[Văn 8] Bài viết số 6

B

babje_l

Bàn về mối quan hệ giữa học và hành trong phép học của La Sơn Phu Tử


Từ nội dung bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa học và hành.


DÀN BÀI

1. Mở bài.

- Trong bài bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử (Chu Đôn Dư – một danh Nho đời Tống bên Trung Quốc).

2. Thân bài.

• Nội dung phép học.

- Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài.

- Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng vào thực tế (học để hành).

- Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.

• Giải thích.

- Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Thế nào là học và hành?

- Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm, thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời.

- Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày.

• Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau?

- Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biế, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.

- Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào.

- Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.

- Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội.

• Bình luận.

- Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành. Giữa học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng cho hành. Hành giúp cho con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã học được vào thực tế.

3. Kết bài

- Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao.

- Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay.
 
W

wingsaver

Neu nhu ai muon tim hieu ve de van nay thi vao day! Ko can phai lam ra may cai dien dan den nhu vay dau nha!
 
N

nhanlk1234

Đề 3 Gorki là một nhà văn lớn.Tác phẩm của ông được bạn đọc khắp nơi trên toàn thế giới thưởng thức một cách say mê. Nhưng để có được thành công như thế, nhà văn vĩ đại người Nga đã phải bỏ ra cả cuộc đời mình để đọc và đọc miệt mài. Cuộc đời Gorki là một tấm gương lớn về khát khao tự học. Nhà văn đã đúc kết kinh nghiệm cả một đời đọc sách của mình để khuyên nhủ chúng ta: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Trong cuộc sống nhộn nhịp hôm nay, có ko biét bao nhiêu điều hấp dẫn cuốn hút và say mê tuổi trẻ. Nhiều bạn trong số chúng ta coi chuyện đọc sách là một đam mê xưa cũ lắm rồi. Các bạn cứ thế dán mắt hàng giờ trên máy tính. Dẫu biết rằng máy tính là một phương tiện truyền thông hiện đại hữu ích và vô cùng thuận lợi. Thế nhưng thử hỏi có được bao nhiêu người trong số chúng ta ý thức được rằng việc máy tính để sử dụng cho học hành. Vì thế mà càng ngẫm ta lại càng thấy câu nói của Gorki ý nghĩa vô cùng.
Chắc chằng cần phải giải thích nhiều, chúng ta cũng biết sách quan trọng thế nào đối với việc học của chúng ta. Nhưng để có được miềm đam mê thực sự, đầu tiên bạn phải "yêu" chính những quyển sách củamình.Hãy đọc sách nhưng bạn phải nâng niu nó, trân trọng nó bởi bạn ko thể tìm thấy ở đâu người bạn trung thành và tận tuỵ như những cuốn sách của mình. Những cuốn sách luôn là những người bạn tốt vậy tại sao chúng ta ko thể lịch sự hơn!
Dúng như lời nói của Gorki, sach1 luôn là "nguồn kiến thức" phong phú và bất tận. Cả thế giới với hàng nghìn năm phát triển cùng với một bể kiến thức mênh mông vô tận của nó đều được lưu giữ ở đây. Ngày nay, khi công nghệ in phát triển, bạn có thể dễ dàng tìm được cuốn sách mình cần: một cuốn sách mở rộng hay chuyên sâu, của VN hay của nc ngoài... đọc sách ko phải là cách nhanh nhất để tiếp thu tri thức nhưng nếu bạn muốn bắt đầu từ những gì cơ bản, chậm chạp và chắc chắn thì bạn hãy làm quen với sách. Sách mở ra cho chúng ta bát ngát những chân trời tri thức. ở đó có những điều mới mẻ, có những điều bổ ích, có niềm vui, có nỗi buồn, có những hứng thú say mê hay những că dận để yêu thương cho sâu sắc...Mỗi lần đọc sách tôi lại được đi khắp đó đây, đưộc gặp bao nhiêu cuộc đời, lại được ngắm bao nhiêu cảnh đẹp. Cứ thế ko biết tự lúc nào, kho tàng kiến thức về thế giới trong tôi ngày một đầy thêm.
Càng lớn khôn, tôi càng chắc chắn rằng: dù ở bất cứ đâu và bất cứ thời nào thì cũng ko có "con đường sống" nào vinh quang hơn sống bằng"kiến thức". Kiến thức, chứ ko phải cái gì khác, sẽ là hành trang lớn nhất để chúng ta bước vào đời.Bởi người ta có thể giàu sang hay rất tầm thường, vĩ đại hay nhỏ bé nhưng ai cũng sẽ phải có mợt việc gì đó đế làm. Và tất nhiên muốn làm được và làm tốt công việc của mình chúng ta phãi học, phải tích luỹ để rồi trải nghiệm. Tất cả, những cái đó đều dùng đến nguồn kiến thức của chúng ta. Và chúng ta thì lại thừa biết và thừa hiểu, kiến thức chẵng bao giờ ntu75 đến với ai.
Dể có một cuộc sống hạnh phúc, đàng hoàng,chúng ta ai cũng cần chuẩn bị cho mình 1 hành trang chắc chắn. Hành trang ấy chính là tri thức of loài người. Tri thức cao rộng và lớn lao nhưng sách sẽ giúp ta làm cho ngắn lại. Bởi thế, chúng ta "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Đề 3: Dàn ý
MB: vấn đề nghị luận: Giá trị của sách.
TB:
a)Giải nghĩa các vấn đề nghị luận
1.Sách là gì?
2. sách là nguồn kiến thức: Khoa học, văn học, địa lí
3. Kiến thức là con đường sống
- Sống là gì
- kiến thức là gì?
b) Hãy yêu sách
KB: khẳng định :) :)
 
Top Bottom