ngắm trăng hồ chí minh
1) Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.
Dịch khá sát nhưng vẫn còn mắc những lỗi nhỏ (mà toàn là lỗi quan trọng thôi à @.@) Nhưng tất nhiên là không thể trách dịch giả được, làm gì có bản dịch nào hoàn hảo so với nguyên gốc đâu à. Có lẽ có nhưng chắc cũng hiếm )
Hai lỗi nhìn rõ nhất trong bản dịch có thể thấy:
Lỗi 1 : Câu 1
Phiên âm
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Dich nghĩa:
Cảnh đẹp thế này ta biết làm thế nào bây giờ ?
Dịch thơ:
Cản đẹp đêm nay khó hững hờ.
Rõ ràng là câu hỏi đã bị biến thành câu trần thuật. Câu thơ từ đấy mà cũng mất đi cái vẻ bối rối rất thơ của kẻ trong tù trước cảnh đẹp buổi đêm
Lỗi 2: Câu 4:
P. Âm
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa:
Đại loại na ná là ánh trăng đi xuyên qua khung cửa để ngắm người thi nhân
Dịch thơ :
Trăng NHÒM khe cửa khán thi gia.
Chữ NHÒM ở đây khá rõ là có vấn đề.
Nhòm = hành động sai trái, nhìn lén lút
Chữ "nhòm" không đúng ngữ cảnh này đúng là đã giết chết cả cái phong thái rất đẹp của người và trăng từ đoạn đầu bài thơ.
Vần thì có vần, nhưng đặt không đúng nơi đúng chỗ, lại khiến cho nguyên tác mất đi nhiều thi vị, không còn mang cái vẻ đẹp vẹn nguyên ban đầu của nó..Những cái phi thường thơ mộng , bởi chữ NHÒM ấy mà bỗng trở nên hướng tục, bình thường, có phần tầm thường nữa...
2. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh "Trong tù ko rượu cũng ko hoa"? Qua 2 câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?
~Hoàn cảnh của Bác: ngắm trăng mà ko có rượu và hoa. Các thi nhân thời xưa thường thưởng hoa, ngắm trăng và uống rượu, trong khi đó, Bác ngắm trăng qua song sắt nhà tù, "ko rượu cũng ko hoa". Tâm trạng của Bác: vẻ thong dong, hòa hợp với thiên nhiên. Có vẻ như Bác với trăng là tri kỉ vậy.
3) Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia."
sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu thơ dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật ntn?
~Người ngắm trăng, còn trăng ngắm nhà thơ. Đó chính là điểm chú ý.
Sắp xếp dưới dạng đối nhau để chỉ "sự hòa hợp song phương" chứ ko phải "đơn phương" ~ nghĩa là Bác rất ung dung, tin rằng Bác ko chỉ có một mình trong con đường cách mạng <tớ hiểu thế >
5*. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: " Thơ bác đầy trăng. " Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời diểm sáng tác sau mỗi bài). Cuộc ngắm trăng trong bài vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?
~Bài Ko ngủ được,...
Cuộc ngắm trăng và hình ảnh trăng trong bài này là một cuộc ngắm trăng trong song sắt nhà tù, ngắm trăng mà ko có rượu và hoa. Hình ảnh trăng đầy vẻ gắn bó với Bác, thể hiện sự hòa hợp của Bác với thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác




>-