[Văn 8] Ôn thi cuối kì.

W

wingsaver

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ban nao 'rong luong' giup minh may cai de nghi luan nay dc ko?
1, Chứng minh thiên nhiên rất cần cho đời sống con ngừoi, vì vậy, con người phải yêu mến thiên nhiên.
2, Nếu rõ tác hại của các tệ nan xã hội mà ta cần phải bài trừ.
3, Hiện nay, một số bạn có lơ là học tập. Em hãy viết bài văn khuyên các bạn nên học hành chăm chỉ hơn.
4, Sau khi học văn bản "Hịch tướng sĩ" , hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò lãnh đạo của Trần quốc Tuấn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm.
[ moi nguoi tho ng cam vi minh ko danh co dau dc:D]
 
Last edited by a moderator:
T

tuntun301

2. Neu ro tac hai cua cac te nan xa hoi ma ta can phai bai tru.

- Thế nào là tệ nạn xã hội.Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.

- Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến,thuốc,lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống,chích,kẹo…

2.Tại sao phải bài trừ ma tuý

- Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học,chính trị,xã hội.Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê,tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật,từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng,từ 1 công dân tốt của xã hộitrở thành đối tượng cho luật pháp.Khi đói thuốc,con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác:cướp giật,trộm cắp,giết người… Thậm chí ngưòi thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.

- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần,không có khả năng lao động,trở thành gánh nặng cho gia đình,lxã hội.

- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang,vật vờ trên những con đường tệ nạn làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội.

- Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lâh lan như:HIV/AIDS,lao phổi...

-->Khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt:an ninh,quốc phòng…Khi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.


3.Làm sao để nói không với ma tuý?

- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.

- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc làm cho họ,tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện",giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.

- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.


3.Hien nay, mot so ban co phan lo la hoc tap. Em hay viet bai van khuyen cac ban nen hoc hanh cham chi hon.

Trong lớp ta, từ đầu năm nay đã xảy ra một số tình trạng các bạn ham chơi, lười học nên kết quả học tập học kì một không được tốt. Do hỏng một khoản kiến thức khá lớn nên hầu như các bạn hụt hẫng, mất đi niềm tin không cố gắng được trong những học kì còn lại và những năm học sau này.

Các bạn hãy nhgĩ đến tương lai khoa học sau này, một tương lai công nghệ hoá hiện đại hoá, tất cả mọi thứ đều có sự tiến bộ vượt bậc. Liệu không có kiến thức trong đầu bạn có làm được chuyện gì ra hồn trong tương lai mình không ?Bạn theo đuổ kịp sự hiện đại đó không? Các bạn muốn bây giờ mình vui chơi thoải mái, thả mình với thời gian, hay muốn sau này mình sẽ làm được một điều gì đó cho nhân loại, bạn sẽ hết sức vinh dư, đi đâu cũng được mọi người khen ngợi, ca tụng, tiếng thơm còn lưu lại lịch sử khoa học muôn đời. Nếu bây giờ, bạn học hành không đàng hoàng, không cố gắng, lơ là, chễnh mảng, tương lai bạn sẽ ra sao? Mọi người chê cười, xỉ nhục bạn, vì bạn quá quê mùa so với thời đại, bạn quá ngu ***, bạn đi đâu người ta cũng sẽ chẳng buồn để ý đến sự có mặt của bạn, thậm chí chê bai, có thể đuổi bạn đi nữa, bạn chịu nổi một ngày mai như thế không? Bạn chọn một tương lai thế nào?

Chắc hẳn, bạn sẽ chọn tương lai tốt đẹp kia và bạn không hề muốn tương lai còn lại xảy ra trong cuộc đời mình. Nếu bạn muốn thế thì tại sao bạn không học?

Đó chỉ là chuyện tương lai, còn hiện tại, kết quả học tập của các bạn không tốt, làm gia đình, thầy cô buồn phiền.Chắc hẳn, không có ai muốn ngườithân mình, học trò mình có kết quả học tập không tốt. Các bạn có thể vừa học vừa chơi nhưng làm sao bạn “nghiện” học chứ đừng nghiện game. Một khi bạn đã hiểu nghĩa thực sự của từ “học”, lúc đó bạn sẽ say mê học, không ngừng học, học lúc đó đối với bạn là một điều không thể thiếu trong cuộc sống, một ngày không học đối với bạn chẳng còn ý nghĩa gì. Đó là sự “nghiện tốt đẹp”. Và khi bạn lớn lên với biết bao kiến thức đã trao dồi từ bây giờ, bạn sẽ làm được gì nào? Một nhà bác học, sử học uyên bác, nhà chiêm tinh học tài ba,nhà khoa học, vật lí học vĩ đại của nhân loại hay bác sĩ, nhạc sĩ , nhà văn,... biết bao công việc tốt đang chờ bạn trong tương lai.

Như BÁc hồ đã từng nói ;”trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vậy từ hôm nay, bạn hãy học, học vì xã hội, đất nước Việt Nam, vì tương lai của chính mình các bạn nhé!
 
T

tuntun301

1. Chung minh thien nhien rat can cho doi song con nguoi, vi vay con nguoi phai yeu men thien nhien
Rừng là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cấy quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu.Ngoài ra,từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ,báo, hươu,nai… và cả những động, thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và nhả ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế ?
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng.Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ … và lấy đâu ra “ rừng vàng” cho con cháu mai sau ?!
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại. của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca …

4.Sau khi hoc van ban 'Hich tuong si' , hay neu suy nghi cua em ve vai tro lanh dao cua Tran Quoc Tuan trong su nghiep chong giac ngoai xam
Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.
_Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài “Hịch tướng sĩ” với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
_ Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.
_ Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.
_ Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.
_ Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ “tam cương, ngũ thường”. Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 “An thiên cỗ hùng văn”, “tiếng kèn xung trận hào hùng”, mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.
 
N

ngoisaohieulongtoi92

bài hịch tướng sĩ này năm đó chị kiểm tra đc 8:)),cứ chém rồi thỉnh thoảng trích câu trong văn rồi phân tích,có j kiếm mạng với sách tham khảo í:Dcái này cóp trên mạng,k biết dùng và gợi ý cho em đc k

Bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, Ngài vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân.

Ðặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả Kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc, Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi.

Câu nói bất hủ của Ngài: "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu thần đi đã", đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí "Sát Thát" trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta.

Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở sự nhận thức rất rõ dân ta là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngài chủ trương: "Khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước".

Trần Hưng Ðạo xem việc đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo thành sức mạnh. Nhìn lại ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông thắng lợi. Ngài xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt" (bị tựu tự cầm). Ngài rất coi trọng đoàn kết quân và dân, đoàn kết trong quân đội "như cha con một nhà". Chính nhờ nguồn sức mạnh đó mà dân tộc Việt Nam đã có thể đứng vững và vượt qua những thử thách ghê gớm của họa xâm lăng khốc liệt do đế quốc Nguyên - Mông gây ra.

Trần Quốc Tuấn là vị thống soái có tài năng quân sự tuyệt vời. Nắm vững yêu cầu chiến lược lấy nhỏ thắng lớn, cả nước đánh giặc, Ngài chủ trương lấy đoản binh chống trường trận, xem đó là điều thường trong binh pháp nước ta; kết hợp tác chiến của quân triều đình với tác chiến và đấu tranh của lực lượng quân dân các địa phương: "tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu".

Cái tài giỏi của Trần Quốc Tuấn là biết chuyển tình thế từ hiểm nghèo thành thuận lợi, xoay chuyển thế trận tạo nên thời cơ. Và khi thời cơ đến thì chuyển sang phản công, tiến công; chọn đúng hướng, đúng mục tiêu, đánh những trận quyết định, khiến kẻ thù không kịp trở tay, trong chốc lát đã bị thất bại.

Tài thao lược của Trần Quốc Tuấn nổi bật là tính chủ động và linh hoạt "biết người, biết mình", chủ động điều địch, chủ động đánh địch, "xem xét quyền biến... tùy thời mà làm". Câu trả lời của ông với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn" khi quân Nguyên tiến công xâm lược lần thứ ba (1288), chứng tỏ vị chủ tướng đã biết rõ địch, biết rõ ta, phân tích sâu sắc tình hình thực tiễn và làm chủ được quy luật của chiến trận. Trong cuộc kháng chiến này, giặc chưa bị đánh lớn mà đã sợ hãi rút chạy, rốt cuộc bị tiêu diệt trên sông Bạch Ðằng và ở biên giới. Ðó là kết quả kỳ diệu của phương pháp dùng binh độc đáo của Trần Hưng Ðạo.

Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại phong kiến. Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân đó không ai khác là Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp chiến đấu của quân triều đình với quân các lộ và dân binh, tiêu diệt địch trong những trận lớn, xây dựng một thế trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng quân thù.

Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị thống soái lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến mà còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng, từ lời Hịch kêu gọi tướng sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản Di chúc lịch sử, những nội dung tư tưởng tiên tiến ấy đã được khẳng định. Ngài đã dày công nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc, học tập những tư tưởng quân sự tiến bộ của nước ngoài, rút ra những điều tinh túy, kết hợp với những tri thức quân sự từ thực tiễn chỉ đạo chiến tranh của mình, thành những bộ binh thư có giá trị nhằm phục vụ sự nghiệp giữ nước.

Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lý luận quân sự có giá trị, khẳng định một bước phát triển quan trọng của khoa học quân sự Việt Nam. Với Trần Quốc Tuấn, một học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại phong kiến đã hình thành, học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giữ nước. Chính trên cơ sở này, Lê Lợi - Nguyễn Trãi phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa nông dân, chiến tranh giữ nước.

Những quan điểm tư tưởng chính trị - quân sự dựa vào dân, khoan thư sức cho dân, về xây dựng khối đại đoàn kết trong hoàng tộc và triều đình, trong toàn quân và cả nước, về phương châm chiến lược "dĩ đoản, chế trường" (lấy ngắn trị dài), "quân đội cốt tinh không cốt nhiều, trên dưới một dạ như cha con..." là những tư tưởng tiên tiến, đúng đắn và sáng tạo, vượt thời đại mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị.
 
Last edited by a moderator:
T

tranxuanhao97

Đất nước ta có những triều đại vững bền và phát triển, là nhờ vị vua như Lý Công uẩn nười đã sáng lập ra vương triều nhà Lý và tướng Trần Quốc Tuấn, vị tướng tài giỏi hai lần chỉ huy nhân dân ta chiến thắng quân Mông Nguyên. Vì vậy văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" đã nói lên vai trò quan trọng của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước
Lý Công Uẩn là vị vua anh minh vì ông là vị vua yêu nước thương dân.
Sau khi lên ngôi vua, việc đâu tiên mà ông nghĩ đến là việc dời đô. Vì theo sử sách nhà Chu, nhà Thương, vua Bàn canh nhiều vần dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đó chính là việc làm của vị vua yêu nước thương dân.
Khi nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, không dời đô cho nên triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, điều đó đã khiến Lý Công uẩn rất đau xót. Đó là tấm lòng yêu nước của Lý Công Uẩn, đau xót trước vận mệnh ngắn ngủi của những triều đại đã qua.
Lý Công Uẩn là vị vua anh minh vì ông là một vị vua thông minh tài giỏi.
Ông thông minh tài hỏi nên ông có thể xìn thấy được thành Đại La hội đủ yếu tố, xứng đáng một kinh đô bậc nhất, đế vương muôn đời. Thành Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng nơi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng phẳng đất cao mà tháng.... Quả là Lý Công Uẩn có cái nhìn thật sáng suốt.
Trần Quốc Tuấn là vị tướng anh minh vì ông là vị tướng yêu nước thương nhân.
Khi bọn giặc sang xâm lược, cướp bóc, bắt nạt tể phụ, ông vô cùng căm ghét, ông quyết tâm giết giặc:"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm nằm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước bắt đầm đìa, chỉ tước chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thì. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng."
Trần Quốc Tuấn là vị tướng giỏi nên ông nêu ra những tấm gương trung thần nghĩa sĩ để khúc lệ tướng sĩ xả thân vì nước.
Sự tài giỏi của ông thể hiện ở khi ông nhìn thấy và phân tích cho tướng sĩ thấy lối sống sai hưởng thụ của các tướng sĩ sẽ dẫn đến mất nước, để tướng sĩ từ và và theo ông học binh thư yếu lược và rèn luyện võ nghệ, chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Qua hai văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" đã nêu lên vai trò quan trọng của những người lãnh đạp anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn. Họ là những vị vua, vị tướng đánh kính, đáng tự hào.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại . Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hướng quyết định đến vận mệnh đất nước . Đọc lại áng văn “ Chiếu dời đô “ của Lí Công Uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “ Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ . Qua đó , chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc .
“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc .
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc .
Đọc “Hịch Tướng Sĩ” cứ ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông , của non nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước , nó biểu hiện 1 lòng câm thù giặc sâu sắc , 1 ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù , ko chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc .
Trrước tai hoạ đang đến gần : quân Mông – Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ 2 với quy mô chưa từng thấy hòng ko cho 1 ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân , Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ 1 lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn . Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm , những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giắc và những việc cần làm để chống giặc .
Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc , nhục cái nhục quốc thể . Viết cho tướng sĩ , nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình . Nổi bật nhất là lòng căm thù giặc . Tác giả thật ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang” , thật ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” . Tác giả rất kinh bỉ , đã “vật hoá” chúng , gọi là “dê chó” , là “hổ đói” .“Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm quên vỗ gối , ....
Đất nước ta có những triều đại vững bền và phát triển, là nhờ vị vua như Lý Công uẩn nười đã sáng lập ra vương triều nhà Lý và tướng Trần Quốc Tuấn, vị tướng tài giỏi hai lần chỉ huy nhân dân ta chiến thắng quân Mông Nguyên. Vì vậy văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" đã nói lên vai trò quan trọng của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước
Lý Công Uẩn là vị vua anh minh vì ông là vị vua yêu nước thương dân.
Sau khi lên ngôi vua, việc đâu tiên mà ông nghĩ đến là việc dời đô. Vì theo sử sách nhà Chu, nhà Thương, vua Bàn canh nhiều vần dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đó chính là việc làm của vị vua yêu nước thương dân.
Khi nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, không dời đô cho nên triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, điều đó đã khiến Lý Công uẩn rất đau xót. Đó là tấm lòng yêu nước của Lý Công Uẩn, đau xót trước vận mệnh ngắn ngủi của những triều đại đã qua.
Lý Công Uẩn là vị vua anh minh vì ông là một vị vua thông minh tài giỏi.
Ông thông minh tài hỏi nên ông có thể xìn thấy được thành Đại La hội đủ yếu tố, xứng đáng một kinh đô bậc nhất, đế vương muôn đời. Thành Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng nơi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng phẳng đất cao mà tháng.... Quả là Lý Công Uẩn có cái nhìn thật sáng suốt.
Trần Quốc Tuấn là vị tướng anh minh vì ông là vị tướng yêu nước thương nhân.
Khi bọn giặc sang xâm lược, cướp bóc, bắt nạt tể phụ, ông vô cùng căm ghét, ông quyết tâm giết giặc:"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm nằm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước bắt đầm đìa, chỉ tước chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thì. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng."
Trần Quốc Tuấn là vị tướng giỏi nên ông nêu ra những tấm gương trung thần nghĩa sĩ để khúc lệ tướng sĩ xả thân vì nước.
Sự tài giỏi của ông thể hiện ở khi ông nhìn thấy và phân tích cho tướng sĩ thấy lối sống sai hưởng thụ của các tướng sĩ sẽ dẫn đến mất nước, để tướng sĩ từ và và theo ông học binh thư yếu lược và rèn luyện võ nghệ, chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Qua hai văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" đã nêu lên vai trò quan trọng của những người lãnh đạp anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn. Họ là những vị vua, vị tướng đánh kính, đáng tự hào.
 
T

tuanvy0808

Khả năng phá hoại của loài người rất là tàn khốc . Họ không để ý tới xã hội hay tương lai , chỉ quan tâm tới những lợi ích riêng tư trước mắt. Cho nên , phần lớn các tài nguyên địa cầu đã bị tiêu diệt và do đó làm ảnh hưởng tới nền kinh tế trên thế giới . Nếu một trận mưa lớn xảy ra mà không có ai cố gắng bảo trì đất đai và nước thì sẽ không có cây cối để hút nước mưa thấm trong lòng đất , sau đó nước chảy đi dần dần thành một con sông . Kết quả là một trận lụt . Khi lụt lội xảy ra , nhiều nhà cửa bị tàn phá , mùa màng ngập nước , và kinh tế toàn cầu tổn hại . Trận lụt mới đây ở bên Mỹ làm thiệt hại hàng tỷ bạc , bây giờ Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục từ những tai họa như vầy . Tất cả những chuyện này xảy ra là do sự tàn phá môi trường sống của con người .

Nếu mỗi nhóm , mỗi đơn vị , mỗi người đều hành động như nhóm chúng ta , thương yêu chăm sóc cho thiên nhiên như lời tôi dạy thì thế giới của chúng ta sẽ khác . Chúng ta nghĩ chỉ có cộng sản hay những quốc gia quá khích gây chiến mới phá hủy tinh cầu và làm nguy hiểm đời sống loài người . Nhưng thực tế , họ không phải là duy nhất ; ngay cả những nhóm nhỏ , những đơn vị nhỏ hay từng cá nhân cũng có thể hủy hoại địa cầu . Họ làm mỗi ngày một chút . Sự phá hoại này xảy ra kinh niên . Chiến tranh chỉ gây tổn hại một lần , và hậu quả kéo dài vài mươi năm là hết . Khi con người nhận thấy chiến tranh không mang lại lợi ích , họ yêu cầu đình chiến rồi bắt đầu công cuộc tái kiến thiết , tu bổ . Tuy nhiên , sự phá hại kinh niên xảy ra mỗi ngày khắp nơi trên thế giới rất khó mà hoàn lại được . Nó gây thiệt hại , tạo nên những nguy cơ không kém chiến tranh .

Tôi không dạy quý vị những điều này vì tiền bạc . Thí dụ như đôi khi tôi dạy quý vị cách hái trái cây , săn sóc cây cối , và xịt thuốc cho những cây không khỏe mạnh . Cây cối đôi khi cũng bị bệnh . Sâu sống bên trong , ăn cây , rồi cây bị đổ . Thành ra , khi nào có thời giờ quý vị phải săn sóc cho cây . Người biết cách nên chỉ cho người không biết cách . Hãy làm việc với nhau . Mỗi quý vị có thể thương yêu chăm sóc cho một vài cây . Khi quả lớn thì chúng ta hái .

Ngụ Ý của Hành Động Tâm Linh

Mỗi hành động của người tu hành đều mang một ý nghĩa tiêu biểu . Khi chúng ta làm việc gì đó với ý định muốn bảo tồn , lực lượng đầy lòng thương yêu quan tâm này sẽ truyền ra từ một góc của chúng ta trên thế giới tới toàn thể tinh cầu . Địa cầu sẽ được bảo toàn , gìn giữ ; mùa màng sẽ được bảo vệ , kinh tế toàn cầu sẽ được duy trì , và mọi người sẽ có thức ăn . Thế giới sẽ có đủ tài nguyên và đủ thực phẩm cho tất cả mọi người . Chúng ta làm như vậy không phải vì muốn để dành nhiều tiền ; thật ra , làm kiểu đó không để dành được bao nhiêu . Đây chỉ là hành động tiêu biểu . Có tinh thần bảo trì và tấm lòng đóng góp cho thấy khả năng bảo tồn và sức mạnh khẳng định mà chúng ta muốn chia sẻ cùng thế giới . Nếu lực lượng bảo tồn này lan tràn ra khắp ngõ địa cầu thì thế giới sẽ an toàn hơn nhiều lắm .

Khi người nào cũng phá hoại , không ai cố gắng bảo tồn thì đương nhiên lực lượng khẳng định sẽ sụt lần cho tới khi không còn lực che chở nào nữa mà chỉ có lực lượng phủ định , hủy hoại , là thắng thế . Cho nên chúng ta phải rán giữ cho nó quân bình . Có thể số người chúng ta rất ít , nhưng lực lượng chúng ta rất mạnh . Những người tu hành như chúng ta có thể tập trung trí óc tới nổi chỉ cần làm một chút thôi , kết quả cũng nhiều hơn và có ảnh hưởng lớn hơn so với nỗ lực của chúng ta . Thành ra , đừng nói rằng : "Ồ , chỉ có vài mẫu đất thì lợi ích bao nhiêu cho thế giới ? Sao Sư Phụ lo dữ vậy ?" Khi mỗi người làm một chút , tất cả mọi người cộng lại được rất là nhiều . Thế giới ngoài kia , mỗi người làm hại một chút . Tất cả hành động đều bắt đầu từ mỗi cá nhân . Thành thử , khi quý vị làm một hành vi tốt , hãy nhớ rằng mình đang làm với mục đích tiêu biểu .

Khi làm như vậy , lực lượng che chở bảo vệ của chúng ta có thể bù lại lực phá hoại trong thế giới. Dù rằng chúng ta không thể gỡ được tất cả những hành động trong quá khứ , nhưng ít nhất cũng cố gắng duy trì sự quân bình . Nếu không , nếu người nào cũng phá mà không ai muốn bảo tồn thì thế giới này trước sau gì cũng sẽ trở thành sa mạc . Bây giờ càng ngày càng ít đất rừng ; chung quanh chỗ này cũng đang xảy ra như vậy . Núi non quanh đây thành trọc đầu như mấy nhà sư . Cho nên chúng ta cần phải giữ quân bình một chút tượng trưng . Nếu chúng ta không bảo tồn những khu rừng ở đây thì chỗ này giờ đã trở thành cằn cỗi . Quý vị thấy có đẹp không ? Cũng may là chỗ này chúng ta vẫn còn một số khu vực với rừng cây xanh tươi , rậm rạp . Mùa hè có thể ngồi dưới gốc cây đọc sách , thiền , hóng gió , nói chuyện , nghỉ ngơi , hay nằm võng . Nếu chúng ta không săn sóc nơi này , cây cối đã trở thành héo hon , bịnh tật , rồi cuối cùng sẽ chết . Toàn thể chỗ này sẽ trở thành trơ trọi giống như rặng núi đàng kia . Lúc đó quý vị sẽ cảm thấy thế nào ? Có thấy thậm tệ hơn bây giờ rất nhiều không ?

Nguy Hiểm Cho Địa Cầu và Loài Người

Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hoại một chút rồi con người làm hại thêm chút nữa , không ai săn sóc thiên nhiên thì một ngày địa cầu chúng ta sẽ thành giống như Hỏa Tinh . Quý vị biết Hỏa Tinh không ? Tại sao gọi là Hỏa Tinh ? Là vì trên đó chỉ có lửa , và tinh cầu đó màu đỏ , không có sự sống , tối thiểu trên bề mặt . Tôi "nghe nói" là có sự sống dưới lòng đất . Đó là vì trong quá khứ , tinh cầu này bị tàn phá nặng nề , và có chiến tranh với những chúng sinh khác . Mặc dầu họ đánh nhau vì không còn cách nào khác , nhưng nghiệp chướng vẫn có . Họ giết nhau bằng bom hóa học khiến tinh cầu trở thành hoang vu . Hơn nữa , loài người cũng không sống được ở đó bởi vì bầu không khí chung quanh vẫn còn vô cùng độc hại . Bầu không khí trên tinh cầu chúng ta không độc , có khí oxy , thành ra chúng ta sống được . Nhưng có lẽ khí oxy của mình không trong sạch cho nên chúng ta không sống lâu được và sức sống của chúng ta rất yếu ; chúng ta không thể trường thọ . Trên Hỏa Tinh , trên những tinh cầu nguy hiểm hoặc đã hao mòn , bầu không gian còn tệ hơn vậy nữa . Đầy khí độc , không oxygen , không sự sống nào tồn tại được .

Ngày nay , loài người trên quả đất có khả năng phá hoại khủng khiếp và họ đã tạo ra rất nhiều hơi độc . Chỉ vì tiền bạc mà con người không nghĩ tới tương lai hay những người xung quanh họ , ngay cả con cháu hay thế hệ mai sau . Cho nên không khí quả đất càng ngày càng độc , và con người mắc phải nhiều thứ bệnh khác . Trị bệnh cho họ khó lắm bởi vì tính miễn nhiễm của họ càng ngày càng suy giảm .

Coi Trọng Ân Điển của Thượng Đế

Cây cối phát ra oxygen để giữ sự quân bình trong không khí nơi môi trường sống của chúng ta . Thiếu cây , địa cầu sẽ chỉ có hỏa hoạn và lụt lội , sẽ nóng và khô như sa mạc ; bầu không khí sẽ không cân bằng . Bởi vì cây hấp thụ khí than (carbon dioxide) để tuần hoàn và biến hóa , nhả dưỡng khí (oxygen) lợi ích cho cơ thể chúng ta . Nếu chúng ta hay nhìn cây xanh , mắt sẽ cảm thấy nhẹ nhàng , tinh thần sảng khoái và cơ thể vô cùng dễ chịu . Thành thử , cây cối rất thiết yếu đối với loài người . Chăm sóc cho cây tức là chăm sóc chính mình , không liên quan gì tới tiền bạc .

Đây là sự bảo toàn thiên nhiên một cách tiêu biểu . Chúng ta không thờ phụng thiên nhiên mà gìn giữ nó . Đôi khi cần phải chặt cây vì một mục đích cao hơn hoặc vì hoàn toàn cần thiết . Nhưng nếu không có lý do thì mình nên bảo toàn tất cả . Đó là hành động tiêu biểu . Chúng ta làm vậy không phải vì tiền , cũng không phải vì tôi khó tánh làm rộn quý vị . Quý vị có lẽ cho rằng chuyện đó không đáng vì quý vị có thể mua được nhiều cây với vài đồng bạc , nhưng ý nghĩa ở đây là khác . Người nào cũng muốn mua mà không muốn trồng . Vì Thượng Đế ban cho chúng ta cảnh thiên nhiên hùng vĩ thì chúng ta phải chăm sóc để chứng tỏ chúng ta quý trọng những gì Ngài đã ban cho . Rồi Ngài sẽ cho nữa . Thí dụ như cha mẹ cho tiền đứa con , và đứa con biết xoay sở làm ăn . Khi công việc bành trướng , phát đạt , cha mẹ tin tưởng và sẵn lòng cho nó thêm của cải . Nó càng làm ăn thịnh vượng . Nhưng nếu đứa con phung phí , xài hoang hoặc làm mất tiền mất bạc thì cha mẹ có cho nó nữa không ? Dĩ nhiên là không ! Điều này rất giản dị và hợp lý .

Cho nên , khi chúng ta được cái gì mà nghĩ là tốt thì hãy coi trọng nó , chăm sóc nó , thậm chí còn làm cho nó tốt thêm . Vì những người tu hành như chúng ta có rất nhiều lực lượng , chúng ta tạo được một ảnh hưởng dũng mãnh hơn người không tu cùng làm việc đó . Bởi vì chúng ta làm với sự chú ý tập trung và tình thương , rất khác với cách người ngoài làm việc một cách lơ đãng hoặc vì tiền bạc . Do đó chúng ta có khả năng ảnh hưởng mạnh hơn , mang nhiều lợi ích hơn cho thế giới . Thành thử , mỗi lần làm chuyện gì hãy nghĩ tới lực lượng của mình . Nếu không , người tu hành không khác gì người không tu hành . Vậy tu hành , phí công sức để làm gì ? Quý vị có thấ
 
W

wingsaver

Hic! Cô lại cho cái đề mới rùi! Nhiều quá! Ai giúp mình thêm cái đè cuối này dc ko: c/m thơ Bác giàu tình cảm cao đẹp?
 
V

vjpkut3o

Nghị luận bài Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn, người đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”-áng văn bất hủ được ông viết trước cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) là lời hiệu triệu của toàn quân ra trận, nhưng cũng chất chứa một lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha của vị Quốc công tiết chế này.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, những trang sử hào hùng đã ghi lại biết bao tấm gương của các anh hùng, những vị lãnh đạo kiệt xuất. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho nền độc lập nước nhà… và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng như thế! Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàng, hống hách, chúng không chỉ coi thường dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặc hơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải của nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, *** hổ đói, cú diều. Vậy mục đích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặc của tướng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nước của 1 dân tộc.
Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.
Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh tổ quốc lâm nguy: “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hưởng lạc, ham vui, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặc mê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về con đường đúng đắn, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trước nguy cơ bị nước ngoài lăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binh thư yếu lược” do chính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.
(st)
 
Top Bottom