắng hồng ban mai

Những cảnh làng quê bình dị, đơn sơ, đã gắn bó với ta bao nhiêu năm tháng chính là vì thế, dù đi xa ta vẫn luôn nhớ tới. Dù vật chất giản đơn nhưng tình cảm lại tràn đầy:

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhá cà dầm tương

Đến cả những cô tát nước bên đường và những người phải dãi nắng dầm sương cũng không phai nhạt trong lòng chúng ta.

Những tình cảm đó đương nhiên không những được nêu rõ trong ca dao mà còn cả trong văn thơ ngày nay, nhưng trước hết là trong ca dao. Ngoài ra ca dao còn giúp ta nhó'' về cội nguồn của dân tộc, qua đó càng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của nước nhà từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đến Ngô Quyền và Lê Lợi. Những chiến công vẻ vang ấy ca dao đều ghi lại:

Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến ba lần giặc tan


Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lè Lợi trong ngàn tiến ra

Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa cũng in sâu những nét đó.

Lạy trời cho cả gió lên,

Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.

Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước có hòa bình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua bay phần phật trên khấp mọi miền.

Đống Đa ghi để lại đây Bên kia Thanh Miếu, bèn này Bộc Am.

Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang.

Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi dấp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc.
Nguồn:Internet
 
Top Bottom