U
uocmovahoaibao
Đề 2:Nghị lận văn học và tình thương - sgk t 128
“Văn học là nhân học”, Mác – xim Gooc – ki, đại văn hào của nước Nga Xô viết đã từng nhận định như thế. Thật vậy, mỗi chúng ta, ai ai cũng phải học để tiếp thu tri thức và để làm người. Văn học lại chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Một tác phẩm ra đời không chỉ phản ánh cuộc sống phong phú, muôn vẻ quanh ta mà còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với vạn vật. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội.
“Thương người như thể thương thân”, đạo lý ấy từ lâu đã trở thành nền tảng đạo đức của người dân Việt Nam . Ta vẫn luôn thấy được rất rõ tình thương yêu, sự cảm thông to lớn ẩn hiện trong văn chương, dù được truyền miệng như văn học dân gian hay thông qua các thể loại văn học viết với những văn bản truyền lại đến mai sau.
Trong các truyện cổ dân gian, ta bắt gặp không ít những số phận nghiệt ngã, đau đớn. Những con người ấy hoàn toàn bị các thế lực xấu xa chi phối. Có những lúc, ta tưởng chừng như cuộc sống của họ đã lịm tắt trước sự bất công của xã hội phong kiến, trước cái tàn nhẫn, hiểm độc của không ít người đời. Không! Không thật sự mất hết hi vọng đâu! Vì nếu kết cục chỉ dừng lại như thế thì còn đâu là cái hay và sự đặc trưng muôn đời của văn chương? Từng tình tiết trong câu chuyện là một nốt nhạc nhỏ nhiệm mầu, đánh lên bài ca vĩ đại của tình yêu thương. Cuối cùng, chàng Thạch Sanh hiền lành, tốt bụng cũng được làm phò mã, sánh duyên cùng công chúa; cô Tấm nhân hậu , nết na cũng trở lại làm người, trở thành hoàng hậu và được nhà vua yêu thương rất mực.Ngược lại, những kẻ gian manh, độc ác, xấu xa phải gánh chịu hậu quả thích đáng với hành vi tội lỗi của mình. Chẳng phải tên Lí Thông gian ngoa, xảo trá đã bị Trời đánh chế, giáng làm bọ hung, suốt đời suốt kiếp phải chui rúc trong phân trong đất và mẹ con Cám cũng đã phải đền tội bằng cái chết tức tưởi đó sao?
Song song với các tác phẩm truyện cổ, ta còn cảm nhận được sức ảnh hưởng to lớn của kho tàng ca dao tục ngữ đối với đời sống của người dân Việt Nam chúng ta.
“ Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”
Trước nhất là tình cảm gia đình. Vì gia đình là cái nôi quan trọng của xã hội, có thật sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đùm bọc anh chị em, ta mới có được những hành vi đúng đắn, chuẩn mực về đạo đức. Qua đó, tình yêu thương càng được nhân rộng. Ông bà tổ tiên ta ngày xưa thường mượn những hình ảnh ví von, bóng bẩy để lồng vào đấy những lời răn dạy về kinh nghiệm sống, về bài học rèn luyện nhân cách ở đời. Trong đó, bài học “lá lành đùm lá rách” luôn được người xưa đề cao ca ngợi:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống như chung một giàn.”
Ý nghĩa duy nhất cần đạt được là chúng ta phải biết yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù không cùng chung huyết thống nhưng chúng ta đều mang trong tim sự sục sôi nhiệt huyết của dòng giống Lạc Hồng. Dù không cùng một tiếng nói nhưng lại cùng chung sống trên một đất nước, cùng một lịch sử văn hoá hào hùng với mấy ngàn năm văn hiến, cùng chung một kẻ thù là thiên tai, địch hoạ. Nhờ các bài học về tình thương, lòng nhân ái mà dân tộc Việt đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của thời đại để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.
Tính nhân đạo của văn học còn được thể hiện khá sâu sắc qua các tác phẩm viết. Đọc đi đọc lại những vần thơ dưới thời phong kiến, đặc biệt của các nữ thi sĩ tài năng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,… chúng ta không khỏi thương cảm cho số phận đau khổ, bất hạnh của những con người thấp cổ bé miệng trong xã hội phong kiến đầy rẫy những sự bất công mà sự bất công lớn nhất lại dành cho cuộc đời của những người phụ nữ.
“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?…”
Những câu thơ của bài“Chinh phụ ngâm khúc” như xoáy sâu vào lòng của người đọc, khiến ai đọc qua tuy chỉ đôi ba lần cũng phải thuộc, những tưởng một người Việt Nam nào đã từng biết cảnh chia li mà không nhớ. Vì sao vậy? Vì bài thơ không chỉ là lời oán than của người chinh phụ xa chồng mà còn là lời cáo buộc, định tội đanh thép, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, đã vô tình đẩy con người vào chỗ chết, nhẫn tâm chia rẻ hạnh phúc lứa đôi.
Qua đến bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, ta lại một lần nữa động lòng thương xót cho cuộc đời trôi nổi, bất công của người phụ nữ giữa một xã hội chỉ biết “trọng nam khinh nữ”:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Khi người đọc đã thật sự hoà mình vào tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, thì cũng là lúc thông điệp của tình yêu thương đã được chuyển đến mọi người. Giá trị nhân văn của tác phẩm đã lên cao đến tận cùng.
Trước những biến động lớn của xã hội Việt Nam những năm 1930 tới năm 1945, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… - các ngòi bút hiện thực tiêu biểu của dân tộc ta - đã cho ra đời một số tác phẩm có giá trị như: “Lão Hạc”, “Tắt đèn” và “Những ngày thơ ấu”. Với mục đích chính là truyền thụ tình yêu thương, sự cảm thông và phê phán sâu sắc những hủ tục cùng sự giả dối của bọn cường hào ác bá và quan lại thực dân. Các nhà văn đã khéo léo lồng ghép nhiều chi tiết gợi lên cuộc sống đầy gian lao, nghiệt ngã của nhân vật. Qua đó thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người cùng khổ trong xã hội đương thời. Đấy là sự đùm bọc, che chở để chung tay giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại.
Nhờ các tác phẩm văn chương từ cổ chí kim, chúng ta ngày càng thấu hiểu sâu sắc bao khổ cực mà nhiều người bất hạnh quanh ta phải gánh chịu. Ta thêm yêu thương, quý trọng họ và thực sự căm ghét mọi điều xấu xa, cám dỗ. Đấu tranh, phê phán những kẻ thờ ơ, máu lạnh, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn là cách duy nhất mà ta có thể hiểu rõ các tác phẩm đượm tình người.
Nói cho cùng, văn học và tình thương luôn gắn kết mật thiết với nhau. Đây là tấm gương soi diệu kỳ giúp ta ngẫm lại mình, lọc bỏ hết những tật xấu đồng thời hướng ta tìm thấy chân lí đích thực của cuộc sống. Không tình yêu thương, nghĩa là chết!
“Văn học là nhân học”, Mác – xim Gooc – ki, đại văn hào của nước Nga Xô viết đã từng nhận định như thế. Thật vậy, mỗi chúng ta, ai ai cũng phải học để tiếp thu tri thức và để làm người. Văn học lại chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Một tác phẩm ra đời không chỉ phản ánh cuộc sống phong phú, muôn vẻ quanh ta mà còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với vạn vật. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội.
“Thương người như thể thương thân”, đạo lý ấy từ lâu đã trở thành nền tảng đạo đức của người dân Việt Nam . Ta vẫn luôn thấy được rất rõ tình thương yêu, sự cảm thông to lớn ẩn hiện trong văn chương, dù được truyền miệng như văn học dân gian hay thông qua các thể loại văn học viết với những văn bản truyền lại đến mai sau.
Trong các truyện cổ dân gian, ta bắt gặp không ít những số phận nghiệt ngã, đau đớn. Những con người ấy hoàn toàn bị các thế lực xấu xa chi phối. Có những lúc, ta tưởng chừng như cuộc sống của họ đã lịm tắt trước sự bất công của xã hội phong kiến, trước cái tàn nhẫn, hiểm độc của không ít người đời. Không! Không thật sự mất hết hi vọng đâu! Vì nếu kết cục chỉ dừng lại như thế thì còn đâu là cái hay và sự đặc trưng muôn đời của văn chương? Từng tình tiết trong câu chuyện là một nốt nhạc nhỏ nhiệm mầu, đánh lên bài ca vĩ đại của tình yêu thương. Cuối cùng, chàng Thạch Sanh hiền lành, tốt bụng cũng được làm phò mã, sánh duyên cùng công chúa; cô Tấm nhân hậu , nết na cũng trở lại làm người, trở thành hoàng hậu và được nhà vua yêu thương rất mực.Ngược lại, những kẻ gian manh, độc ác, xấu xa phải gánh chịu hậu quả thích đáng với hành vi tội lỗi của mình. Chẳng phải tên Lí Thông gian ngoa, xảo trá đã bị Trời đánh chế, giáng làm bọ hung, suốt đời suốt kiếp phải chui rúc trong phân trong đất và mẹ con Cám cũng đã phải đền tội bằng cái chết tức tưởi đó sao?
Song song với các tác phẩm truyện cổ, ta còn cảm nhận được sức ảnh hưởng to lớn của kho tàng ca dao tục ngữ đối với đời sống của người dân Việt Nam chúng ta.
“ Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”
Trước nhất là tình cảm gia đình. Vì gia đình là cái nôi quan trọng của xã hội, có thật sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đùm bọc anh chị em, ta mới có được những hành vi đúng đắn, chuẩn mực về đạo đức. Qua đó, tình yêu thương càng được nhân rộng. Ông bà tổ tiên ta ngày xưa thường mượn những hình ảnh ví von, bóng bẩy để lồng vào đấy những lời răn dạy về kinh nghiệm sống, về bài học rèn luyện nhân cách ở đời. Trong đó, bài học “lá lành đùm lá rách” luôn được người xưa đề cao ca ngợi:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống như chung một giàn.”
Ý nghĩa duy nhất cần đạt được là chúng ta phải biết yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù không cùng chung huyết thống nhưng chúng ta đều mang trong tim sự sục sôi nhiệt huyết của dòng giống Lạc Hồng. Dù không cùng một tiếng nói nhưng lại cùng chung sống trên một đất nước, cùng một lịch sử văn hoá hào hùng với mấy ngàn năm văn hiến, cùng chung một kẻ thù là thiên tai, địch hoạ. Nhờ các bài học về tình thương, lòng nhân ái mà dân tộc Việt đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của thời đại để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.
Tính nhân đạo của văn học còn được thể hiện khá sâu sắc qua các tác phẩm viết. Đọc đi đọc lại những vần thơ dưới thời phong kiến, đặc biệt của các nữ thi sĩ tài năng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,… chúng ta không khỏi thương cảm cho số phận đau khổ, bất hạnh của những con người thấp cổ bé miệng trong xã hội phong kiến đầy rẫy những sự bất công mà sự bất công lớn nhất lại dành cho cuộc đời của những người phụ nữ.
“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?…”
Những câu thơ của bài“Chinh phụ ngâm khúc” như xoáy sâu vào lòng của người đọc, khiến ai đọc qua tuy chỉ đôi ba lần cũng phải thuộc, những tưởng một người Việt Nam nào đã từng biết cảnh chia li mà không nhớ. Vì sao vậy? Vì bài thơ không chỉ là lời oán than của người chinh phụ xa chồng mà còn là lời cáo buộc, định tội đanh thép, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, đã vô tình đẩy con người vào chỗ chết, nhẫn tâm chia rẻ hạnh phúc lứa đôi.
Qua đến bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, ta lại một lần nữa động lòng thương xót cho cuộc đời trôi nổi, bất công của người phụ nữ giữa một xã hội chỉ biết “trọng nam khinh nữ”:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Khi người đọc đã thật sự hoà mình vào tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, thì cũng là lúc thông điệp của tình yêu thương đã được chuyển đến mọi người. Giá trị nhân văn của tác phẩm đã lên cao đến tận cùng.
Trước những biến động lớn của xã hội Việt Nam những năm 1930 tới năm 1945, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… - các ngòi bút hiện thực tiêu biểu của dân tộc ta - đã cho ra đời một số tác phẩm có giá trị như: “Lão Hạc”, “Tắt đèn” và “Những ngày thơ ấu”. Với mục đích chính là truyền thụ tình yêu thương, sự cảm thông và phê phán sâu sắc những hủ tục cùng sự giả dối của bọn cường hào ác bá và quan lại thực dân. Các nhà văn đã khéo léo lồng ghép nhiều chi tiết gợi lên cuộc sống đầy gian lao, nghiệt ngã của nhân vật. Qua đó thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người cùng khổ trong xã hội đương thời. Đấy là sự đùm bọc, che chở để chung tay giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại.
Nhờ các tác phẩm văn chương từ cổ chí kim, chúng ta ngày càng thấu hiểu sâu sắc bao khổ cực mà nhiều người bất hạnh quanh ta phải gánh chịu. Ta thêm yêu thương, quý trọng họ và thực sự căm ghét mọi điều xấu xa, cám dỗ. Đấu tranh, phê phán những kẻ thờ ơ, máu lạnh, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn là cách duy nhất mà ta có thể hiểu rõ các tác phẩm đượm tình người.
Nói cho cùng, văn học và tình thương luôn gắn kết mật thiết với nhau. Đây là tấm gương soi diệu kỳ giúp ta ngẫm lại mình, lọc bỏ hết những tật xấu đồng thời hướng ta tìm thấy chân lí đích thực của cuộc sống. Không tình yêu thương, nghĩa là chết!