[Văn 8] Giúp mình mấy đề văn

C

conangbian_toilaai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sắp đễn kỳ thi rồi, thầy giáo giao cho tụi mình mấy đề văn về soạn, mọi người giúp mình với nha!!! Cần gấp !!!

Đề 1: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh!!!
Đê 2: Nghị luận về chủ đề "Trang phục và văn hoá" (nói về trang phục người học sinh nhé!!!)

Thanks!!!:)
 
V

v.i.p_luv_bb

I/Mở bài
-Dẫn dắt vào đề: cái răng cái tóc là gốc con người (trích dẫn ca dao tục ngữ)
-Nêu VĐ: trang phục thể hiện văn hóa (VH) của mỗi cá nhân là 1 điều cần lưu tâm
II/Thân bài
1.Trang phục là gì? VH là gì?
-Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của con người
VD: có người ăn mặc gọn gàng, có người lôi thôi, có người cầu kì, có người đon giản
-VH ko đồng nghĩa với trình độ học vấn mà là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội
VD: người có VH luôn cư xử đúng mực, tôn rtrọng mình và tôn trọng mọi người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vô VH là người sẵn sàng chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức ko phù hợp với quy định của xã hội
2.Mối quan hệ giữa trang phục và VH
-Trang phục sẽ thể hiện trinh độ VH hoặc cho thấy người đó có VH ko.
-Vì trang phục là tiếng nói thầm lặng thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào
3.Chúng ta phải làm gì?
-Ăn mặc phù hợp với môi trg, hoàn cảnh, lứa tủi.
 
V

v.i.p_luv_bb

Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc... thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục...

Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác... của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai) hay theo lát cắt đồng đại, chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới một số khía cạnh xung quanh mốt trang phục, mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận.

Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn... lên cơ thể mình với nhiều mục đích: che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v...

Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục (và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang).

Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa... hiện thời, muốn tồn tại được trong đời sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối (như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme, Tày, Thái.v.v...), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện.

Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa ... trong quá trình hình thành thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay.

Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa, quý tộc, những người nổi tiếng...) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm xã hội, linh hoạt và năng động. Hiểu một cách đầy đủ, mốt không chỉ là phần nổi, là hiện tượng thời trang nhất thời như ta từng thấy mà còn bao hàm cả phần chìm, tức những gì thể hiện phương thức thẩm mỹ trang phục cũng như hàng loạt điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nó trong không gian và thời gian.

Như vậy, phía sau hiện tượng mốt thời trang là cả một quá trình hình thành, vận động, biến đổi của trang phục theo quy luật của cuộc sống xã hội và quy luật phát triển của bản thân trang phục từ truyền thống đến hiện đại.

Trang phục hay hiện tượng nổi của nó - mốt trang phục, do đó, phải được tìm hiểu qua hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội ... Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang phục, như là một hiện tượng xã hội.

a. Trước hết là những tác động ngoại tại, mang tính xã hội của truyền thống dân tộc, của hệ thống kinh tế văn hóa, của đạo đức, môi trường, tâm sinh lý, giới tính, nghề nghiệp của chủ thể trang phục (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng).

- Yếu tố truyền thống về trang phục nói riêng và văn hóa nói chung là yếu tố quan trọng. Chẳng hạn, việc những người nông dân Bắc Bộ mặc bộ quần áo nâu sồng, rộng rãi hay váy, yếm, đi dép cỏ, guốc mộc.... không chỉ là điều ngẫu nhiên. Việc “cấm quần không đáy” làm xuất hiện hiện tượng đàn bà (thời Minh Mệnh) ra đường phải mặc quần cũng là hiện tượng tất yếu (dù bị ép buộc). Rồi ngày xưa, trang phục được quy định tương đối rõ ràng: Long bào của vua, phẩm phục của quan, nhung phục của binh, lễ phục, thường phục của dân... Đó là chưa kể đến sự đa dạng của hiếu phục, hỉ phục, trang phục ngày lễ, ngày hội... Có thể nói, dù tiến bộ hay không tiến bộ, song những yếu tố truyền thống ấy tác động, chi phối không nhỏ tới quan điểm phục trang và cách thể hiện trang phục trong đời sống con người. Mốt thời trang là hiện tượng biểu hiện sự phá bỏ và đổi mới trang phục mạnh mẽ, song, dù thế, nó không thể thoát ly truyền thống, mà trái lại, phải dựa vững chắc trên cơ sở truyền thống nếu muốn được chấp nhận, định hình trong xã hội. Và để trở thành một phương thức, một biểu trưng, thì trang phục hiện thời phải đáp ứng được chí ít hai điều kiện: 1, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ hiện đại và 2, phù hợp với quan niệm, tiêu chuẩn về trang phục của truyền thống dân tộc.

- Yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội là cơ sở cốt yếu để đảm bảo cho mốt trang phục cũng như thị hiếu trang phục hình thành, vận động, biến đổi và thích ứng cuộc sống. Chính xác hơn, trang phục phải phù hợp định hướng giá trị của xã hội, nhóm xã hội theo những tiêu chuẩn chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ, chuẩn mực xã hội.... Cho đến nay ở ta chưa có một thể chế hóa mang tính nhà nước về trang phục, song, rõ ràng sự ảnh hưởng của truyền thống trang phục và dư luận xã hội cũng đã đảm bảo một định hướng khá rõ ràng về phương thức trang phục có tính xã hội.

- Yếu tố văn hóa và một số yếu tố khác của chủ thể biểu hiện trang phục (trình độ văn hóa, hình thể, tâm sinh lý, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi...) của cá nhân hay nhóm xã hội là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến trang phục. Trong thực tiễn đa dạng, phong phú của chủ thể trang phục cũng như kiểu dáng
 
M

manhkhang269

2 ngày nữa là thi rồi, giúp với

ĐỀ Nghị luận xã hội :
1/ Lòng nhân ái
2/ "Uống nước nhớ nguồn"
3/Trung thực
ĐỀ : Tập làm văn
1/ Tình yêu thiên nhiên, đất nước trong thơ mới
2/ Tình yêu thiên nhiên tinh thần lạc quan trong hai bài "ngắm trăng và tức cảnh Pác Bó"
3/ Tình yêu cuộc sống và phong thái ung dung trong hai bài "Tức cảnh Pác Bó" và "Khi con tu hú"
ai giúp đc đề nào thì giúp với, hết sức cảm ơn
 
H

huydn96

Có ai giúp được em đề này ko 3 ngày nữa là thi rùi !!!!
Đề: Nghị luận để Khuyên các bạn chăm học hơn
 
H

huydn96

Có ai giúp được em đề này không, 3 ngày nữa là thi rồi !!!!
Đề: Nghị luận để Khuyên các bạn chăm học hơn
 
H

hieufronze1

MB:từ xưa đến nay đã có nhiều người quan tâm và quan điểm về cách học ,hành quan hệ của chúng cái nào quan trọng hơn . tiêt trước ta đã học bài " bàn luận về pháp học " La Sơn , Phu Tử , nguyễn Thiếp đã có đề cặp đến vấn đề này . lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc . tuần tự tiến lên học đến tứ thư , ngũ kinh .họa may kẻ nhân tài mới lập được công , nhà nước nhờ thế mà vững yên .dó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người . xin chớ bỏ qua.
TB: đoạn tấu của nguyễn thiếp là kinh nghiệm của ông đã đúc kết được trong nhiều năm học và dạy học của mình cùng với phương pháp dạy học của một bậc thầy nho giáo đời tống của trung quốc đó là chu tử .
theo cách dạy của hai bậc thầy trên ." học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo điều học mà làm ".
vậy chúng ta cần biết học là gì? hành là gì?
học là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại đã đúc kết được từ bao đời nay . chúng ta cò thể học ở trường , tiếp thu những tri thức từ thấy cô , bạn bè,sách vở hoặc trong cuộc sống . mọi người chúng ta tất cả đều phải học , học để làm chủ bạn thân, học để có thành tựu sau này , biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày , xây dựng tổ quốc giàu đẹp , vững mạnh và nhiều điều khác nữa . ví dụ: khi nghe thầy cô giảng bài địa hoặc xem sách thì ta có thể biết nhiều thứ như nước ta có bao nhiêu tỉnh , tp , vị trí ở đâu .... theo cách nói của nguyễn thiếp thì muốn học tốt để có thành tựu thì phải biết tóm gọn lại cho dễ học , tóm tắt lại nội dung của bài học đó .
hành là quá trình áp dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn đời sống của mình , ví dụ: một bác sĩ sử dụng những kiến thức của mình đã tiếp hu được để chữa bệnh cho mọi người. một kĩ sư kiến trúc dùng những gì mình tiếp thu được để xây dựng đường xá, nhà cửa , côgn viên , một giáo viên lấy những gì học được từ trước tới nay để dạy cho học trò của mình đó là hành .
Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?
nếu học mà không hành thì sẽ không áp dụng , sử dụng được những kiến thức tri thức của mình vào thực tiễn đời sống , công việc của mình , Bác Hồ đã khẳng định : học để hành có nghĩa là học để làm cho tốt . thực tế cũng vậy , ông cha ta cũng nói "bất học bất tri lí" . cuối cùng mục dích của việc học là để thực hành . nếu học giỏi đến đâu mà không thực hành thì cũng " dặm chân tại chỗ" mà thôi , càng tốn nhiều tiền của mà thôi. suy ra công việc không trót lọt , không thành công như mong muốn .ví dụ: một bác sĩ chỉ học lí thuyết kkhông thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người .một kĩ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố , căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào .
nếu hành mà không học thì không biết gì dể áp dụng thực hành làm việc sẽ giống như những ví dụ trên gây ra những hậu quả không lường trước được . giống như khi ta làm một bài toán hoặc một bài văn ta không thể dựa vào kinh ngiệm mà làm được , chúng ta phải dựa vào kiến thức đã học để mà làm ...
khi làm phải nắm vững lí thuyết . trong công nghiệp nếu làm theo kinh nghiệm năng suất sẽ không cao .những công việc mà chỉ áp dụng kinh nghiệm của mình thì chỉ phù hợp với những công việc đơn giản . còn những công việc phức tạp liên quan đến kĩ thuật đòi hỏi đến lí thuyết, trình độ hiểu biết khoa học và kĩ thuật .
Vì vậy học phải đi đôi với hành . trong thời đại khoa học - kĩ thuật thì càng phải học và học không ngừng .đời sống phát triễn nhanh chóng như hiện nay nếu không học ta sẽ không dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
cốt lõi trong phương pháp học của la sơn phu tử là học đi dôi với hành . giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ . học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành . hành giúp con người vận dụng ,củng cố , bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã dược học vào thực tế
vậy học và hành phải đi đôi với nhau không nên coi nhẹ mặt nào có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao .ý kiến của la sơn phu tử tuy đưa ra cách đêy mấy thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy , học tập trong thời hiện đại
KB: hiện giờ chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường nếu chúng ta học vẹt mà không hiểu nội dung của nó để thực hành thì những gì chúng ta đã học coi nhhư là vô nghĩa
 
K

konnykrah000

MB:từ xưa đến nay đã có nhiều người quan tâm và quan điểm về cách học ,hành quan hệ của chúng cái nào quan trọng hơn . tiêt trước ta đã học bài " bàn luận về pháp học " La Sơn , Phu Tử , nguyễn Thiếp đã có đề cặp đến vấn đề này . lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc . tuần tự tiến lên học đến tứ thư , ngũ kinh .họa may kẻ nhân tài mới lập được công , nhà nước nhờ thế mà vững yên .dó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người . xin chớ bỏ qua.
TB: đoạn tấu của nguyễn thiếp là kinh nghiệm của ông đã đúc kết được trong nhiều năm học và dạy học của mình cùng với phương pháp dạy học của một bậc thầy nho giáo đời tống của trung quốc đó là chu tử .
theo cách dạy của hai bậc thầy trên ." học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo điều học mà làm ".
vậy chúng ta cần biết học là gì? hành là gì?
học là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại đã đúc kết được từ bao đời nay . chúng ta cò thể học ở trường , tiếp thu những tri thức từ thấy cô , bạn bè,sách vở hoặc trong cuộc sống . mọi người chúng ta tất cả đều phải học , học để làm chủ bạn thân, học để có thành tựu sau này , biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày , xây dựng tổ quốc giàu đẹp , vững mạnh và nhiều điều khác nữa . ví dụ: khi nghe thầy cô giảng bài địa hoặc xem sách thì ta có thể biết nhiều thứ như nước ta có bao nhiêu tỉnh , tp , vị trí ở đâu .... theo cách nói của nguyễn thiếp thì muốn học tốt để có thành tựu thì phải biết tóm gọn lại cho dễ học , tóm tắt lại nội dung của bài học đó .
hành là quá trình áp dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn đời sống của mình , ví dụ: một bác sĩ sử dụng những kiến thức của mình đã tiếp hu được để chữa bệnh cho mọi người. một kĩ sư kiến trúc dùng những gì mình tiếp thu được để xây dựng đường xá, nhà cửa , côgn viên , một giáo viên lấy những gì học được từ trước tới nay để dạy cho học trò của mình đó là hành .
Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?
nếu học mà không hành thì sẽ không áp dụng , sử dụng được những kiến thức tri thức của mình vào thực tiễn đời sống , công việc của mình , Bác Hồ đã khẳng định : học để hành có nghĩa là học để làm cho tốt . thực tế cũng vậy , ông cha ta cũng nói "bất học bất tri lí" . cuối cùng mục dích của việc học là để thực hành . nếu học giỏi đến đâu mà không thực hành thì cũng " dặm chân tại chỗ" mà thôi , càng tốn nhiều tiền của mà thôi. suy ra công việc không trót lọt , không thành công như mong muốn .ví dụ: một bác sĩ chỉ học lí thuyết kkhông thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người .một kĩ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố , căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào .
nếu hành mà không học thì không biết gì dể áp dụng thực hành làm việc sẽ giống như những ví dụ trên gây ra những hậu quả không lường trước được . giống như khi ta làm một bài toán hoặc một bài văn ta không thể dựa vào kinh ngiệm mà làm được , chúng ta phải dựa vào kiến thức đã học để mà làm ...
khi làm phải nắm vững lí thuyết . trong công nghiệp nếu làm theo kinh nghiệm năng suất sẽ không cao .những công việc mà chỉ áp dụng kinh nghiệm của mình thì chỉ phù hợp với những công việc đơn giản . còn những công việc phức tạp liên quan đến kĩ thuật đòi hỏi đến lí thuyết, trình độ hiểu biết khoa học và kĩ thuật .
Vì vậy học phải đi đôi với hành . trong thời đại khoa học - kĩ thuật thì càng phải học và học không ngừng .đời sống phát triễn nhanh chóng như hiện nay nếu không học ta sẽ không dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
cốt lõi trong phương pháp học của la sơn phu tử là học đi dôi với hành . giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ . học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành . hành giúp con người vận dụng ,củng cố , bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã dược học vào thực tế
vậy học và hành phải đi đôi với nhau không nên coi nhẹ mặt nào có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao .ý kiến của la sơn phu tử tuy đưa ra cách đêy mấy thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy , học tập trong thời hiện đại
KB: hiện giờ chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường nếu chúng ta học vẹt mà không hiểu nội dung của nó để thực hành thì những gì chúng ta đã học coi nhhư là vô nghĩa
 
Top Bottom