[Văn 8] Đề kt học kỳ 2

S

shin_kudo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Thuế máu trích trong Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc là 1 bản cáo trạng đanh thép lên án tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân đồn thời cũng nói lên số phận đau thương của người dân thuộc địa. Bằng văn bản Thuế máu em hãy làm sáng tỏ nội dung trên.
Đề 2: Nhiều người chưa hiểu thế nào là học đi đôi với hành và vì sao ta cần phải theo điều học mà làm như lời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếc trong bài Bàn luận về phép học. Bằng hiểu biết của mình em hay làm sáng tỏ nội dung trên
giúp mình với!!!!!!!!! Gấp lắm mai kt rồi!!!!!
 
U

uocmovahoaibao

Đề 2:
Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu tục ngữ “Học phải đi đôi với hành”, tức là lí thuyết hay phải đi đôi với thực hành giỏi. Điều đó cũng đã được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trình bày trong bài Bàn luận về phép học. Vậy giữa “học” và “hành” có mỗi quan hệ như thế nào?
“Học” là gì? Học là thu nhận kiến thức, là luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Học là tiếp thu mọi thông tin về thế giới xung quanh trên mọi mặt, giúp con người mở mang tâm nhìn, biết suy nghĩ, cập nhật thông tin, tình hình. Học là khám phá những vấn đề mới mẻ: học từ sách vở, báo chí, thầy cô, bạn bè, học qua ti vi, đài, mạng vi tính … “Hành” là gì? Hành là thực hành, là làm, là sử dụng vốn tri thức của mình vào cuộc sống. Nếu chỉ biết tiếp thu một cách bị động, không biết áp dụng, thì kiến thức thu lượm được chỉ là một mớ lí thuyết suông, thiếu đi sự kiểm chứng lý thuyết vào cuộc sống.Học để làm gì? Học để biết rõ đạo lí, để làm người tốt. Học để có tri thức, có thể vận dụng vào cuộc sống, phục vụ cho bản thân, cho đất nước. Hành để làm gì? Là làm để quen tay, có kĩ năng thành thạo, như câu tục ngữ của người dân lao động “Trăm hay không bằng tay quen”. Chỉ khi “hành”, người học mới hiểu tường tận gốc rễ của công việc, đồng thời thấy chỗ chưa hợp lí của lí thuyết để điều chỉnh.
Nếu “học” mà không chịu “hành” thì sao? Khi đó, chúng ta chỉ giỏi lí thuyết, hiểu biết sách vở, đó là lí thuyết suông. Khi thực hành thì sẽ lúng túng. Cũng như khi chúng ta học về nông nghiệp, dù có học thuộc lòng, lí thuyết dù có giỏi nhưng nếu chưa từng tự tay cấy lúa, nhổ mạ, chăm sóc ruộng đồng thì vẫn chưa nắm rõ được bài học. “Hành” mà không học thì cũng không có kết quả cao, nhất là trong thời đại khoa học – kĩ thuật đang phát triển như hiện nay.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”. Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.
Vì vậy, học phải đi đôi với hành là phương pháp tốt nhất. Học và hành luôn gắn chặt vào nhau, hỗ trợ cho nhau. “Theo điều học mà làm” chính là xoay quanh việc học và áp dụng. Không học vẹt, lý thuyết suông mà phải kết hợp với thực hành. Cuộc sống càng sôi động, nhộn nhịp, ta càng phải học để theo cho kịp sự phát triển của xã hội. do đó, “học đi đôi với hành” của Nguyễn Thiếp càng có ý nghĩa. Nó nhắc nhở ta cách học, phương pháp học để trở thành người công dân có ích cho xã hội, giúp ta trở thành con người toàn diện, vừa có kiến thức vừa có kĩ năng.
Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, chúng ta nhận thấy rằng hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết với nhau. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thật có tầm nhìn xa rộng, có chiều sâu về một chiến lược lâu dài. Rất tiếc, triều đại của Vua Quang Trung chẳng được bao lâu. Nhưng dù sao, quan điểm của La Sơn Phu Tử vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam.
 
Top Bottom