[Văn 8] CMR thơ bác đầy trăng

R

rain.princess

:D
đề này mà cũng cho á, khó nhỉ:)
mình học trong đội tuyển rồi :D
chứng minh qua 4 bài thơ:
1. Cảnh khuya- 1947
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng ***g cổ thụ, bóng ***g hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
2. Rằm tháng Giêng( Nguyên tiêu)- 1948
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
3. Tin thắng trận( Báo tiệp)- 1948
Nguyệt thôi song vấn:- Thi thành vị?
- Quân vụ nhưng mang vị tố thi
Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng,
Chính thị liên khu báo tiệp thì.
4. Ngắm trăng( Vọng nguyệt)- 1942
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Phân tích:
- Ở bài 4, Bác dành nhiều thời gian cho trăng nhất. Bài này đã được học, bạn tự phân tích
- Bài 1+2, trăng được cảm nhận khi đang lo việc nước
+ bài Cảnh khuya, Bác cảm nhận vẻ đẹp của một đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc
Âm thanh của tiếng suối( thiên nhiên)- tiếng hát xa( con người)
-> không gian của núi rừng VB trở nên ấm áp, có sức sống của con người, hơi thở của con người, không còn lạnh lẽo, hoang vu.
=> lối so sánh rất hiện đại, rất mới mẻ
=> quan niệm thẩm mĩ của Bác gần với các nhà thơ hiện đại: coi con người là chuẩn mực của cái đẹp để so sánh với thiên nhiên
-> sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh=> đã rất khuya, không gian rất yên tĩnh: tiếng hát- tả cảnh tĩnh
Hình ảnh: trăng, cổ thụ, hoa
sử dọng biện pháp diệp từ "***g"
-> dựng lên không gian 3 tầng: trăng- cổ thụ- hoa( được hiểu 2 nghĩa: hoa thật; hoặc hoa được tạo nên từ ánh trăng chiếu qua tán lá cây cổ thụ)
=> hình ảnh rất tĩnh, chiều cao của không gian, của bức tranh được mở đến tận bầu trời
=> cảnh khuya thơ mộng, yên tĩnh, trong lành
Câu 3 giống 1 tấm bản lề khép mở: khép lại cảnh để mở ra hình ảnh con người ở câu 4: người chưa ngủ
Câu 4: sử dụng biện pháp điệp ngữ vòng "chưa ngủ" lí giải vì sao người chưa ngủ: lo nỗi nước nhà, bất chợt cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
=> một tâm hồn nghệ sĩ dễ rung động và rất nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên
-> chất nghệ sĩ tỏa sáng trên nền chất chiến sĩ: người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh đất nước là tâm điểm của bức tranh
=> chất thép kết hợp với chất tình
+ Bài Rằm tháng giêng
Rằm tháng giêng trăng viên mãn, tròn đầy nhất
Điệp từ "xuân" lặp lại 3 lần
=> dựng lên 1 không gian mùa xuân từ mặt sông cho đến bầu trời đều ngập tràn sức xuân - huyền ảo,thần tiên, thoát tục, cảm giác như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh
-> một không gian bí mật để bàn việc quân, việc nước, che mắt quân thù - một con thuyền giữa dòng dòng sông thơ mộng
Bàn xong việc quân, đắm mình trong cái đẹp của thiên nhiên, thuyền bàn việc quân- thuyền chở đầy trăng=> trở nên thơ mộng biết nhường nào
=> cả 2 bài, chất tình và chất thép, chất chiến sĩ và chất thi sĩ đều hòa quyện vào với nhau tạo nên vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh
+ Ở bài Báo tiệp
Trăng được nhân hóa giống như 1 người có hình hài (bp nhân hóa): hành động của trăng-> trăng và người đã trở thành đôi bạn thân mật, suồng sã đến nỗi vào nhà không càn gõ cửa
Dàn bài:
Mở bài: giới thiệu về Bác, và trăng trong thơ Bác
giới thiệu dẫn chứng qua các bài thơ như: Ngắm trăng, Cảnh khuya,...
Thân bài: có thể chọn từ 2 bài trở lên để phân tích
Kết bài: khẳng định thơ Bác đầy trăng
P/s: mình cũng có làm một bài, nhưng không post được vì không có thời gian, thứ 2 mình bắt đầu thi rồi. Thông cảm nhé!
Bạn cần phân bố thời gian cho tốt vì làm bài này hơi dài đấy, nếu có nhiều thời gian bạn có thể phân tích cả 4 bài, phạm vi dẫn chứng rộng, điểm sẽ cao hơn, nhưng ít nhất là phải 2 bài đấy
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon2395

MB: tốt nhất là nên mở bài gián tiếp : Gió ,tuyết mai, trăng là những hình ảnh đã gắn liền với thơ ca Việt Nam...
Trăng là nguồn đề tài vô tận trong thơ Bác.
Trích nhận định của Hoài Thanh.
TB: Trăng là người bạn gắn bó với Bác.
_ Trong thời gian Bác ở chiến khu Việt Bắc( phân tích bài Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng, Tin thắng trận, đi thuyền trên sông Đáy..)
_ Trong " Nhật kí trong tù"
Phân tích bài " Ngắm trăng", "đêm lạnh"....
_đêm thu với thiếu niên nhi đồng
" Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ....
_ Đó còn là vầng trăng hẹn ước:
" Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ.....
Tiếu kết :Trăng làm bạn vời Người trên những đường hành quân, dền chia sẻ, xoa dịu nỗi đau khi Người bị tra tấn...
KB :Mỗi bài thơ của Bác đều có một cái hay riêng nhưng trăng trong thơ Bác vẫn là hình tượng sống động nhất...
 
N

nguyet_pro

bài viết này tớ đã cũng đã học rùi.Bài này chúng ta chỉ cần phân tích các bài văn của bác trong chương trình NGỮ VĂN 8 là được ngay mà.Chúc các bạn thành công
 
H

hoctrodatviet

:D
đề này mà cũng cho á, khó nhỉ:)
mình học trong đội tuyển rồi :D
chứng minh qua 4 bài thơ:
1. Cảnh khuya- 1947
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
2. Rằm tháng Giêng( Nguyên tiêu)- 1948
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
3. Tin thắng trận( Báo tiệp)- 1948
Nguyệt thôi song vấn:- Thi thành vị?
- Quân vụ nhưng mang vị tố thi
Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng,
Chính thị liên khu báo tiệp thì.
4. Ngắm trăng( Vọng nguyệt)- 1942
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Phân tích:
- Ở bài 4, Bác dành nhiều thời gian cho trăng nhất. Bài này đã được học, bạn tự phân tích
- Bài 1+2, trăng được cảm nhận khi đang lo việc nước
+ bài Cảnh khuya, Bác cảm nhận vẻ đẹp của một đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc
Âm thanh của tiếng suối( thiên nhiên)- tiếng hát xa( con người)
-> không gian của núi rừng VB trở nên ấm áp, có sức sống của con người, hơi thở của con người, không còn lạnh lẽo, hoang vu.
=> lối so sánh rất hiện đại, rất mới mẻ
=> quan niệm thẩm mĩ của Bác gần với các nhà thơ hiện đại: coi con người là chuẩn mực của cái đẹp để so sánh với thiên nhiên
-> sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh=> đã rất khuya, không gian rất yên tĩnh: tiếng hát- tả cảnh tĩnh
Hình ảnh: trăng, cổ thụ, hoa
sử dọng biện pháp diệp từ "lồng"
-> dựng lên không gian 3 tầng: trăng- cổ thụ- hoa( được hiểu 2 nghĩa: hoa thật; hoặc hoa được tạo nên từ ánh trăng chiếu qua tán lá cây cổ thụ)
=> hình ảnh rất tĩnh, chiều cao của không gian, của bức tranh được mở đến tận bầu trời
=> cảnh khuya thơ mộng, yên tĩnh, trong lành
Câu 3 giống 1 tấm bản lề khép mở: khép lại cảnh để mở ra hình ảnh con người ở câu 4: người chưa ngủ
Câu 4: sử dụng biện pháp điệp ngữ vòng "chưa ngủ" lí giải vì sao người chưa ngủ: lo nỗi nước nhà, bất chợt cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
=> một tâm hồn nghệ sĩ dễ rung động và rất nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên
-> chất nghệ sĩ tỏa sáng trên nền chất chiến sĩ: người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh đất nước là tâm điểm của bức tranh
=> chất thép kết hợp với chất tình
+ Bài Rằm tháng giêng
Rằm tháng giêng trăng viên mãn, tròn đầy nhất
Điệp từ "xuân" lặp lại 3 lần
=> dựng lên 1 không gian mùa xuân từ mặt sông cho đến bầu trời đều ngập tràn sức xuân - huyền ảo,thần tiên, thoát tục, cảm giác như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh
-> một không gian bí mật để bàn việc quân, việc nước, che mắt quân thù - một con thuyền giữa dòng dòng sông thơ mộng
Bàn xong việc quân, đắm mình trong cái đẹp của thiên nhiên, thuyền bàn việc quân- thuyền chở đầy trăng=> trở nên thơ mộng biết nhường nào
=> cả 2 bài, chất tình và chất thép, chất chiến sĩ và chất thi sĩ đều hòa quyện vào với nhau tạo nên vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh
+ Ở bài Báo tiệp
Trăng được nhân hóa giống như 1 người có hình hài (bp nhân hóa): hành động của trăng-> trăng và người đã trở thành đôi bạn thân mật, suồng sã đến nỗi vào nhà không càn gõ cửa
Dàn bài:
Mở bài: giới thiệu về Bác, và trăng trong thơ Bác
giới thiệu dẫn chứng qua các bài thơ như: Ngắm trăng, Cảnh khuya,...
Thân bài: có thể chọn từ 2 bài trở lên để phân tích
Kết bài: khẳng định thơ Bác đầy trăng
P/s: mình cũng có làm một bài, nhưng không post được vì không có thời gian, thứ 2 mình bắt đầu thi rồi. Thông cảm nhé!
Bạn cần phân bố thời gian cho tốt vì làm bài này hơi dài đấy, nếu có nhiều thời gian bạn có thể phân tích cả 4 bài, phạm vi dẫn chứng rộng, điểm sẽ cao hơn, nhưng ít nhất là phải 2 bài đấy
c ơi,ở b1,việc so sánh tiếng suối-tiếng hát còn thể hiện sự gần gũi của con người với thien nhiên.
trăng xuất hiện trong sáng tác của rất nhiều nhà thơ.trong tho bác trăng là tượng trưng cho ánh sáng thanh bình ,hạnh phúc ước mơ,là niềm an ủi ,người bvn tâm tình của bác.ánh trăng làm cái đẹp của cảnh vật trở nên êm đềm sâu sắc,làm cho cảm nghĩ của con người thêm thâm trầm,trong sáng.trăng trong thơ bác luôn tràn đầy.:)>-;):)
------------bọn e có 1 cái đề hơi giống cái đề này<lớp 7>:p:eek::|............
%%-%%-
 
K

keodungkd_271

bài viết này tớ đã cũng đã học rùi.Bài này chúng ta chỉ cần phân tích các bài văn của bác trong chương trình NGỮ VĂN 8 là được ngay mà.Chúc các bạn thành công
Ối trời , văn 8 có mấy bài viết về Thơ Bác mà đc ngay mà?
Theo mik , để nghiên cứu về hình tượng vần trăng trong thơ Bác thì một vài tháng chưa chắc đã đủ nhưng với tầm một bài văn học sinh thì bạn nên mua cuốn thơ HCM để tìm hiểu sâu hơn . Và tùy thuộc vào dung lượng , tầm quan trọng của bài viết mà có sự tìm hiểu sâu hay đơn jản.
 
L

leducsang1997

Người nào có bài viết về cái đề này:
1, Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
2, Hình ảnh trăng luôn trong thơ Bác.
3, Tấm lòng yêu nước của các vị lãnh đạo.
4, Hiện tượng nói những lời thiếu văn hóa của học sinh.

>> em chú ý viết bài có dấu.
 
Last edited by a moderator:
L

leducsang1997

Hình ảnh trăng trong thơ Bác
MB giới thiệu về tác giả
+vừa là 1 nha CM
+vừa là một nhà thơ nhà văn
-Dẫn ra nhận định<trong thơ Bác h/a trăng la một h/a quen thuộc và xuất hiện nhiều
TB:
*LĐ 1:
-Trăng xuất hiện trong thơ Bác là một h/a thiên nhiên đẹp
+"ngắm trăng"->câu 2:"Đối thủ lương tieu nai nhược hà"
-MT trăng tròn, sáng
+"Cảnh khuya"-> Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
+"Răm thang giêng"->"Rằm sông lồng lộng trăng soi"
-> khái quát: yêu thiên nhiên
*LĐ 2:
- Trăng xuất hiện trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ
+Ngắm trăng-> 2 câu cuối
+"Cảnh khuya"" Răm tháng giêng"->người bạn đồng hành
+"Tin thắng trận"->trăng vao cửa sổ đòi thơ
-> khai quát: người bạn thân thiết, gần gũi
*LĐ 3 - Qua những bài thơ ấy, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn
+chất thi sĩ, yêu thiên nhiên, gần gũi, hòa quyện, say sưa vẻ đẹp của thiên nhiên
+chất chiến sĩ với bản lĩnh kiên cường bất khuất, phong thái ung dung lạc quan
-"Ngắm trăng"-người tù-> thi gia
-"Cảnh khuya""Rằm tháng giêng"->người lo lăng cho vận mệnh đát nước
KB: khăng định lai vấn đ

dàn ý này cung tương đối chi tiết
mọi người đọc thu và cho y kiến nhes
 
T

tungvnpt

nếu đề này viết thành đoạn văn ngắn thì phải thu gọn những ý chính nào?(khoảng 8-10 câu thui)
 
E

equeen_98

Ở lớp mình thì có gợi ý 5 bài này:
- Cảnh khuya
- Rằm tháng giêng.
- Ngắm trăng.
- Đêm lạnh.
- Tin thắng trận.

>> em chú ý viết bài có dấu nhé.
 
Last edited by a moderator:
P

phantrang97

Nhà văn Hoài Thanh nói: “ Thơ Bác đầy trăng ”. Bác đã viết nhiều bài thơ về trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích.
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ .

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm.
Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.
Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của tao nhân mặc khách. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ cộng sản vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”
Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành “Thi gia”. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc
, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương.

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
 
T

thienduongbangphale

ấdx

hahahihihohossssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssss
 
2

27101999

có ý kiến cho rằng trong thơ hồ chí minh trăng là người bạn tri âm tri kỉ.hãy chứng minh
 
Top Bottom