M
maiphuocloi01
Phích nước (bình thủy) là dụng cụ hữu ích trong gia đình dùng để đựng nước sôi hoặc nước ấm. Phích nước được phát minh bởi nhà vật lí học Sir James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế cồng kềnh và khó sử dụng trong phòng thí nghiệm. Nhờ cải tiến, chiếc phích nước có hình dạng và cấu trúc như ngày nay.[1]
Mục lục [ẩn]
1 Cấu tạo
2 Cách sử dụng
3 Tham khảo
4 Nghiên cứu thêm
5 Liên kết ngoài
Cấu tạo
Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi với đó là các loại nắp (phích nhựa dùng nút nhựa có ren, phích kim loại dùng nút gỗ). Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích.Phần đáy phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu .Phần đáy có độ hở để thoát hơi .
Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có 1 núm nhỏ là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột bình nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài. Vì vậy, nước giữ được hơi nóng trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ.
Cách sử dụng
Đối với phích mới mua về nên rót nước ấm vào phích trước khoảng 30 phút sau đó mới đổ nước sôi để tránh vỡ phích. Khi dùng, nên tránh các khu vực có nhiều trẻ em. Nếu buộc phải sử dụng ở khu vực đó, nên để phích trong các giá hoặc nơi cao để tránh tai nạn. Trong trường hợp nguồn nước trong vùng bị nhiễm các chất như Ca, Mg,... sẽ xuất hiện các kết tủa đóng cặn dưới đáy phích, khi đó có thể dùng giấm để xúc rửa.
Mục lục [ẩn]
1 Cấu tạo
2 Cách sử dụng
3 Tham khảo
4 Nghiên cứu thêm
5 Liên kết ngoài
Cấu tạo
Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi với đó là các loại nắp (phích nhựa dùng nút nhựa có ren, phích kim loại dùng nút gỗ). Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích.Phần đáy phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu .Phần đáy có độ hở để thoát hơi .
Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có 1 núm nhỏ là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột bình nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài. Vì vậy, nước giữ được hơi nóng trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ.
Cách sử dụng
Đối với phích mới mua về nên rót nước ấm vào phích trước khoảng 30 phút sau đó mới đổ nước sôi để tránh vỡ phích. Khi dùng, nên tránh các khu vực có nhiều trẻ em. Nếu buộc phải sử dụng ở khu vực đó, nên để phích trong các giá hoặc nơi cao để tránh tai nạn. Trong trường hợp nguồn nước trong vùng bị nhiễm các chất như Ca, Mg,... sẽ xuất hiện các kết tủa đóng cặn dưới đáy phích, khi đó có thể dùng giấm để xúc rửa.