Văn [văn 8]các tác phẩm thơ ca lãng mạn 1930-1945

Huyentram2619

Học sinh
Thành viên
31 Tháng bảy 2017
85
36
26
20
Hà Tĩnh

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,747
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Mình đang học về chuyên đề này nên cần một số dạng đề và các bài tập về các bài thơ giai đoạn này. AI GIÚP MÌNH VỚI!r29r29
Có thể hữu ích cho chị
1. Văn chương cổ :

Văn chương trung đại có đề cập tới cái Tôi nhưng cái Tôi ấy chỉ một số nhà thơ nhắc tới. Trong Quốc âm thi tập, cái Tôi của Nguyễn Trãi đã hóa thân vào thơ:

Ngoài cửa mận đào là khách đỗ

Trong nhà cam quýt ấy tôi mình

Ai hay, ai chẳng hay thì chớ

Bui một ta khen ta hữu tình

Cái Tôi trong thơ Nguyễn Trãi Một ta khen ta, một Tôi phải đối diện với Tôi, đối thoại với Tôi

Cái Tôi trong thơ bà Huyện Thanh Quan mang một tâm sự u hoài:

...Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân nghoảnh lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Cái Tôi trong thơ Hồ Xuân Hương là khát vọng chân chính về tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ vốn bị xã hội phong kiến vùi dập khinh rẽ. Thơ của bà khẳng định được vẻ đẹp thể lực và vẻ đẹp tâm linh của người phụ nữ. Ðó là bài thơ Bánh trôi nước

Cái Tôi trong thơ Nguyễn Công Trứ vừa thách thức vừa thề bồi:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Những câu thơ trên của các nhà thơ đầy tính bản ngã. Tính bản ngã là một trong những nguyên nhân sinh ra tính nhân bản của nền văn học dân tộc

Văn chương cổ chứa đựng tâm sự cái Tôi trữ tình, cái Tôi tiềm ẩn mà thời đại hầu như không chứa nổi, khiến Nguyễn Du phải quay hỏi hậu thế :

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Có lúc cái Tôi trong thơ Nguyễn Du cũng muốn cựa quậy, phá phách

Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai ...

( Truyện Kiều)

Văn chương bày tỏ khát vọng, ước mơ, phẫn nộ và dự cảm về số phận con người muốn vượt thóat khỏi giới hạn của thời đại. Thế nhưng tư tưởng chính thống của phong kiến là trung quân ái quốc, vua là tuyệt đối, vua không nhìn thấy số phận cá nhân. Nhưng cái nhìn của văn chương không phải là cái nhìn của vua mà là tiếng nói tình cảm khát vọng của nhân dân, từ cá nhân với cá nhân. Chế độ phong kiến không chấp nhận cá nhân, do đó nhà thơ cổ có đề cập đến cá nhân nhưng lại bị tư tưởng phong kiến coi thường khước từ. Các nhà thơ cổ người thì bị coi là nghịch sĩ, người bị coi là nghịch tử và nghịch thần.

Văn học cổ không hiếm sự tích về ý thức cá nhân, về tri âm, tri kỷ, tri ngộ.

Tri: hiểu

Kỷ: là cá tính, cái riêng, chân trời riêng có nhu cầu được hiểu biết và thông cảm

Tri kỷ là hiểu được cá tính của nhau

Tri âm : hiểu được tấm lòng

Tri ngộ: là hiểu được cái ơn

Trong thực tế đời sống và trong văn chương có nhiều cặp quan hệ là bạn tri âm, tri kỷ như Chung Tử Kỳ-Bá Nha, Lưu Bình-Dương Lễ; Nguyễn Khuyến-Dương Khuê; Nam Cao- Tô Hoài

Con người ta thấy đời sống có ý nghĩa chừng nào cái kỷ của mình được người biết đến và được thừa nhận. Chung Tử Kỳ ngồi nghe đàn mà biết được tâm hồn của bạn:

Nga Nga hồ chí tại cao sơn

Dương Dương hồ chí tại lưu thủy

( Tiếng đàn lên cao hồn người đang hướng về non

Tiếng đàn khoan nhặt hồn người gửi nơi dòng nước chảy)

Con người ta sẵn sàng chết khi người khác hiểu mình Sĩ vi tri kỷ giả tử (kẻ sĩ sẵn sàng chết cho người biết mình). Vì vậy có nhiều người chết vì tình yêu, vì kẻ khác không hiểu mình
Nguồn:Sưu tầm
 

Huyentram2619

Học sinh
Thành viên
31 Tháng bảy 2017
85
36
26
20
Hà Tĩnh
Có thể hữu ích cho chị
1. Văn chương cổ :

Văn chương trung đại có đề cập tới cái Tôi nhưng cái Tôi ấy chỉ một số nhà thơ nhắc tới. Trong Quốc âm thi tập, cái Tôi của Nguyễn Trãi đã hóa thân vào thơ:

Ngoài cửa mận đào là khách đỗ

Trong nhà cam quýt ấy tôi mình

Ai hay, ai chẳng hay thì chớ

Bui một ta khen ta hữu tình

Cái Tôi trong thơ Nguyễn Trãi Một ta khen ta, một Tôi phải đối diện với Tôi, đối thoại với Tôi

Cái Tôi trong thơ bà Huyện Thanh Quan mang một tâm sự u hoài:

...Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân nghoảnh lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Cái Tôi trong thơ Hồ Xuân Hương là khát vọng chân chính về tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ vốn bị xã hội phong kiến vùi dập khinh rẽ. Thơ của bà khẳng định được vẻ đẹp thể lực và vẻ đẹp tâm linh của người phụ nữ. Ðó là bài thơ Bánh trôi nước

Cái Tôi trong thơ Nguyễn Công Trứ vừa thách thức vừa thề bồi:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Những câu thơ trên của các nhà thơ đầy tính bản ngã. Tính bản ngã là một trong những nguyên nhân sinh ra tính nhân bản của nền văn học dân tộc

Văn chương cổ chứa đựng tâm sự cái Tôi trữ tình, cái Tôi tiềm ẩn mà thời đại hầu như không chứa nổi, khiến Nguyễn Du phải quay hỏi hậu thế :

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Có lúc cái Tôi trong thơ Nguyễn Du cũng muốn cựa quậy, phá phách

Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai ...

( Truyện Kiều)

Văn chương bày tỏ khát vọng, ước mơ, phẫn nộ và dự cảm về số phận con người muốn vượt thóat khỏi giới hạn của thời đại. Thế nhưng tư tưởng chính thống của phong kiến là trung quân ái quốc, vua là tuyệt đối, vua không nhìn thấy số phận cá nhân. Nhưng cái nhìn của văn chương không phải là cái nhìn của vua mà là tiếng nói tình cảm khát vọng của nhân dân, từ cá nhân với cá nhân. Chế độ phong kiến không chấp nhận cá nhân, do đó nhà thơ cổ có đề cập đến cá nhân nhưng lại bị tư tưởng phong kiến coi thường khước từ. Các nhà thơ cổ người thì bị coi là nghịch sĩ, người bị coi là nghịch tử và nghịch thần.

Văn học cổ không hiếm sự tích về ý thức cá nhân, về tri âm, tri kỷ, tri ngộ.

Tri: hiểu

Kỷ: là cá tính, cái riêng, chân trời riêng có nhu cầu được hiểu biết và thông cảm

Tri kỷ là hiểu được cá tính của nhau

Tri âm : hiểu được tấm lòng

Tri ngộ: là hiểu được cái ơn

Trong thực tế đời sống và trong văn chương có nhiều cặp quan hệ là bạn tri âm, tri kỷ như Chung Tử Kỳ-Bá Nha, Lưu Bình-Dương Lễ; Nguyễn Khuyến-Dương Khuê; Nam Cao- Tô Hoài

Con người ta thấy đời sống có ý nghĩa chừng nào cái kỷ của mình được người biết đến và được thừa nhận. Chung Tử Kỳ ngồi nghe đàn mà biết được tâm hồn của bạn:

Nga Nga hồ chí tại cao sơn

Dương Dương hồ chí tại lưu thủy

( Tiếng đàn lên cao hồn người đang hướng về non

Tiếng đàn khoan nhặt hồn người gửi nơi dòng nước chảy)

Con người ta sẵn sàng chết khi người khác hiểu mình Sĩ vi tri kỷ giả tử (kẻ sĩ sẵn sàng chết cho người biết mình). Vì vậy có nhiều người chết vì tình yêu, vì kẻ khác không hiểu mình
Nguồn:Sưu tầm
Chị đang cần mấy bài thơ văn 8 e ak
 

René Descartes

Học sinh mới
Thành viên
1 Tháng chín 2017
41
34
16
Hà Nội
Mình đang học về chuyên đề này nên cần một số dạng đề và các bài tập về các bài thơ giai đoạn này. AI GIÚP MÌNH VỚI!r29r29
Anh nhớ hình như đây là giai đoạn diễn ra phong trào thơ mới , em có thể tìm các tác giả sau và tác phẩm của họ tham khảo :
Phan Khôi , Thế Lữ ( nhớ rừng) , Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên ( ông đồ) , Nguyễn Nhược Pháp ( Em đi chùa Hương) , Xuân Diệu , Hàn Mặc Tử ( Gái Quê , Đau Thương ) , Chế Lan Viên (Điêu tàn ), Bích Khê (Tinh huyết ) , Huy Cận ( Đẹp xưa) , Tế Hanh ( Quê Hương ) , Nguyễn Bính ( tương tư ) ,.....còn nhiều lắm
 
Top Bottom