[văn 8]Đề văn thuyết minh dành cho mọi người(dân pro thì tốt)

T

tramy102

Thuyết minh về con trâu:
Đã từ rất xa xưa con trâu-1 con vật bình dị gắn bó với người nông dân VN.
Trau oi ! ta bao trau nay
Trau ra ngoai ruong trau cay voi ta.(phần mở)
 
X

xupcua

nếu muốn thuyết minh theo đề con vật thì theo mình DO NƯỚC TA LÀ NƯỚC NÔNG NGHIỆP NÊN CHÚNG TA NÊN TẢ CON TRÂU THÌ HƠN
 
B

baovy95

dừa


Rất khó có loại cây trồng nào có giá trị sử dụng như cây dừa. Dừa đồng hành với người Bến Tre không chỉ trong chiến đấu, mà còn góp phần đắc lực trong việc xây dựng lại quê hương. Dù “ba chìm bảy nổi” do lắm thứ, nhưng dừa vẫn một mực đi theo con người như hình với bóng, từ cái ăn đến cái ở, từ mở mắt chào đời đến răng long tóc bạc, còn cây dừa thì lá vẫn “tươi xanh mãi đến giờ”. Có lẽ chính vì vậy, mà không phải ngẫu nhiên nhà thơ Lê Anh Xuân lại hỏi: “Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi”.

Không biết cớ sự gì mà người đời lại khái quát “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre”. Có lẽ do “Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ” mà vì vậy, đã tạo nên con người sống trên đất cù lao này vừa dịu dàng, thướt tha như “tóc dài bay trong gió”, vừa mạnh mẽ “như nước lũ tràn về”.


“Dừa che bộ đội, dừa vây quân thù”. Dừa cũng biết lợi dụng sức chảy của dòng sông, mà đoàn kết lại để đánh sập cầu Bình Chánh, cắt đứt huyết mạch giao thông bộ trên tỉnh lộ 26 xưa, ngăn bước tiến của quân thù từ thị xã Bến Tre về hai huyện Giồng Trôm và Ba Tri - gọi “bè thần” là vậy. Dừa là trạm canh gác giặc, là điểm “chém dè” lúc túng đường khi giặc ruồng bố, là cột cờ của quân giải phóng, là “trạm thông tin” dán áp phích tuyên truyền cổ động, và cũng là nơi làm rơi rụng mấy chiếc trực thăng.


Dừa là vật liệu cho con người làm nhà che nắng, che mưa. Là cái nôi cho trẻ thơ, là cái giường cho tuổi già yên giấc ngủ. Trong lúc khốn khó, không chỉ có “cầu tre lắc lẻo”, mà “cây cầu dừa” bắt nối se duyên trai gái và trong thực tế rất vững chảy để nối lại tình làng, nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Người Bến Tre đã sớm biết kết hợp chất béo của dừa, vị ngọt đậm đà của mía, độ mặn nồng của biển, hòa quyện với hương thơm đồng nội để tạo nên hương vị quê hương. Tép rang dừa, cá bóng kho dừa, mắm chưng với nước cốt dừa, bí đỏ hầm dừa… là những món ăn thường nhật khó quên. Lươn um dừa, ếch – nhái xào dừa, thịt trâu xào lá lốt, thịt bò xào lá cách với nước cốt dừa mà ăn cơm thì ngon hết chỗ chê. Mấy ông bạn nhậu mà lấy ra làm đồ nhấm để “lai rai” với rượu đế thì giống như “rượu ngon lại có bạn hiền”. Trong những ngày tư, ngày tết, dù nghèo, nhưng cũng phải có nồi thịt heo kho tàu với dăm ba trứng vịt và tôm lóng, nhưng kho với nước dừa thì càng thấm đậm tình người, tình đất. “Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” đi vào thơ ca và đến nay vẫn giữ vững thương hiệu, cũng có sự góp mặt của dừa. “Kẹo Mỏ Cày vừa thơm, vừa béo” tiếng bay khắp gần xa, và từ đó, không biết nhà thơ nào phát hiện thêm “Gái Mỏ Cày cũng vừa khéo vừa ngoan”, lại có dừa góp thêm hương vị.


Dừa không chỉ có vậy. Đến cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Trường Ngân cũng đủ làm cho ta “mê hồn”, bởi bàn tay của ông chủ đã ngoài 60 tuổi, học chỉ mới lóp 8 trường làng, rồi đi bộ đội, xuất ngũ, nay ngồi trên máy vi tính và từ thực tế “vẽ” ra hơn 500 sản phẩm từ dừa phục vụ cho đời. Thân và gáo dừa làm đũa, muỗng, nĩa, đĩa, bình, ly, tách, hộp đựng thuốc, gạt tàn thuốc, gương, lược, túi xách tay, đồi mồi, tôm, cua, ếch, nhái, bình hoa, có cả các loại cúp bóng đá,… trông thật là xinh. Đồ chơi cho trẻ em là búp bê, thì rất khó tưởng tượng nổi khi có cả từ xe lôi có người kéo, đến xe ngựa, xe lôi đạp, xe lôi máy, rồi vespa, xe Jeep,… nó còn ẩn chứa một ý nghĩa thật thú vị là “ôn lại kiến thức cho đời”. Chà dừa (có người gọi là râu) là sản phẩm lồng đèn, lẵng hoa. Mo nan làm thuyền hoa. Cọng lá dừa làm giỏ xách, lẵng hoa. Sơ dừa làm đủ các loại thảm hình thù con thú, con cá. Trái dừa nào có hình dáng đẹp thì làm 12 con giáp, năm nào con đó, nhưng “lọt vào năm Thìn và Tỵ, với Rồng và Rắn thì dài mà trái dừa lại tròn, phải mất gần 3 năm mới tạo được hình thù. Thật là khó”. Còn trái dừa xấu thì làm giò lan, tổ chim, cũng xuất sang được các nước khó tính như Pháp, Hà Lan. Trái dừa điếc cũng đến được Hợp chúng quốc Hoa Kỳ với biểu tượng trái bóng bầu dục. Trầm lặng vào hình thù ngộ nghĩnh của 3 chú khỉ đang che mắt, che tai và che miệng sẽ lóe lên một triết lý phương Đông: Việc xấu không nhìn, lời xấu không nghe, nói có hại cho người không nói. Hoặc có ý “chính trị” một tí là hộp danh thiếp từ mô hình cái mõ Đồng Khởi, sẽ cho ta cái “danh” trong “thiếp” vang vọng mãi như tiếng mõ năm xưa.


Đúng là từ trong nhà bếp, bàn ăn đến phòng ngủ, phòng khách sang trọng, từ đồ chơi của em bé đến gương, lượt của phụ nữ, cây gậy cho người già, từ trong nhà đến những nơi trang trọng, từ trong nước ra nước ngoài, thậm chí còn “ngang nhiên” đến các thị trường khó tính, cũng có mặt sản phẩm của hai chữ Trường Ngân.


Không chỉ có Trường Ngân, mà tất cả các thành phần kinh tế, nhà nước cũng có, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có, hợp tác xã cũng có và hàng ngàn hộ tư nhân, cá thể đang “phanh da xẻ thịt” cây dừa, làm tăng thêm giá trị. Cơm dừa hiện tại còn 3 sản phẩm chính. Dầu dừa thô là mặt hàng truyền thống, nhưng vì sức cạnh tranh yếu nên nhường chỗ cho cơm dừa nạo sấy, sản xuất ra để xuất khẩu, đem về ngoại tệ cho đất nước. Kẹo dừa vẫn là mặt hàng có thương hiệu mạnh. Sắp tới sẽ có sản phẩm mới là sữa dừa và bột sữa dừa ra đời góp mặt cùng bè bạn gần xa. Nước dừa ngày xưa không sử dụng, cùng lắm là mấy bà nông dân nấu cao lại, gọi là nước màu dừa, nay vẫn hái ra tiền, thậm chí là ngoại tệ, với một sản phẩm có cái tên mới nghe qua lạnh và cứng như đá, nhưng thực ra rất mềm mại, đó là thạch dừa. Vỏ dừa có hai thành phần chính, chỉ sơ dừa ngoài việc làm các loại thảm, còn một phần cùng với mụn dừa tạo ra nhiều sản phẩm khác như dán lót sàn, nệm ghế,… phục vụ cho người.


Từ dừa, tất cả đều hái ra tiền, và cùng góp mặt với xã hội, giải quyết hàng chục ngàn lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Không chỉ xoá đói, giảm nghèo, mà dừa còn tham gia tích cực cho phát triển về sau. Nghĩ thật là hay. Sắp tới, Bến Tre tăng diện tích, tìm mọi cách nâng cao sản lượng và chất lượng vườn dừa là vậy.
 
N

nucuoi_nhungnguoidocthan_810

cây tre & con trâu bạn ạ! nó rất gần gũi vs con ng'. Nếu ko bạn tả cây lúa cũng đc
 
C

cuncon_95

Dù thời gian đang hằng những bước chân vào tạp hoá nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đe5p thanh khiết,
 
L

leeyueshing

Chiếc nón lá từ lâu đã trở thành một biểu tượng truyền thống của người dân Việt Nam, gắn bó với người Việt như hình với bóng. Không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị... nón đều là bạn. Phải chăng vì thế mà người ta lấy chiếc nón làm một trong những biểu tượng đặc trưng cho người Việt Nam

Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Chiếc nón được làm từ những vật liệu sẵn có ở khắp nơi trên đất nước ta: lá gồi, lá buông, lá cọ.., khung bằng tre, dây móc để liên kết. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.

Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làm nón là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.


Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.

Chiếc nón Việt Nam không chỉ được làm ra để che mưa, che nắng, nó còn được dùng thay quạt trong những trưa hè nóng bức, làm cơi đựng trầu khi gặp bạn, làm quà tặng, vật kỷ niệm cho nhau. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre người ta có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt.
Chiếc nón đã gắn bó mật thiết với người Việt Nam nên chẳng thế mà khách nước ngoài khi kết thúc chuyến hành trình ở Việt Nam ai cũng muốn mang theo vài cái nón trong hành trang về nước.
 
B

becamkute

Sao mình zô tìm bài "thuyết minh về một giống vật nuôi" mờ sao toàn cái bài thuyết minh về con mèo "Thông Thái" ý nhỉ! chán thật đấy!
 
K

kieutrangbt1998

thuyết minh về cây đào

:D:eek::D:eek::D:eek:|-)|-)|-)|-)



Tổ tiên ta từ thủa bình minh dựng nước trên đất Bắc đã chải qua không biết bao nhiêu mùa xuân. Mỗi một mùa hoa là một mùa đổi mới. Nhưng người Việt Nam luôn biết gìn giữ,bảo tồn nhưng nét đẹp văn hóa khi tết đến xuan về. Trong đó có thu chơi đào một thú vui tao nhã của miền Bắc,mang đậm hương sắc mùa xuân.
theo các nhà khảo cổ học thì người Trung Hoa biết trồng đào từ khoảng 4000 năm về trước. Chính vì vậy đào có nguồn gốc Ở Trung Quốc sau đó mới vào vùng trung á vào xứ Ba Tư.Cho đến ngày nay, đào đã có mặt hầu hết khắp mọi nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nhất là ở miền Bắc mỗi dịp tết đến xuân về.
Bởi có màu hồng(hỉ tín) tựa trưng cho sự may mắn,chàn chề sức sống nên đào được nhiều người chuộng chơi xuân.Đây là loại cây thân gỗ sớm rụng lá.Lá của đào có hình mũi mác mỏng và dẹt,dài khoảng 7-15 cm,rộng từ 2-3 cm.Hoa thường nở vào độ mùa xuân và có thể làm thuốc chữa được nhiều chứng bệnh.
Ta đến làng Nhật Tân-Hà Nội,nơi đây nổi tiếng với nghề trồng đào cảnh.Năm 1954 80% dân số ở đây chuyên nghề trồng đào.Họ khai khẩn hàng trăm mẫu đất,trồng hàng van cây đào,với đủ cung ứng,nhu cầu thị hiếu cho dân Hà Thành chơi xuân.
Chính vì vậy để chọn được một cành đào đẹp không phải là chuyện quá khó đối với người mua.Đào có nhiều loại như: Bích đào,đào phai,đào Bạch... với nhiều kiểu dáng:thế rồng,thế phượng,thế chim,thế cá...Cho du khách thập phương tha hồ chọn lựa.
Bích đào là loại hoa to,mỗi cụm chỉ nở được dăm bông.Cánh hoa có màu hồng thắm,xếp thành nhiều lớp,nhị vàn tua tủa.Lá của nó có màu canh biếc,cành thì mọc thẳng.
Còn đào phai là loại ăn quả.Loại này hoa mọc thưa,cánh hoa mỏng có màu hồng phấn.Lá thì màu canh nõn.Đào phai khá dễ trồng vì sức sống của nó rất mạnh.Thị trấn Sa Pa-Hoàng Liên Sơn,chính là xứ sở của đào phai.
Nhân dân Nhật Tân thường mua cây đào phai non và trồng để làm gốc ghép.Đầu tháng 11 họ lấy các cành Bích đào ghép vào gốc đào phai.Đến tháng 1 là họ có nhưng cành Bích đào tươi tốt đem bán.
Nếu như quê hương của Bích đào và đào phai ở Trung Quoc.Thì quê hương của Anh đào lại ở đất nước Phù Tang(Nhật Bản).Người Nhật Bản gọi Anh đào là quốc hoa,bởi nó là loài hoa đặc trưng đại diện cho đất nước của họ.Nhờ có loài hoa này mà Nhật Bản còn được mệnh danh là”Xứ sở hoa Anh đào”.Mỗi độ xuân về Anh đào lại đua nhau nở rộ,mặc áo mới cho những ngọn đồi hoang vu.Hoa mọc lấp ló sau những ngôi chùa cổ kính,tạo cho chốn thiền môn một vẻ đẹp thanh tịnh,nhuốm đầy đào vị.
Theo tín ngưỡng Trung Hoa,đào còn tựa trưng cho sự trường thọ.Bởi vậy ta thường thấy ở tượng Tam Đa(có ba ông Phúc-Lộc-Thọ,ông thọ trên tay lúc nào cũng cầm một trái đào).Hay là ở tranh dân gian ngày tết,hình thằng bé mũn mĩn tay ôm trái đào tiên khổng lồ vào lòng,là có ý chúc trường thọ.
Còn riêng với văn hóa Việt Nam đào gắn liền với hai vị thần Trà và Uất Lũy.Trú ngụ trên cây đào khổng lồ,với uy lực sấm sét,họ trừ ma diệt quỷ mang lại cho nhân dân cuộc sống ấm lo,chù phú.
Ở chốn bồng lai đào có vẻ đẹp xinh tươi,nở chốn thiền môn thì thanh tịnh,xuất hiện trước mắt những kẻ đang yêu thì có vẻ đẹp rực rỡ,đằm thắm.Không chỉ thế đào còn gắn liền với phận gái”liễu yếu đào tơ”hay là những mối tình còn đang dang dở:
Mưa xuân lá đác vườn đào
Công anh đắp đất,ngăn rào trồng hoa
Ai làm gió táp mưa sa
Cho cây anh đổ,cho hoa anh tàn.
Ta còn bắt gặp hình ảnh hoa đào trong thơ của Nguyễn Du,Nguyễn Bính,Bài Thơ”ông đồ” của Vũ Đình Liên:
Mỗi Năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu,giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Để đan dệt,tái hiện lại cái di tích tiều tụy,đáng thương của một thời tàn.
Phải chăng vì màu hoa đào nồng nàn,quyến rũ hay vì kiếp hoa đào mỏng manh bạc mệnh.Đã tạo lên mĩ cảm trong lòng người.để rồi hoa đào được các thi nhân gửi gắm vào thơ ca,nhạc họa.Tạo lên những áng thơ văn tuyệt mĩ,những trang lịch sử diễm lệ của Việt Nam.
Có thể nói không một loài hoa nào có vẻ đẹp hoàn hảo như hoa đào.Đào e thẹn,chúm chím nở trên cành làm đất trời như bừng tỉnh giấc.Sưởi ấm lòng người và vạn vật trong cái rét se lạnh của mùa đông.Để mỗi mùa xuân sang là một mùa đổi mới,khiến ngày tết Việt Nam mang đậm chất Á Đông.




 
Top Bottom