Văn [Văn 8] Cô bé bán diêm

Đặng Thư

Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng năm 2017
1,288
1,446
249
20
  • Like
Reactions: toilatot

FireGhost1301

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười một 2015
433
295
174
20
TP Hồ Chí Minh
Đây là dàn ý, bạn dựa vào đây để phát triển thành bài văn nha :D
Hình tượng ngọn lửa gắn liền với những giấc mơ của cô bé bán diêm:
+ Hình ảnh lò sưởi hiện ra khi em đánh liều quẹt que diêm.Ánh sáng que diêm~>tưởng đến lò sưởi rực hồng
=> Đơn giản và bình dị
+ Hình ảnh bàn ăn với ngỗng quay,mâm cỗ sang trọng có khăn trải bàn(em đang đói,muốn có một bữa ăn) nhưng mãi chỉ là một giấc mơ khi que diêm được đốt lên
+ Hình ảnh cây thông nô-en với gói quà,ngọn nến,ngôi sao lấp lánh~>Muốn được vui chơi,có một gia đình
=> Kéo em về quá khứ,tuổi thơ hạnh phúc bên bà trong ngôi nhà
=> Mơ có được cuộc sống bình yên,được sống trong tình yêu thương của những người ruột thịt
+Hình ảnh bà:Cầu xin bà cho em đi cùng về chầu thương đế
=> Hình tượng ngọn lửa là mơ ước tuổi thơ về mái ấm gia đình,về ấm no,hạnh phúc,được ăn ngon mặc đẹp,được vui chơi và sống trong tình yêu thương .Từ những ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời để soi đường đi cho em về chầu thượng đế.Qua hình ảnh ngọn lửa,tác giả đã cảm thông,trân trọng những ước mơ bình dị mà kì diệu của tuổi thơ
Tóm lại:Hình ảnh những ngọn lửa diêm trong câu chuyện có thể là những ẩn dụ nghệ thuật, tượng trưng cho:
+ khát vọng ấm no, hạnh phúc của cô bé;
+ cuộc đời ngắn ngủi của cô bé;
+ chiếc cầu nối giữa một bên là hiện thực khổ đau đói rét với một bên là ước mơ hạnh phúc của cô bé nói riêng và của con người nói chung;
+ tinh thần nhân đạo của nhà văn...
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
1. Phân tích cái chết trong đêm giao thừa của cô bé bán diêm để thấy tấm lòng nhân đạo của nhà văn
2. Phân tích ý nghĩa hình tượng ngọn lửa diêm trong truyện "Cô bé bán diêm"
//diendan.hocmai.vn/threads/phan-tich-hinh-tuong-ngon-lua-trong-truyen-co-be-ban-diem.285291/
Hay hì like
 

Đặng Thư

Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng năm 2017
1,288
1,446
249
20
Đây là dàn ý, bạn dựa vào đây để phát triển thành bài văn nha :D
Hình tượng ngọn lửa gắn liền với những giấc mơ của cô bé bán diêm:
+ Hình ảnh lò sưởi hiện ra khi em đánh liều quẹt que diêm.Ánh sáng que diêm~>tưởng đến lò sưởi rực hồng
=> Đơn giản và bình dị
+ Hình ảnh bàn ăn với ngỗng quay,mâm cỗ sang trọng có khăn trải bàn(em đang đói,muốn có một bữa ăn) nhưng mãi chỉ là một giấc mơ khi que diêm được đốt lên
+ Hình ảnh cây thông nô-en với gói quà,ngọn nến,ngôi sao lấp lánh~>Muốn được vui chơi,có một gia đình
=> Kéo em về quá khứ,tuổi thơ hạnh phúc bên bà trong ngôi nhà
=> Mơ có được cuộc sống bình yên,được sống trong tình yêu thương của những người ruột thịt
+Hình ảnh bà:Cầu xin bà cho em đi cùng về chầu thương đế
=> Hình tượng ngọn lửa là mơ ước tuổi thơ về mái ấm gia đình,về ấm no,hạnh phúc,được ăn ngon mặc đẹp,được vui chơi và sống trong tình yêu thương .Từ những ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời để soi đường đi cho em về chầu thượng đế.Qua hình ảnh ngọn lửa,tác giả đã cảm thông,trân trọng những ước mơ bình dị mà kì diệu của tuổi thơ
Tóm lại:Hình ảnh những ngọn lửa diêm trong câu chuyện có thể là những ẩn dụ nghệ thuật, tượng trưng cho:
+ khát vọng ấm no, hạnh phúc của cô bé;
+ cuộc đời ngắn ngủi của cô bé;
+ chiếc cầu nối giữa một bên là hiện thực khổ đau đói rét với một bên là ước mơ hạnh phúc của cô bé nói riêng và của con người nói chung;
+ tinh thần nhân đạo của nhà văn...
//diendan.hocmai.vn/threads/phan-tich-hinh-tuong-ngon-lua-trong-truyen-co-be-ban-diem.285291/
Hay hì like
Còn câu 1 thì sao??? Các bạn biết làm không?
 

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
Hình tượng ngọn lửa gắn liền với những giấc mơ của cô bé bán diêm:
+Hình ảnh lò sưởi hiện ra khi em đánh liều quẹt que diêm.Ánh sáng que diêm~>tưởng đến lò sưởi rực hồng
\RightarrowĐơn giản và bình dị
+Hình ảnh bàn ăn với ngỗng quay,mâm cỗ sang trọng có khăn trải bàn(em đang đói,muốn có một bữa ăn) nhưng mãi chỉ là một giấc mơ khi que diêm được đốt lên
+Hình ảnh cây thông nô-en với gói quà,ngọn nến,ngôi sao lấp lánh~>Muốn được vui chơi,có một gia đình
~>Kéo em về quá khứ,tuổi thơ hạnh phúc bên bà trong ngôi nhà
\RightarrowMơ có được cuộc sống bình yên,được sống trong tình yêu thương của những người ruột thịt
+Hình ảnh bà:Cầu xin bà cho em đi cùng về chầu thương đế
\LeftrightarrowHình tượng ngọn lửa là mơ ước tuổi thơ về mái ấm gia đình,về ấm no,hạnh phúc,được ăn ngon mặc đẹp,được vui chơi và sống trong tình yêu thương .Từ những ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời để soi đường đi cho em về chầu thượng đế.Qua hình ảnh ngọn lửa,tác giả đã cảm thông,trân trọng những ước mơ bình dị mà kì diệu của tuổi thơ

Tóm lại:Hình ảnh những ngọn lửa diêm trong câu chuyện có thể là những ẩn dụ nghệ thuật, tượng trưng cho:
+ khát vọng ấm no, hạnh phúc của cô bé;
+ cuộc đời ngắn ngủi của cô bé;
+ chiếc cầu nối giữa một bên là hiện thực khổ đau đói rét với một bên là ước mơ hạnh phúc của cô bé nói riêng và của con người nói chung;
+ tinh thần nhân đạo của nhà văn...
HOCMAI
Nhớ like
 
  • Like
Reactions: thienabc

Kirigaya Kazuto.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng tư 2017
514
1,192
219
Nghệ An
HM Forum
Phân tích cái chết trong đêm giao thừa của cô bé bán diêm để thấy tấm lòng nhân đạo của nhà văn
Trong đêm giao thừa rét buốt có một cô bé một mình lang thang bán từng bao diêm, chỉ cần nói đến đây thôi chắc hẳn ai cũng biết rằng đó là tác phẩm “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-dec-xen. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng lại có cái tài viết văn chương. Ông đã sáng tác ra nhiều tác phẩm hay và nổi tiếng nhưng có một câu chuyện khiến người đọc không cầm được nước mắt chính là chuyện về “Cô bé bán diêm”, cô bé là một người tội nghiệp và đáng thương, trong đêm giao thừa ấy đáng lẽ đã được ở bên cạnh gia đình của mình, nhưng mà số phận bất hạnh cô bé bán diêm đã chết trong cái đêm khuya lạnh giá ấy. Câu chuyện này có một cái kết thật buồn nhưng cũng thấy được ở trong đó là bao tình thương, nhân ái của tác giả dành cho cô bé.
Câu chuyện “Cô bé bán diêm” kể về cô bé với số phận bất hạnh : mẹ mất sớm, cha cô bắt cô đi bán diêm để lấy tiền mua rượu, vẫn như thường ngày đi bán diêm nhưng hôm nay là một ngày đặc biệt, đêm nay là đêm giao thừa ấy vậy mà cô vẫn lang thang ngoài đường bán từng bao diêm, bộ quần áo mỏng manh nhưng vẫn phải tiếp tục đi bán nếu không bán được thế nào cha cũng đánh đòn. Đói và rét, cô bé ước có lò sửa ấm, có ngỗng quay, có cây thông noel và ước bà nội sống lại cùng em đón giao thừa . Lần lượt các ước mơ chỉ là mộng tưởng đi qua, cô bé đã chết trong cái đêm lạnh giá ấy, đêm giao thừa bước sang năm mới. Số phận của cô thật là bất hạnh đáng lẽ đêm nay phải là đêm cô được chúc tuổi mới và được lì xì nhưng đấy chỉ là giấc mơ thôi,
Trước khi cô bé bán diêm nghèo khổ về với Thượng đế thì cô đã quẹt năm que diêm tượng trưng cho những ước mơ của mình. Đó là ta thấy tấm lòng của tác giả ở trong đó, dù kết thúc là cô bé vẫn sẽ chết nhưng tác giả với tấm lòng thương cảm của mình đã cho cô bé có được hơi ấm và những ước nguyện trước khi ra đi.
Ở lần quẹt que diêm đầu tiên, hơ tay trên que diêm nhỏ cô đã ước có lò sưởi để sưởi ấm. Lò sưởi hiện lên là một chiếc lò tuyệt đẹp, cô bé có cảm giác như mình ấm hơn rất nhiều. Khi cô định giơ chân ra để sưởi thì ngọn lửa chợt tắt. Điều đó đã khiến cô trở lại với thực tại phũ phàng, thành phố vắng người và những bức tường dày lạnh cóng hiện ra, đó là sự thật.
Cô chìm trong thế giới kì diệu và tiếp tục đốt que diêm thứ hai, lần này cô thấy đói và ước có ngỗng quay ăn cho no bụng, thì một bàn tiệc thịnh soạn hiện ra trước mắt, choáng ngợp lộng lẫy, và điều kì diệu là chú ngỗng đã từ đĩa chạy ra phía cô và mang theo cả dao và sốt, nhưng khi gần đến nơi que diêm đã cháy hết, tưởng tượng tan biến khiến cô bé hụt hẫng.
Nhưng không dừng lại cô quẹt que diêm thứ ba, lần này cô nghĩ tới giáng sinh, nhất định phải có cây thông noel và thế là cô ước, cây thông hiện ra trong trí tưởng tượng to, đẹp và lộng lẫy, có cây nến trang trí thật lung linh và tuyệt vời làm sao! Nhưng sự thật sẽ trở lại khi que diêm tắt lịm. Cô bé lại tiếp tục đối diện với thực tại phũ phàng, thành phố lúc này đã khuya những đèn còn chưa tắt, các ô cửa vẫn chiếu ra ánh sáng trong căn nhà là mọi người đang sum họp của đêm giáng sinh, năm mới sắp tới rồi.
Cô bé quẹt tiếp que diêm thứ tư và lần này bà nội vừa cô xuất hiện. Cô đã muốn gặp bà biết bao, bà hiện ra hiền từ như lúc trước, hai bà cháu nói chuyện. Đến khi hình ảnh bà mở dần, cô quẹt que diêm thứ năm để níu lại những hình ảnh của bà, cầu xin bà cho đi theo. Bà ôm lấy cô bé rồi cứ thế cả hai bay lên, cao mãi, và họ đã về với Thượng đế. Cô bé đã chết trong cái cảm giác hạnh phúc tột cùng khi được gặp lại người bà yêu quí ngày đêm hằng mong nhớ, cô bé tưởng tượng được bà đưa đi cùng và nơi đó cô sẽ không còn bị nghèo đói và rét nữa. Cái kết đó là cái kết nhân văn cho cô bé bán diêm nghèo khổ, đã được gặp bà và thực hiện được những ước mơ qua mỗi lần tưởng tượng với những que diêm cháy.
Tác phẩm “Cô bé bán diêm” với những tình tiết kết hợp giữa tưởng tượng và thực tế đã cho chúng ta thấy được tính nhân văn, nhân ái của An-đéc-xen với cô bé bán diêm nói riêng và những trẻ em nghèo nói chung. Ông cho chúng ta thấy được sự vô tâm của mình, khi một em bé nghèo đã chết lạnh, chết đói mà không ai hay biết. Đây chính là sự nhẫn tâm của chính những con người với nhau. Tác phẩm tuy đã trôi đi theo dòng chảy của thời gian nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
-Sưu tầm-
 
Top Bottom