Văn [ Văn 8 ] ''Cô bé bán diêm''

T

tiendat_no.1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

3. a.Nêu mấy nét cơ bản về tác giả truyện ''Cô bé bán diêm ''(họ tên , người nước nào, năm sinh năm mất , thể loại sáng tác chủ yếu , nhan đề 1 vài tác phẩm tiêu biểu).
b.Tóm tắt tư tưởng nhân đạo và tài năng nghệ thuật của nhà văn qua truyện ấy .:D:D:D
c.Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện ''Cô bé bán diêm ''.:D:D:):)
 
B

boboiboydiatran

3.c
CẢM NHẬN VỀ TRUYỆN CÔ BÉ BÁN DIÊM



Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây trường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

Trong giây phút cuối cùng của đời em, có lẽ nhà văn không muốn người đọc phải chứng kiến một cái chết thảm thương vì rét, vì đói, vì thiếu tình thương và niềm vui trong cuộc đời khốn khổ của cô bé, nên đã cho em rất nhiều ánh lửa và niềm vui được gặp lại bà nội hiền hậu mà em rất mực kính yêu. Hình ảnh bà hiện lên trong những phút cuối cùng của em bé không hẳn là ảo ảnh mà chính là sự thực đã được nhìn qua tâm hồn thánh thiện của em. Bà em hiện ra với nụ cười như ban cho em diễm phúc được sống lại quãng đời ấm áp đầy tình thương thuở trước. Tiếng reo của em khi gặp lại bà cũng những lời cầu xin ngây thơ là tiếng nói cuối cùng của một người sắp giã từ trần thế. Em được sống với niềm vui trọn vẹn của riêng mình nhưng chúng ta có lẽ khó ai cầm được dòng nước mắt: “Dạo ấy, bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.”. Trong lời tâm sự ấy, ta hiểu được sự thực về cuộc đời nghiệt ngã và bất công mà em đang hứng chịu. Điều em cần chính là tình thương thật sự trong một thế giới bao dung và nhân hậu. Bởi thế, cái chết đối với em không còn là một điều đáng sợ. Em được về với bà, đến một thế giới khác “chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ”. Nhà văn đã để chính đôi tay bé nhỏ của em thắp lên Ánh sáng – “diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày” – để em được thấy bà em “to lớn và đẹp lão” đến đón em cùng bay vào thế giới ước mơ trong ánh sáng huy hoàng xua hết tối tăm đè nặng cuộc đời em.

Câu chuyện kết thúc. Ngày mới lại bắt đầu, “mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt”. Sự sống vẫn tiếp diễn, mọi người đón “ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm”, nhìn em để buông ra lời nhận xét thờ ơ: “chắc nó muốn sưởi cho ấm”. Không ai được biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, chỉ duy nhất một người chứng kiến được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”, đó chính là nhà văn. Ông đã cúi xuống nỗi đau của một em bé bất hạnh, kể cho ta nghe câu chuyện cảm động này bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến đối với trẻ thơ và những con người nghèo khổ. An-đéc-xen đã cất lên tiếng nói cảnh tỉnh những trái tim đông cứng như băng giá, gửi bức thông điệp của tình thương đến với mọi người.

Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/...n-ve-truyen-co-be-ban-diem.html#ixzz0MnLVkasQ
 
Last edited by a moderator:
L

leo345

3a.

Tiểu sử[sửa]

Thời niên thiếu và con đường đến với văn[sửa]
Andersen sinh ra ở Odense, Đan Mạch vào ngày 2 tháng 4 năm 1805.
Cha của Andersen luôn tin rằng ông có thể có mối quan hệ với dòng dõi quý tộc và theo như một nhà thông thái ở Hans Christian Andersen Center, bà nội của ông từng nói rằng gia đình của họ từng là thuộc giai cấp trên trong xã hội. Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu chứng tỏ rằng những câu chuyện trên là vô căn cứ. Gia đình ông có những mối liên hệ với quý tộc Đan Mạch, nhưng đó chỉ là quan hệ về công việc. Tuy nhiên, có thuyết cho rằng Andersen là một đứa con bất hợp pháp của người trong hoàng tộc còn lại ở Đan Mạch, một sự thật ủng hộ cho thuyết này là vua Đan Mạch đã ưu ái Andersen khi ông còn trẻ tuổi và đã trả các khoản tiền học phí cho ông. Nhà văn Rolf Dorset khẳng định rằng diều đó cũng không chứng minh được đó là khoản thừa kế của Andersen.
Andersen đã biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng tuyệt vời của mình khi còn là một cậu bé, tính cách đó được nuôi dưỡng bởi sự nuông chiều của cha mẹ và sự mê tín của mẹ ông. Ông thường tự làm cho mình các món đồ chơi, may áo cho các con rối và đọc tất cả các vở kịch, hầu hết là những vở kịch của William Shakespeare và của Ludvig Holberg. Trong suốt thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học. Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ. Ông cũng có hứng thú với nghệ thuật nói đùa, và hỗ trợ trong việc đề xướng ra hội những người thích đùa giữa những người bạn của ông .
Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống. Ông làm thợ học dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá.Năm 14 tuổi, Andersen chuyển tới Copenhagen (tiếng Đan Mạch: København) tìm việc làm diễn viên trong các nhà hát. Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch. Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng. Một người bạn đã khuyên ông làm thơ. Từ đó, Andersen chuyển hẳn sang viết văn.
May mắn ông đã vô tình gặp được vua Frederik VI của Đan Mạch. Nhà vua rất thích cậu bé kỳ lạ này và đã gửi ông vào một trường học La tinh ở Slagelse. Trước khi được nhận vào trường học, Andersen đã thành công trong việc xuất bản câu chuyện đầu tiên của ông - The Ghost at Palnatoke's Grave (Bóng ma ở ngôi mộ Palnatoke) vào năm 1822 . Mặc dù là một học sinh chậm tiến (có lẽ là không học được) và không thích thú với việc học, Andersen học ở cả Slagelse và ở một trường ở Helsingør cho tới năm 1827. Andersen sau này đã tả những năm tại Slagelse và Helsingør là những năm đen tối nhất trong cuộc đời vì bị hành hạ khi sống trọ tại nhà người thầy và vì các bạn cùng lớp lớn tuổi hơn.
Sự nghiệp văn học

Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc kịch Kjærlighed paa Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp nhà thờ thánh Nicolas) của Andersen. Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các vở diễn và câu chuyện của mình. Ông đã đi chu du khắp châu Âu, qua Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý... nhưng vẫn giữ được niềm đam mê văn học trong suốt cuộc đời mình. Năm 1831, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát hành. Khi đi chu du, Andersen đã gặp được rất nhiều người nổi tiếng đương thời như Victor Hugo, Heinrich Heine, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha và cả nhà văn Charles Dickens.
Cảm giác khác biệt, thường kết thúc trong nỗi đau, là một chủ đề quán xuyến thường tái diễn trong công việc của ông. Chuyện này được cho là do cuộc sống nghèo khổ trước kia, tính giản dị và đặc biệt là trong sự thiếu thốn về đời sống tình dục và lãng mạn. Giới tính của ông gây ít nhiều tranh cãi và được bao gồm trong phần sau.
Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ tích. Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý. Từ đó, hầu như mỗi năm Andersen cho ra đời một truyện. Ấn bản thứ ba của truyện cổ Andersen, được xuất bản năm 1837, đã mang đến nhiều tác phẩm cổ tích nổi tiếng nhất của ông như "Nàng tiên cá", "Bộ quần áo mới của hoàng đế", "Vịt con xấu xí" ...
Vào mùa xuân năm 1872, Andersen ngã khỏi giường và bị thương nghiêm trọng. Ông không bao giờ bình phục được nhưng đã sống tới 4 tháng 8 năm 1875, chết dần trong yên lặng ở một ngôi nhà tên là Rolighed (có nghĩa là sự yên tĩnh), gần Copenhagen. Thi thể của ông được mai táng ở Assistens Kirkegård ở khu Norrebro thuộc Copenhagen. Vào thời điểm ông chết, ông đã là một nghệ sĩ quốc tế nổi tiếng.
Năm 2005, khắp thế giới kỉ niệm 200 năm ngày sinh và những cống hiến của ông.
Tác phẩm



Truyện thiếu nhi
Sau đây là một số tác phẩm truyện thiếu nhi tiêu biểu của Andersen:
Bà chúa tuyết (Sneedronningen)
Bộ quần áo mới của hoàng đế (Keiserens nye Klæder)
Cái bóng (Skyggen)
Cái chuông (Klokken)
Câu chuyện của một người mẹ (Historien om en Moder)
Chú chim họa mi (Nattergalen)
Chú lính chì dũng cảm (Den standhaftige Tinsoldat)
Con ngỗng hoang (De vilde Svaner)
Cô bé bán diêm (Den lille Pige med Svovlstikkerne)
Cô bé tí hon (Tommelise)
Cu nhớn và cu con (Lille Claus og store Claus)
Đôi giầy đỏ (De røde Skoe)
Gia đình hạnh phúc (Den lykkelige Familie)
Nàng tiên cá (Den lille Havfrue)
Nàng công chúa và hạt đậu (Prindsessen paa Ærten)
Ngôi nhà cổ (Det gamle Huus)
Thiên thần (Engelen)
Vịt con xấu xí (Den grimme Ælling)

Ông được sánh ngang với những bậc danh nhân văn hóa của nhân loại. Tác phẩm của ông được dịch ra 90 thứ tiếng, xuất bản gần 500 lần với hơn 70000000 bản . Đó là những cuốn sách bán chạy nhất hành tinh.
Sau đây là lời nhận định của các nhà nghiên cứu Việt Nam về Anđécxen: "Bằng sức mạnh của ngôn từ hiếm có, trí tưởng tượng nhiệm màu mà trong sáng, cốt truyện hấp dẫn, lối kể chuyện có duyên, pha lẫn giữa bút pháp hiện thực và huyền ảo, tác phẩm của Anđécxen đã đạt đến sự hoàn hảo của một nghệ sĩ "độc nhất vô nhị, trước và sau ông chưa hề có". "
Nhà văn Nga Pautôpxki nhận định: " Trong mỗi chuyễn cổ tích cho trẻ con của Anđécxen còn có một truyện cổ tích khác mà người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó".
 
Top Bottom