Văn [VĂN 8] Làm văn

Lâm Quỳnh Như

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng ba 2017
2
1
66
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai giúp mình với!!!! Thứ 2 kt òi... Đề : Nhân dân ta vốn có truyền thống “Thương người như thể thương thân”. Em hãy viết một bài văn nghị luận cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.
 

Trang Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
85
72
116
20
Bắc Ninh
Dân tộc Việt Nam ta từ xa xưa vốn lấy chữ nhân để làm gốc .Đó là một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha .Truyền thống đã được truyền từ thế hệ qua thế hệ khác. Hơn nữa nhân dân ta còn có một câu tục ngữ rất phổ biến đó là “ Thương người như thể thương thân”

Câu tục ngữ là một khởi nguồn cho những tình cảm cao đẹp mà con người ta đã tích tụ lại bao nhiêu đời nay. Đó là một truyền thông không thể thiếu nó được thể hiện qua bao nhiều đời nay và được con người Việt Nam ta tích lũy học tập một cách hiệu quả và chọn lọc.

Đầu tiên ta phải xét đến tình thương thân . Thương thân là thương mình, quý trọng bản thân mình .Mình phải biết thương mình thì sau đó mới có thể thương được người khác.Chứ bản thân mình mà không biết quý thì làm sao có thể quý người khác được.Thương người tức là yêu thương mọi người,thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, hàm súc nhưng nó như một lời nói chân thành, tự nhiên khuyên con người ta phải biết thương yêu đồng loại như yêu thương chính bản thân mình, đồng cảm và yêu thương người khác, coi nỗi đau của người khác như nỗi đau của mình để từ đó biết chia sẻ, cảm thông.Tác giả dân gian khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thật so sánh "thương người" với "thương thân" muốn nhấn mạnh nếu ta thương bản thân mình như thể nào thì hãy thương những người xung quanh ta như thế. Câu nói luôn muốn nhắc nhở chúng ta rằng phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình, phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Cội nguồn của tình yêu thương chính là lòng nhân ái.(phần giải thích câu tục ngữ)
Mình viết đến đây sau mình viết thêm ý cho bạn viết tiếp nhé
Lấy ví dụ ko chỉ có câu “ Thương người như thể thương thân” mà còn có câu
(mấy cái này nguồn google nhé )
chứng minh nội dung câu tục ngữ.
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết mình lấy cho 2 cái còn bạn biết cái j thì viết tiếp)
"chị ngã em nâng":khi có ai gặp hoạn nạn, mọi người không nên dửng dưng ngó lơ cho qua chuyện
"Tương thân tương ái" là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta qua những năm tháng kháng chiến gian khổ trường kì và cam go. Cả nước đều chung một lòng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Hậu phương tăng gia sản xuất, chở vũ khí, hoàng hóa, thuốc men ra mặt trận, ngoài tiền tuyến xa xôi, đảm bảo đủ lương thực và nhu cầu cho các chiến sĩ.
Và không phụ lòng tin của nhân dân và nhất là tinh thần đoàn kết, yêu thương đồng bào máu mủ ruột thịt của mình, cả đất nước ta đã đi đến những thắng lợi vẻ vang.

Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng )
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Kết bài bạn viết nốt nhé bây giờ mình phải ăn cơm rồi
 
Top Bottom