Văn [VĂN 8] Thảo luận

lê quang trung-8a2

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng tư 2017
3
0
1
20
Last edited by a moderator:

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Lí Công Uẩn (974 – 1028) quê ở châu cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều võ công hiển hách. Dưới thời Tiền Lê, ông làm quan đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông được triều thần tôn lên làm vua, xưng là Lí Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm Canh Tuất (1010), Lí Thái Tổ viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Tương truyền khi thuyền nhà vua đến đoạn sông dưới chân thành thì chợt thấy có rồng vàng bay lên. Cho là điềm lành, Lí Thái Tổ nhân đó đổi tên Đại La thành Thăng Long.

Chiếu dời đô phản ánh ý chí tự cường và khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì trên thuận ý trời, dưới hợp lòng người, có sự kết hợp hài hòa giữa lí với tình.

Chiếu là một loại văn bản cổ, nội dung thông báo một quyết định hay một mệnh lệnh nào đó của vua chúa cho thần dân biết. Chiếu thường thể hiện một tư tưởng lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh triều đại, đất nước. Chiếu dời đô cũng mang đầy đủ đặc điểm trên nhưng bên cạnh đó, nó cũng có những nét riêng. Đó là tính chất mệnh lệnh kết hợp hài hòa với tính chất tâm tình. Ngôn ngữ bài chiếu vừa là ngôn ngữ hành chính vừa là ngôn ngữ đối thoại.

Bố cục bài chiếu có thể chia làm ba đoạn:

Đoạn một: Từ đầu đến không thể không dời đổi: Tác giả nêu những dẫn chứng trong sử sách để làm cơ sở cho việc dời đô của mình.

Đoạn hai : Tiếp theo đến phong thái tốt tươi: Tác giả phân tích thực tế là kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang phát triển của đất nước cho nên cần thiết phải dời đô.

Đoạn còn lại: Tác giả khẳng định thành Đại La là nơi hội đủ mọi điều kiện thuận lợi để chọn làm kinh đô mới.

Kết cấu nói trên tiêu biểu cho kết cấu của một bài văn nghị luận chính trị xã hội. Bằng phương thức lập luận sắc bén, chặt chẽ, lôgíc, tác giả đã trình bày và thuyết phục mọi người đồng tình với quyết định dời đô của mình. Để chứng minh quyết định dời đô là đúng đắn, tác giả nêu một số dẫn chứng trong lịch sử cổ kim để củng cố lí lẽ, tăng thêm khả năng thuyết phục.




Để giải tỏa tâm trạng băn khoăn của không ít người trước việc dời đô, tác giả khẳng định dời đô là việc làm thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại phong kiến từ trước tới nay. Lí Công uẩn viện dẫn gương các triều vua thời cổ đại bên Trung Quốc cũng đã từng dời đô:

Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời ? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

Đoạn này nêu tiền đề làm chỗ dựa cho lí lẽ mà tác giả sẽ trình bày ở những phần tiếp theo. Trong lịch sử phong kiến phương Bắc đã từng có chuyện dời đô và mang lại những kết quả tốt đẹp, cho nên việc dời đô của Lí Thái Tổ không phải là chuyện bất thường.

Nhà vua khẳng định các bậc đế vương khi quyết định dời đô đều nhằm mục đích mưu đồ nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho quốc gia, dân tộc. Việc dời đô trên thì thuận theo mệnh trời (tức phù hợp với quy luật khách quan), dưới thì thuận theo ý dân (phù hợp với nguyện vọng của nhân dân) nôn kết quả là đều đem đến sự phát triển thịnh vượng cho quốc gia dân tộc.

Qua việc đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng ấy, tác giả khẳng định việc thay đổi kinh đô đối với triều đại nhà Lí là một tất yếu khách quan. Ý định dời đô của Lí Công Uẩn bắt nguồn từ thực tế lịch sử đồng thời thể hiện ý chí mãnh liệt của nhà vua cũng như của dân tộc ta hồi đó. Nhà vua muốn xây dựng và phát triển Đại Việt thành một quốc gia hùng mạnh trong tương lai.

Dựa vào óc quan sát, phân tích kĩ lưỡng tình hình thực tế, ông nêu ra những nhận xét có tính chất phê phán: Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
nguồn google
 

vunguyendang03

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
40
4
81
20
Hải Phòng
Zayin
Các bạn ơi giúp mình với:
Từ bài thơ quê hương của Tế Hanh em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi công dân đối với biển đảo tổ quốc?
Gửi lời thanks trước nha:)
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Các bạn ơi giúp mình với:
Từ bài thơ quê hương của Tế Hanh em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi công dân đối với biển đảo tổ quốc?
Gửi lời thanks trước nha:)
@@
Sau này, e đăng ra topic mới cho chị biết để giúp ngay nhé ^^
- Bài thơ của ông như hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc.
- Bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
- Gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi
=> Biển có giá trị to lớn, ngư dân bám biển => Biển là 1 phần ko thiểu thế trong cuộc sống thường ngày ^^
- Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo.
- Thanh niên cần hưởng ứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet
- Khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn
- Đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
là cái chủ đề ấy ạ
Chị hiểu rồi, cái bài của bé Nguyên khá dài nhưng cũng được. E lấy đó làm hành văn
Còn bây giờ chị cho e cái ý đi xuyên suốt bài viết nhé ^^
Luận điểm chính: Lợi thế nhiều mặt của thành Đại La trong việc định kinh đô mới và phát triển đất nước lâu dài
Luận điểm thành phần:
- Lịch sử: Kinh đô cũ của Cao Vương
- Địa lí:
+ Trung tâm trời đất
+ Thế rồng cuộn hổ ngồi
+ Hướng nhìn sông dựa núi
+ Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng
- Kinh tế văn hóa:
+ Muôn vật phong phú tốt tươi
+ Thắng địa của đất Việt
=> Đại La là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời
 
Top Bottom