[văn 8] Bài TLV số 1.

0

0915549009

Nếu phải viết về một người vĩ đại thì tôi sẽ viết về cha tôi. Trên đời này, có lẽ tình mẹ dễ cảm nhận hơn tình cha bởi lẽ đứa con nào cũng được mẹ mang nặng đẻ đau, được mẹ chăm nom từng bữa ăn, tấm áo. Nghĩa mẹ dạt dào như nguồn nước, như trong lời ca dao, song tình cha thì cao vời vợi, chỉ trong hoàn cảnh người con phải ngước mắt lên thì mới nhìn thấy được.
Tôi vẫn nhớ buổi chiều hôm ấy, tìm được một lời giải hay cho đề toán thầy ra và được thầy khen giữa đội tuyển học sinh giỏi toán. Tôi hớn hở ngồi chờ cha tôi trước cổng trường, thầm nghĩ sẽ chạy ù ra khoe với cha khi cha đến đón. Nhưng các bạn tôi đã được mẹ cha đến đón, chỉ còn tôi đứng nép trước cổng trường trong bóng chiều đang xuống. "Chắc cha quên đón mình rồi!" Mắt tôi cay xè, chực khóc. Tôi giận cha tôi lắm. Tính ương ngạnh trẻ con trong lòng trỗi dậy, tôi đứng lên và quyết đi bộ về nhà, qua một quãng đường dài 5 cây số từ trường tôi gần chợ Tân Ðịnh về đến Hàng Xanh, Sài-gòn.
Tôi đã không ăn cơm tối hôm đó dù mẹ tôi cố dỗ dành. Tôi nghe mẹ trách cha tôi sao quên đi đón, còn cha nói: "Tuy là một học sinh giỏi nhưng con trai mình yếu đuối lắm. Anh không hề quên đón con. Anh đã đến trường nhưng không đón mà lặng lẽ theo sau con, xem con ứng xử thế nào. Con mình cần được thử thách, phải tập giải những bài toán khó trong đời." Cha tôi đã dạy tôi những bài học làm người như thế đó. Ngồi sau lưng cha, cha thường nhắc tôi: "Ðừng ngồi cứng đờ, mà phải biết nghiêng người ngược hướng nghiêng của xe thì cha chạy xe mới dễ." Ðể rồi bao năm tháng, ngồi trên chiếc đò tròng trành trên mương rạch cùng các bạn sinh viên, tôi lại nhớ yên xe của cha, biết giữ thăng bằng đò, cũng như thích nghi giữa những tròng trành của cuộc sống.
Cũng trên yên xe ấy, cha đã dạy tôi bài học tình người. Mẹ tôi bị tai biến não và mất trí từ năm tôi lên 11 tuổi. Cha tôi sau giờ làm việc thường đưa tôi đi chợ trưa. Một hôm khi đến chợ nghe tiếng kêu "Giật đồ!" cha bảo tôi ôm chặt rồi phóng xe theo chặn đầu kẻ cắp: thì ra là một thằng bé. Bắt nó trả lại túi xách và xin lỗi người phụ nữ, cha tôi dạt đám đông đang la ó đòi đưa nó lên công an: "Nó hối lỗi rồi."
Ðến dãy hàng ăn, cha tôi hỏi nó muốn ăn gì trước cặp mắt mở to ngạc nhiên của nó. Vừa ăn tôi thắc mắc hỏi cha sao không cho nó tiền mà lại dắt nó đi ăn. Cha tôi trả lời như cho chính cuộc đời này: "Tiền đã biến người bạn ấy thành thằng ăn cắp, con không thấy sao?"
Tôi dậy rất sớm, chuẩn bị dắt chiếc xe đạp ra cùng "lều chõng" đi thi đại học. Cha đã chờ tôi trước cổng, nhẹ nhàng nói: "Con cất xe đi, cha đưa con đi thi. Sao không cho cha biết hôm nay con đi thi đại học?" Tôi chỉ biết lặng im vì muốn tự đi thi như chúng bạn. Cuối buổi thi, cùng cô bạn thi cùng phòng ra đến cổng trường, đã thấy cha tôi từ xa vẫy gọi. Cô bạn mãi từ quê miền Trung vào dự thi nháy mắt nói với tôi: "Bạn sướng thật, có bố đếm từng phút mình làm bài bên cổng trường thi!" Sau này khi nhận giấy báo trúng tuyển, cô bạn ấy hỏi tôi: "Ai sẽ là người thân đầu tiên bạn khoe niềm vui này? - rồi nói luôn - mình đâu còn bố để khoe."
Ðêm đó rất khuya, tôi rón rén đến bên cha. Người đang ngồi trên ghế bố đọc truyện Thủy Hử. Tôi đưa cha giấy báo trúng tuyển đại học. Cha xem rất lâu, khẽ khàng xếp lại rồi nắm chặt bàn tay tôi: "Hãy là một người thầy có trái tim như thầy Mạnh Tử, con nhé… "

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ :D:D:D:D
 
0

0915549009

Hoặc là bài này cũng đc này bạn:
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.

Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.

Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 
N

nhungpro_196

Bài viết TLV số 1- Văn tự sự


Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học .

Đề 2: Người ấy ( bạn,thầy, người thân,...) sống mãi trong lòng tôi.

Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn.




p/s: Tất cả bài viết, câu hỏi liên quan đến bài TLV số 1 đều được post ở đây.
 
N

nhungpro_196

Những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Đây là một đề bài rất dễ, bạn hãy hồi tưởng ngày đầu tiên đi học của mình, và kể lại tất cả các cảm xúc ấy một cách chân thật nhất

MB:
- Bạn có thể mở theo nhiều cách, mình gợi ý một cách nha: " Khi nắng không còn gay gắt, trời không còn oi bức, khi những chiếc lá đã chuyển vàng, bay xào xạc cũng là lúc mùa thu tới. Bao giờ cũng vậy, mùa thu tới lúc nào cũng nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt. Bởi nó gắn với biết bao kỉ niệm tuổi thơ của em. Và có lẽ kỉ niệm sâu sắc nhất là kỉ niệm ngày đầu tiên đi học". ( mình viết đại loại vậy thôi ).

TB:
- Bạn kể lại kỉ niệm theo trình tự thời gian cũng được và gắn với cảm xúc:
- Sáng sớm dậy, chuẩn bị với người thân như thế nào? ( có thể tối hôm trc cũng đc).
- Cảm xúc và suy nghĩ cùng người thân trên con đường tới trường ( nên thêm những đoạn đối thoại nội tâm hoặc đối thoại với người thân ).
- Cảm xúc khi đến trường, khi xếp hàng khai giảng,... ( ngôi trường, bạn bè, thầy cô,...).
- Cảm xúc khi đã vào lớp, học bài học đầu tiên ( bàn ghế, lớp học, bài giảng của cô,...).
- Cảm xúc trên con đường về nhà....

KB:
- Khẳng định về kỉ niệm : Một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, một kỉ niệm sâu sắc, không bao giờ quên, và hiện tại sẽ cố gắng học tập...
 
P

penguin2909

Hãy học để được sống

Mấy đề này cũng bình thường.
Minh sẽ không send cho bạn dàn bài or bài làm.
Nhưng mình có lời khuyên, hãy làm bằng chính cảm xúc của mình và tạm gác mọi chuyện vào một bên, không nhật thiết nghĩ tới câu:"tập trung suy nghĩ" Vì khi nghĩ đến câu này đủ làm bạn không làm được bài rồi vì thế, các bạn nên hãy làm bằng chính cảm xúc theo hồn của đề, rõ hơn hãy nghĩ đến đề này là gì nhỉ,"về người thân, thiên nhiên..." nếu là bất cứ đề gì chăng nữa hãy thả hồn vào đề không bám sát vào nội dung, chẳng hạn đề người thân: hãy nghĩ tới tất cả người thân, và bắt đầu chọn ra một người và hồi tưởng lại tất cả những giây phút bên người ấy...Và bạn nên là vào buổi tối, vì trời mát là thanh thản tâm hồn đầu óc+ yên tĩnh( khi mọi người đi ngủ) Ban ngày cũng được nhưng nên ngồi dưới bóng cây hay một khoảng thiên nhiên mát mẻ, có thế mới làm bài được...Còn nhiều điều lắm nhưng mình chỉ đủ thời gian ghi thế thôi,lúc khác nhé! Goodbye :)>-Good luck!
 
T

takhanhlinh

đây là gợi ý cũa mình nè
đề:Tôi thấy mình đã khôn lớn
người đều có khoảng thời gian đáng nhớ và đặc biệt quan trọng. Trong khoảng thời gian đó, chúng ta lớn dần lên, thay đổi về tầm vóc và có cả những dao động trong tâm hồn. Đó là tuổi mới lớn, người ta quen gọi là "tuổi dậy thì".

Tuổi mới lớn, tôi thấy mình cao hơn. Mỗi lần đo chiều cao, dù chỉ tăng thêm được 1cm, tôi đã hét lên sung sướng rồi chạy đi khoe ngay. Càng ngày tôi càng thấy mình xinh ra. Không phải nói nịnh đâu, mỗi lần soi gương tôi lại thấy tự hào về đôi mày thanh tú, chiếc mũi dọc dừa và mái tóc rất dài (dù nó không được đẹp cho lắm!). Tuy có một làn da ngăm đen nhưng tôi không bận tâm lắm, biết đâu đấy lại là một nét duyên ngầm! Nhiều lúc soi gương, tôi lại băn khoăn không yên vì những mụn trứng cá trên mặt. Nó có thể làm hỏng những nét đẹp của tôi lắm chứ!

Tuổi mới lớn, tôi ít chảnh choẹ với em, không trêu em khóc nữa mặc dù trước đây tôi hay làm những việc đó. Tôi không chạy nhảy ngoài đường mỗi buổi chiều nữa mà thay vào đó, tôi xuống bếp giúp mẹ nấu ăn và tay nghề nấu nướng của tôi cũng khá hơn trước rất nhiều. Thỉnh thoảng tôi lại dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Những lời khen của mẹ luôn làm tôi phổng mũi mũi.

Tuổi mới lớn, tôi thích thể hiện mình. Tôi tích cực tham gia vào những hoạt động của trường lớp. Tôi nhận dẫn chương trình văn nghệ đêm trung thu hay thuyết minh trại hè. Điều là tôi vui nhất là bố mẹ tôi đã rất tự hào bởi những lời khen mà mọi người dành cho tôi.

Tôi có giọng nói lanh lảnh và hơi "chua" nhưng không vì thế mà tôi ít nói. Tôi đã lớn rồi mà, phải luôn suy nghĩ và sống sao cho thật với chính mình và biết đâu, chính cái giọng the thé ấy lại là đặc trưng riêng của tôi.

Mẹ bảo tôi ngày càng tuơi tắn. Đúng vậy, bởi tôi luôn cố gắng vui vẻ và tươi cười để tâm hồn mình thêm trẻ trung và khuôn mặt mình thêm xinh xắn. Tôi cũng luôn gắng biến những nỗi buồn, nỗi bực bội thành niềm vui để có thể luôn tươi cười trong mọi hoàn cảnh.

Từ nhỏ, tôi có rất nhiều bạn thân. Và đến bây giờ, họ vẫn là những người bạn gắn bó đáng tin cậy của tôi. Tôi và họ không có chung nhiều sở thích nhưng chúng tôi lại rất hiểu nhau. Hễ ai có chuyện buồn là tất cả lại nháo nhác hẳn lên. Đứa thì an ủi động viên, đứa thì chọc cho bạn cười... Tất cả những hành động ấy đều muốn giúp bạn vơi đi nỗi buồn. Bọn chúng tôi đều đã lớn rồi, phải biết quan tâm đến mọi người xung quanh. Nhưng chúng tôi lại vẫn là trẻ con nên đôi khi cũng cãi nhau. Sau đó, chúng tôi lại dàn hoà, cười toe toét và càng thân nhau hơn, chúng tôi đều nghĩ rằng mình không thể sống thiếu bạn bè được. Nếu thếu bạn ta sẽ thấy cô đơn, lạnh lẽo biết bao.

Tuổi mới lớn, tôi nhiều khi có những suy nghĩ thật lạ lùng. Mỗi khi bị bố mẹ mắng, tôi lại khóc và cho rằng bố mẹ không yêu mình nữa. Nhưng rồi sau đó tôi nhận ra mình thật ngốc. Vì bố mẹ có mắng cũng do lỗi mình gây ra. Tôi đã từng nghĩ rằng em trai nhỏ của tôi không quý tôi, nhưng sau đó, tôi đã được nó yêu quý hơnbao giờ hết. Bởi tôi đã nhận ra triết lý "cho" và "nhận" tình yêu thương. Tôi đã "cho" nó tất cả tình yêu thương và tôi đã "nhận" lại được những tình cảm yêu kình của nó. Phải chăng tuổi mới lớn giúp tôi suy nghĩ thấu đáo hơn?

Tuổi mới lớn, tôi cũng có nhiều sự rung động tình cảm như các bạn khác cùng trang lứa. Tôi đã từng "rung rinh" trước một ai đó và cũng từng lúng túng khi bắt gặp một ánh mắt chăm chú nhìn mình. Nhưng chính điều đó lại giúp lòng tự trọng của tôi ngày một lớn thêm. Tôi cố gắng học thật giỏi để khỏi phải xấu hổ, ngượng nghịu với "người ấy". Tôi cũng cố làm mình nổi trội để "người ấy" chú ý đến mình. Nhưng rồi tôi lại nhận ra mọi thứ chỉ là phù phiếm, không phù hợp với tôi. Thế là tôi vội vã trở lại với chính mình trước khi bố mẹ biết và buồn lòng. Có lẽ tôi quyết định vậy là đúng, tôi tin rằng nếu bố mẹ biết nhất định sẽ ủng hộ tôi.

Tuổi mới lớn, tôi thấy mình thật lãng mạn và bay bổng. tôi thích nắm trăng sao mỗi buổi tối đẹp trời. tôi thích trang trí góc học tập và đồ dùng học tập những hình ảnh ngộ nghĩnh. tôi thích xem các bộ phim buồn, tôi thích thả hồn mình trong những cảnh đẹp để cảm nhận không gian thơ mộng, hiền hoà mặc dù trước d8ây tôi chưa bao giờ làm thế. Tôi thấy mình có rất nhiều sự thay đổi và tôi yêu những sự thay đổi đó.

Tuổi mới lớn, tôi có nhiều ước mơ đẹp. tôi mơ làm bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mọi người. Tôi mơ thấy mình là một giám đốc tài giỏi được mọi người khen ngợi. Đôi lúc, tôi lại mơ thấy mình là một nhà bác học xuất chúng được cả thế giới biết tên.Mẹ tôi khen những hoài bão ấy nhưng khuyên tôi nên nỗ lực cho việc học để biến những ước mơ ấy thành sự thật...

Tuổi mới lớn đáng nhớ và cũng thật phức tạp. Tôi có nhiều suy nghĩ rắc rối nhưng lại không biết chia sẻ cùng ai nên ai cũng bảo tôi cứng đầu. Vậy thì các bạn ơi, mình hãy mạnh dạn bộc lộ tất cả những nỗi niềm khó nói của mình với bạn bè, bố mẹ, thầy cô qua những dòng này nhé...
 
C

chuongquynhon

Mỗi độ thu về là mỗi lần gợi cho con người chợt nhớ về những kỉ niệm buồn vui trong cuộc đời.
Tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của ba mẹ, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của đời tôi. Thuở còn thơ, tôi vốn là một cậu bé tinh nghịch, hồn nhiên còn lắm vô tư, nên tôi đâu có thấu hiểu được tình cảm mà ba tôi đã dành cho tôi. Cả cuộc đời ba đã dành trọn cho tôi không một chút tính toán, đo lường, bất kể những khó khăn, gian lao, nghiệt ngã của cuộc đời, ba tôi đã xông pha vào những khó khăn ấy để kiếm ra bát cơm, manh áo nuôi tôi khôn lớn đến bây giờ, nhưng tôi có nào hay. Tôi còn nhớ rất rõ hồi tôi còn học lớp Một, vào một buổi chiều mưa tầm tã, ba đi làm về đến nhà chưa thấy tôi về, ba đã chạy xe đến trường đón tôi. Mặc cho trời mưa to, gió lớn, đường trơn như đổ mỡ. Với tấm áo mưa mà tôi cho rằng đó chỉ là miếng nilon để che đủ cho một thân hình bé nhỏ của tôi, mang áo mưa mà cũng như không vậy mà ba vẫn vui cười khi nhìn thấy tôi bước từ trong lớp học ra, ba đã bồng tôi lên ngồi phía trước. Tôi ngồi gọn trong lòng của ba, biết là mưa lạnh lắm nhưng tôi cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng. Nhìn lại mình có cả ba mẹ yêu thương, chăm sóc từng li từng tí, tôi cảm thấy thương cho những em bé mồ côi suốt ngày lang thang trên hè phố, đánh giày, bán vé số hay đi xin ăn, tôi cảm thấy mình sung sướng và hạnh phúc quá. Vậy mà tôi đâu có hiểu được tấm lòng của ba đối với tôi như thế nào ? Mỗi khi tôi làm sai một điều gì bị ba mẹ la rầy, ba vẫn là người bênh vực cho tôi, ba quan tâm lo lắng từ những bài học trên lớp của tôi rồi đến miếng ăn, giấc ngủ chẳng thua gì mẹ. Tôi còn nhớ có một lần tôi bị sốt cao, mẹ đi thăm ông ngoại bị ốm ở quê chưa về, thấy tôi nằm mê man trên giường, ba lo lắm, ba đã lấy thuốc cho tôi uống để hạ nhiệt rồi lấy khăn lạnh đắp lên đầu tôi, khi thấy tôi hạ được cơn sốt, ba mừng lắm. Nhìn ba, tôi thương ba quá. Khi đó tôi muốn nói với ba một câu rằng : “ Ba ơi, con thương ba nhiều lắm, ba có biết không ba, vì con mà ba khổ quá nhiều. Con sung sướng và hạnh phúc khi được làm con của ba. Con hãnh diện với đám bạn của con lắm, ba à ! ”. Tôi cứ nhớ hoài những buổi chiều bên tách trà, ba say sưa ngồi đọc báo, thỉnh thoảng lại nhìn sang tôi, ba gật đầu khẽ nói : “ Cố gắng học tốt nghe con để ba được vui lòng ”. Nghe những lời nhắc nhở của ba, tôi tự hứa sẽ cố gắng học thật tốt để ba được vui lòng. Rồi những hôm trời nắng to, ba đi làm về mồ hôi nhễ nhại, trông ba mệt lắm, vậy mà ba không hề than thở một điều gì, lại nói : “ Nhìn thấy con ngoan, vui vẻ và chăm học là ba vui lắm rồi ”.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, đầu tóc ba đã có nhều sợi bạc. Tôi cũng đã lớn, đã là học sinh cấp II, tôi đã ý thức được rằng tôi phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của ba.
 
P

pingulauca

de nay la wa

:-*tap lam van: De:Au tho trong e la gi ?:eek:
Co iao hoi kho tinh , mong cac nha hao tam tan tih giup do cho:-*
 
A

amy.angel

Ai làm đề 2 - kể về bà đi
Tớ mún tham khảo
........................................................................
 
L

lan_phuong_000

Đề: Hãy kể lại kỉ niệm lần đầu tiên đi học
Có người nói :"Cuộc đời mỗi con người là một bản nhạc" Quả thật vậy, cuộc đời cả tôi có lúc thăng, lúc trầm, lúc lại ngân nga. Nhưng bản nhạc nào cũng phải bắt đầu bằng khóa Son. Và khóa Son của tôi chính là ngày đầu tôi đi học.
"Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc..."
(Tôi đi học - Thanh Tịnh)
Chính khoảng thời gian được ngưng đọng ấy của nhà văn đã đưa tôi về ngày đầu tiên đi học.
Có lẽ tôi may mắn hơn nhiều người, bởi trong ngày thiêng liêng ấy tôi được cả bố đưa đến trường. Ngày ấy, tôi đâu biết khai giảng là gì, chỉ thấy bố mẹ tôi gương mặt lúc nào cũng lo lắng, săn sóc cho tôi từng chút một từ quần áo mới đến cặp sách, bút thước mới,...Chính sự quan tâm của bố mẹ đã để lại cho tôi nhiều dư âm của ngày đầu đến lớp.
Con đường đưa tôi đến ngưỡng cửa học vấn cũng "dài và hẹp" như của Thanh Tịnh chỉ khác ở chỗ tôi không đi bộ mà được bố đưa đi bằng xe máy, hai bên đường đầy những băng rôn, khẩu hiệu kêu gọi toàn dân đưa trẻ đến trường, cảm giác nao núng dần chiếm lĩnh tâm hồn tôi.
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là tấm biển hiệu đề mấy chữ loằng ngoằng mà tôi phải nhờ đến mẹ giải thích vì lúc ấy tôi chưa biết chữ. "Trường tiểu học Nguyễn Du" - Cái tên ấy đã theo tôi suốt năm năm học tiểu học.
Bước vào sân trường, những lớp học hiện lên nhỏ xinh,làm tôi nhớ lại mấy năm học mấu giáo, nhớ những lúc vui chơi cùng bè bạn trên sân trường. Nhưng đó đã là quá khứ, tôi đã là một học sinh lớp một và tôi đến trường để biết mình cần phải làm gì để sau này trở thành một chủ nhân, một điểm tựa vững chắc cho nước nhà. Tôi phải thay đổi. Dần buông tay khỏi mẹ, tôi có cảm giác thật lạ, một cảm giác như lần đầu tiên sống tự lập, lần đầu tiên cảm thấy mình là "người lớn".
Nhưng rồi tôi lại sợ hãi, cứ như bị bỏ rơi giữa dòng người tấp nập này. Một bàn tay nắm chặt lấy tay tôi. Ôi! Không ai khác đó chính là cô bạn học cùng lớp với tôi năm mẫu giáo. Nhìn bạn ấy tự tin mà tôi hổ thẹn, tôi quyết tâm tự mình xếp hàng thật thẳng và thật ngoan để không cần ai phải nhắc nhở. Đó cũng là bài học đầu tiên tôi được học trong ngày khai giảng năm ấy.
Một cô giáo trẻ, với nụ cười đôn hậu dắt tôi cùng các bạn vào phòng, căn phòng được trang hoàng với nào là tranh ảnh, là hoa, là cờ,...Ngôi trên chiếc bàn được phân, thoáng lướt qua tấm hình Bác trên bục giảng, tôi tự nhủ mình phải cố gắng hết sức để không phụ lòng mong mỏi của ba mẹ, ông bà.
Chỉ một tiếng đồng hồ trước giờ học đầu tiêng thôi. Nhưng mỗi phút mỗi giây trong đó đều là một viên gạch quan trọng lát những bước đi đầu tiên của tôi trên con đường học vấn đầy gập ghềnh và gian nan này.

 
Y

yenngay

Em có bài này(mới sưu tầm, cũng khá được)các anh chị đọc xong cho ý kiến giùm em nha:
Tuổi thơ mỗi người gắn liền với những ngày tháng thật êm đềm. Tuổi thơ tôi cũng vậy, nhưng sao mà mỗi lần nhắc đến, lòng tôi lại rung động và xót xa vô cùng. Phải chăng... điều đó đã vô tình khơi đậy trong tôi những cả xúc yêu thương mãnh liệt, da diết về người. Đó không ai khác ngoài nội.

Nội sinh ra và lớn lên khi đất nước còn trong chiến tranh lửa đạn. Do đó như bao người cùng cảnh ngộ, nội hoàn toàn "mù chữ". Đã bao lần, nội nhìn từng dòng chữ, từng con số với một sự thơ dại, nội coi đó như một phép màu của sự sống và khát khao được cầm bút viết chúng, được đọc, được đánh vần. Thế rồi điều bà thốt ra lại đi ngược lại những gì tôi kể: "Bà già cả rồi, giờ chẳng làm chẳng học được gì nữa đâu, chỉ mong sao cháu bà được học hành đến nơi đến chốn. Gía như bà có thêm sức khoẻ để được chứng kiến cảnh cô cháu bé bỏng hôm nào được đi học nhỉ?..." Một ước muốn cỏn con như thế, vậy mà bà cũng không có được!

Lên năm tuổi, bà tôi qua đời. Đó quả là một mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi. Bà đi đẻ lại trong tôi ba xúc cảm không nói được thành lời. Để rồi hôm nay, những xúc cảm đó như những ngọn sóng đang trào dâng mạnh mẽ trong lòng.

Nội là người đàn bà phúc hậu. Nội trở nên thật đặc biệt trong tôi với vai trò là người kể chuyện cổ tích đêm đêm. Tôi nhớ bà kể rất nhiều chuyện cổ tích. Hình như bà có cả một kho tàng chuyện cổ tích, bà lấy đâu ra nhiều chuyện thú vị và kì diệu đến thế nhỉ??? Cũng giống như chú bé A-li-ô-sa, tuổi thơ của tôi đã được sưởi ấm bằng thứ câu chuyện cổ tích ấy. Tôi lớn lên nhờ chuyện cổ tích, nhờ cả bà. Bà là người đàn bà tài giỏi, đảm đang. Bà thông thạo mọi chuyện trong nhà ngoài xóm. Bà thành thạo trong mọi viêc: việc nội trợ,... đến việc coi sóc tôi. Bà làm tất cả chỉ với đôi bàn tay chai sạn. Hình ảnh của bà đôi khi cứ hiện về trong kí ức tôi, trong những giấc mơ như là một bà tiên.

Nhớ rất rõ những hôm có chợ đêm, hai bà cháu đi bộ ra đó chơi. Khung cảnh hiện lên rực rỡ màu sắc ánh đèn, chợ thật đông vui với đầy đủ các thứ hàng hoá... và thêm cả trò chơi đu quay "sở trường". " Pằng! Pằng! Pằng!" Bà vẫy tay đưa mắt dõi theo." Bay lên nào! Hạ xuống thôi!... Bùm bùm chéo!..." Tôi thích thú vô cùng. Đêm về ngã vào vòng tay bà nghe bà ru và kể chuyện cổ tích. Giọng kể êm ái và đầy ngọt ngào đưa tôi chìm sâu vào giấc ngủ.

... Mới đó mà đã hơn chục năm trôi. Chục năm đã đi qua nhưng " bà ơi, bà à ! Những kỉ niệm về bà trong kí ức cháu vẫn còn nguyên vẹn. Dù cho bà không còn hiện diện trên cõi đời này nữa nhưng trái tim cháu, bà còn sống mãi". Người bà trong linh hồn của một đứa trẻ như tôi cũng cũng giống như thần tiên trong chuyện cổ tích. Mãi mãi còn đó không phai mờ." Bà ơi, cháu sẽ ngoan ngoãn và cố gắng học hành chăm chỉ như lời bà đã từng dạy bảo, bà nhé."


Nếu có ích thì thanks cho em phát nhé.

:):):):):):):):):):)
 
L

lolem_theki_xxi

Em có bài này(mới sưu tầm, cũng khá được)các anh chị đọc xong cho ý kiến giùm em nha:
Tuổi thơ mỗi người gắn liền với những ngày tháng thật êm đềm. Tuổi thơ tôi cũng vậy, nhưng sao mà mỗi lần nhắc đến, lòng tôi lại rung động và xót xa vô cùng. Phải chăng... điều đó đã vô tình khơi đậy trong tôi những cả xúc yêu thương mãnh liệt, da diết về người. Đó không ai khác ngoài nội.

Nội sinh ra và lớn lên khi đất nước còn trong chiến tranh lửa đạn. Do đó như bao người cùng cảnh ngộ, nội hoàn toàn "mù chữ". Đã bao lần, nội nhìn từng dòng chữ, từng con số với một sự thơ dại, nội coi đó như một phép màu của sự sống và khát khao được cầm bút viết chúng, được đọc, được đánh vần. Thế rồi điều bà thốt ra lại đi ngược lại những gì tôi kể: "Bà già cả rồi, giờ chẳng làm chẳng học được gì nữa đâu, chỉ mong sao cháu bà được học hành đến nơi đến chốn. Gía như bà có thêm sức khoẻ để được chứng kiến cảnh cô cháu bé bỏng hôm nào được đi học nhỉ?..." Một ước muốn cỏn con như thế, vậy mà bà cũng không có được!

Lên năm tuổi, bà tôi qua đời. Đó quả là một mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi. Bà đi đẻ lại trong tôi ba xúc cảm không nói được thành lời. Để rồi hôm nay, những xúc cảm đó như những ngọn sóng đang trào dâng mạnh mẽ trong lòng.

Nội là người đàn bà phúc hậu. Nội trở nên thật đặc biệt trong tôi với vai trò là người kể chuyện cổ tích đêm đêm. Tôi nhớ bà kể rất nhiều chuyện cổ tích. Hình như bà có cả một kho tàng chuyện cổ tích, bà lấy đâu ra nhiều chuyện thú vị và kì diệu đến thế nhỉ??? Cũng giống như chú bé A-li-ô-sa, tuổi thơ của tôi đã được sưởi ấm bằng thứ câu chuyện cổ tích ấy. Tôi lớn lên nhờ chuyện cổ tích, nhờ cả bà. Bà là người đàn bà tài giỏi, đảm đang. Bà thông thạo mọi chuyện trong nhà ngoài xóm. Bà thành thạo trong mọi viêc: việc nội trợ,... đến việc coi sóc tôi. Bà làm tất cả chỉ với đôi bàn tay chai sạn. Hình ảnh của bà đôi khi cứ hiện về trong kí ức tôi, trong những giấc mơ như là một bà tiên.

Nhớ rất rõ những hôm có chợ đêm, hai bà cháu đi bộ ra đó chơi. Khung cảnh hiện lên rực rỡ màu sắc ánh đèn, chợ thật đông vui với đầy đủ các thứ hàng hoá... và thêm cả trò chơi đu quay "sở trường". " Pằng! Pằng! Pằng!" Bà vẫy tay đưa mắt dõi theo." Bay lên nào! Hạ xuống thôi!... Bùm bùm chéo!..." Tôi thích thú vô cùng. Đêm về ngã vào vòng tay bà nghe bà ru và kể chuyện cổ tích. Giọng kể êm ái và đầy ngọt ngào đưa tôi chìm sâu vào giấc ngủ.

... Mới đó mà đã hơn chục năm trôi. Chục năm đã đi qua nhưng " bà ơi, bà à ! Những kỉ niệm về bà trong kí ức cháu vẫn còn nguyên vẹn. Dù cho bà không còn hiện diện trên cõi đời này nữa nhưng trái tim cháu, bà còn sống mãi". Người bà trong linh hồn của một đứa trẻ như tôi cũng cũng giống như thần tiên trong chuyện cổ tích. Mãi mãi còn đó không phai mờ." Bà ơi, cháu sẽ ngoan ngoãn và cố gắng học hành chăm chỉ như lời bà đã từng dạy bảo, bà nhé."


Nếu có ích thì thanks cho em phát nhé.

:):):):):):):):):):)
Bài này tràn ngập tình yêu thương của người kệ vs nội của mình . Nói chung là mình đọc thấy sự xuất phát từ trái tim của người viết .
Nếu kết thúc này là một kết thúc mở , tựak như sự gợi nhớ của ng` viết đối vs nội thì còn hay hơn rất nhiều :)
 
N

nhok.vu

làm dùm mình đề 2(chiều 8/8 là làm pài viết rùi)
làm ngay bi jo
cung de thoi :p:p:p:p:p:p:p:p

Sống trong một cuộc sống yên bình và hạnh phúc, tôi thật tự hào để kể cho các bạn nghe một câu chuyện " cổ tích đương thời". Câu chuyện kể về 1 con người vĩ đại. Người ấy như bà tiên cho tôi ấm no, như vầng trăng soi sáng con đường tôi đi, như người thầy dạy tôi tri thức. Các bạn biết đó là ai không? Mẹ tôi đấy! Người sống mãi trong lòng tôi! Mẹ yêu!

Mẹ tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Trán mẹ có nếp nhăn, da mẹ có chấm đồi mồi. Nhưng trong lòng tôi, mẹ còn trẻ, trẻ lắm. Mái tóc mẹ đen tuyền, mượt mà phủ lên đôi vai. Qua năm tháng, vai mẹ đã gầy. Cũng bởi chính đôi vai ấy đã gánh vác hàng ngàn việc lo cho gia đình tôi.Sâu thẳm trong đôi mắt hiền từ, phúc hậu kia là tình thương yêu, là trìu mến mẹ dành cho chúng tôi. Trên đôi môi của mẹ dường như luôn nở 1 nụ cười âu yếm, thúc dục tôi fai cố gắng học tập. Giờ đây, bàn tay gầy gầy xương xương của mẹ đã xuất hiên vết chai sạn. Vết chai sạn như ẩn chứa hai chữ " thương con". Vì thương tôi, mong cho tôi có 1 cuộc sống tốt đẹp mà mẹ fai làm lụng vất vả, ko kể tàn fai nhan sắc... Ôi! tôi thầm cảm ơn mẹ nhiều lắm. Tình thương mẹ dành cho tôi ấm áp như 1 dòng sông bồi đắp những bến bờ xa vắng, như nước mắt chảy trong nguồn, như suối xanh cuốn bao bụi mờ.

Khi vừa mói lọt lòng, mẹ cũng là ng` trao cho tôi dòng sữa ngọt lành. Dòng sữa ấy trong tôi giờ đây vẫn mãi lắng đọng; như chất keo hàn gắn tình cãm giữa mẹ và tôi. Để rồi một ngày, tôi sẽ mãi ko quên nó. Tôi vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình gắn liền với mẹ. Một tuổi thơ yên bình, nhiều niềm vui và kỉ niệm, cũng có những giọt nước mắt. Nhớ lắm cái ngày đầu chập chững tập đi. Mỗi lần ngã, tôi lại đc mẹ ôm vào lòng. Như 1 chú chim non tập bay, mẹ đã khích lệ tôi:" Con yêu của mẹ giỏi lắm!". Rồi những mùa hè nắng nôi bên chiếc võng đong đưa. Mẹ đã ru tôi. Câu hát thuở nào sao mà trầm ấm, ngọt ngào đến thế. Quê hương thân yêu của tôi đẹp lên rất nhiều qua tiếng hất của mẹ. Rồi cho đến khi tôi học lớp 1, mẹ vẫn luôn sát cánh bên tôi. Mẹ đã chuẩn bị cho tôi rất nhiều thứ.... Mẹ mong cho tôi học tốt, đạt đc điểm cao. Vậy là qua nhiều năm, tôi đạt đc nhìu thành tích tốt trong học tập. " Cảm ơn mẹ!". Tôi dường như chỉ biết nói vậy mà thôi. Mẹ đã dạy tôi làm nhiều việc trong gia đình. Rửa đc chén, quét đc nhà, nấu dc cơm... là những thành quả mà tôi học đc ở mẹ. Trong gia đình, mẹ tôi là 1 ng` vợ đảm đang, là 1 ng` mẹ hiền và là 1 " kho tàng sống" quý báu. Nếu các bạn đc thưởng thức nh~ món ăn do mẹ tôi nấu thì chắc chắn bạn fai thốt lên cái cảm giác tuyệt vời. Đối với tôi, nh~ món ăn ấy ko chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chan chứa tình cảm sâu nặng mà mẹ dành cho tôi, cho nh~ ng` thân yêu. Nhớ làm sao những lời mẹ dạy về lòng yêu thương ng`" sống trên đời sống, cần có 1 tấm lòng". Nhờ vào lời dạy dỗ mà đôi khi tôi đã làm đc nh~ việc có ích....

Ngồi 1 mình bên khung cửa sổ, nhìn nh~ khóm xương rồng mẹ trồg. tôi lại nhớ.. nhớ lắm lời mẹ nói": Mẹ mong cho con khỏe mạnh, cứng cáp, ko 1 loài sâu bọ nào có thể đụng đến cây xương rồng ấy"............

Câu chuyện cổ tích đương thời của tôi quả là có ý nghĩa fai ko các bạn? Mẹ tôi đúng là bà tiên, là vầng thái dương, là kho tàng sống. Tôi biết ơn mẹ nhiều lắm. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt, làm dc nh~ việc có ích để ko fu lòng cha mẹ.

" Riêng mặt trời chỉ có 1 mà thôi
và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời"
nhothank nha:)>-
 
C

conan99

Chào Rubby!

Mình đã đọc bài viết, đúng hơn là lá thư bạn muốn gửi bố mẹ. Dù vậy, mình vẫn muốn chia sẻ với bạn một chút với tư cách một người mẹ. Hy vọng sau này con mình gặp khó khăn, nó có thể chia sẻ cùng mình hoặc được các bố mẹ có tâm chia sẻ. Dù bạn không nói nhiều về hoàn cảnh gia đình, chi tiết các sự việc, tính cách của bạn và bố mẹ nhưng mình hiểu và thông cảm với tâm trạng của bạn.

Mình cũng từng trong hoàn cảnh của bạn: ra nước ngoài học, dù rất hào hứng tự nguyện, môi trường mới đầy những điều mới lạ, lý thú, có bạn bè thân thiết cùng đi, nhưng nỗi nhớ nhà nhất là vào những dịp lễ Tết thì thật nặng nề. Đầu những năm 90, Internet chưa có, điện thoại chưa phổ biến và giá cước rất đắt, thậm chí thư gửi đi cũng rất đắt so với kinh tế của nhà mình và bạn bè mình thời bấy giờ.

Một bức thư gửi sang châu Âu lúc đó mất khoảng 2-4 tuần mới tới nơi, thư mỏng nhất mất 15 nghìn đồng, 15 nghìn lúc đó giá trị nhiều hơn 150 nghìn đồng bây giờ. Sinh viên lúc đó chỉ cần 500 đồng đã có thể ăn xôi, thậm chí 200 đồng có thể ăn một bát cháo trai hoặc cháo sườn cầm hơi buổi sáng. Mình tin là gia đình và bạn bè đều nhớ mình nhưng họ không thể gửi thư thường xuyên cho mình được.

Mình viết rất nhiều thư nhưng cũng phải chờ có người về nước để gửi nhờ. Vì thế mà bạn có thể hiểu mình thiếu thốn tình cảm, buồn thế nào khi 3 tháng đầu không nhận được thư của gia đình và bạn bè trong khi các bạn đi cùng, nhà có điều kiện đều gọi điện, viết thư sang hỏi thăm luôn.
Tính mình cả nghĩ, hay mặc cảm, tự ti, nhiều lúc mình buồn và tủi thân lắm nhưng không dám trách bố mẹ vì gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất có thể cho mình. Bố mẹ bạn có lẽ cũng có những khó khăn và việc cho bạn đi học nước ngoài là cả sự cố gắng lớn của gia đình. Có thể bạn có học bổng, bạn đi làm thêm nhưng việc đi đi về về từ nước ngoài vẫn bị nghĩ là rất tốn kém, xa xỉ, nhất là những người từ thế hệ bố mẹ bạn về trước.

Bố mẹ bạn có thể nghĩ bạn không tập trung cho học tập, chỉ nghĩ chuyện về chơi. Bố mẹ bạn có thể không tâm lý, không biết thể hiện tình cảm vồ vập, nói những lời yêu thương, trìu mến, như bố mẹ mình vậy. Nhưng khi nào làm mẹ bạn sẽ hiểu sâu sắc tình yêu của bố mẹ với con to lớn thế nào. Yêu thương đâu cần nói ra bằng lời.

Đừng trách bố mẹ bạn, hãy từ từ để họ hiểu những thay đổi của cuộc sống hôm nay, thay đổi trong suy nghĩ và tâm tư của lớp trẻ. Mình tin khi bạn trao đổi với bố mẹ, chứng tỏ bằng những việc làm thực tế rằng bạn làm mọi việc có suy nghĩ, cân nhắc, bố mẹ bạn sẽ tin tưởng và ủng hộ các quyết định của bạn.

Chúc bạn luôn vui vẻ và sống những năm tháng thật hạnh phúc dưới mái nhà thân yêu của mình
 
U

uocmovahoaibao

"Công cha nhe núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
…"
Câu ca dao của người xưa đã làm xúc động trái tim bao người con, gợi nhớ về hình ảnh người mẹ thân thương. Tôi cũng vậy. Nếu có ai hỏi:"Bạn yêu ai nhất trên đời này?" Tôi sẽ chẳng ngần ngại, đắn đo mà trả lời ngay: "Mẹ!Hình ảnh mẹ luôn sống mãi trong tôi! Mẹ yêu!"

Mẹ tôi năm nay đã gần bốn mươi tuổi. Trán mẹ có nếp nhăn, da mẹ có chấm đồi mồi. Nhưng trong lòng tôi, mẹ còn trẻ, trẻ lắm. Mái tóc mẹ đen huyền, mượt mà phủ lên đôi vai. Qua năm tháng, vai mẹ đã gầy. Cũng bởi chính đôi vai ấy đã gánh vác hàng ngàn việc lo cho gia đình tôi.Sâu thẳm trong đôi mắt hiền từ, phúc hậu kia là tình thương yêu, là trìu mến mẹ dành cho chúng tôi. Trên đôi môi của mẹ dường như luôn nở 1 nụ cười âu yếm, thúc giục tôi phải cố gắng học tập. Giờ đây, bàn tay gầy gầy xương xương của mẹ đã xuất hiên vết chai sạn. Vết chai sạn như ẩn chứa hai chữ " thương con". Vì thương tôi, mong cho tôi có 1 cuộc sống tốt đẹp mà mẹ fai làm lụng vất vả, ko kể tàn fai nhan sắc... Ôi! tôi thầm cảm ơn mẹ nhiều lắm. Tình thương mẹ dành cho tôi ấm áp như 1 dòng sông bồi đắp những bến bờ xa vắng, như nước mắt chảy trong nguồn, như suối xanh cuốn bao bụi mờ.
Mẹ đã vất vả 9 tháng 10 ngày để sinh ra tôi, với bao yêu thương, lo lắng . Đó là công sinh thành ko gì có thể sánh nổi . Mẹ vất vả , hi sinh để nuôi chị em tôi lớn khôn. Khi vừa mói lọt lòng, mẹ cũng là ng` trao cho tôi dòng sữa ngọt lành. Dòng sữa ấy trong tôi giờ đây vẫn mãi lắng đọng; như chất keo hàn gắn tình cảm giữa mẹ và tôi. Để rồi một ngày, tôi sẽ mãi ko quên nó.
Tôi vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình gắn liền với mẹ. Một tuổi thơ yên bình, nhiều niềm vui và kỉ niệm, cũng có những giọt nước mắt. Nhớ lắm cái ngày đầu chập chững tập đi. Mỗi lần ngã, tôi lại đc mẹ ôm vào lòng. Như 1 chú chim non tập bay, mẹ đã khích lệ tôi:" Con yêu của mẹ giỏi lắm!". Rồi những mùa hè nắng nôi bên chiếc võng đong đưa. Mẹ đã ru tôi. Câu hát thuở nào sao mà trầm ấm, ngọt ngào đến thế. Quê hương thân yêu của tôi đẹp lên rất nhiều qua tiếng hát của mẹ. Rồi cho đến khi tôi học lớp 1, mẹ vẫn luôn sát cánh bên tôi. Mẹ đã chuẩn bị cho tôi rất nhiều thứ.... Mẹ mong cho tôi học tốt, đạt đc điểm cao. Nhờ vậy mà qua nhiều năm, tôi đạt đc nhìu thành tích tốt trong học tập. " Cảm ơn mẹ!". Tôi dường như chỉ biết nói vậy mà thôi.
Trong gia đình, mẹ tôi là 1 ng` vợ đảm đang, là 1 ng` mẹ hiền và là 1 " kho tàng sống" quý báu. Nếu các bạn đc thưởng thức nh~ món ăn do mẹ tôi nấu thì chắc chắn bạn fai thốt lên cái cảm giác tuyệt vời. Đối với tôi, nh~ món ăn ấy ko chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chan chứa tình cảm sâu nặng mà mẹ dành cho tôi, cho nh~ ng` thân yêu. Nhớ làm sao những lời mẹ dạy về lòng yêu thương ng` " sống trên đời sống, cần có 1 tấm lòng". Nhờ vào lời dạy dỗ mà đôi khi tôi đã làm đc nh~ việc có ích.... Nhớ những lúc tôi gặp phải khó khăn, 1 nụ cười của mẹ xuất hiện như 1 đóa hoa chớm nở, mẹ nhẹ nhàng động viên, khích lệ tôi. Chỉ bằng câu nói : " Cố gắng lên con" thôi mà như đã chứa bao tình thương yêu của mẹ dành cho tôi. Tôi vô cùng xúc động!
Dẫu có những lúc tôi mắc phải những khuyết điểm, mẹ luôn ở bên tôi, chỉ bảo tôi từng tí, nhắc tôi khắc phục những lỗi đó, mẹ không hề trách mắng tôi dù chỉ một câu.
Mẹ là tất cả đối với tôi . Dù tôi ở đâu mẹ cũng ở bên, nâng bước chân tôi trên con đường tương lai phía trước. Mẹ tôi đúng là bà tiên, là vầng thái dương, là kho tàng sống. Tôi biết ơn mẹ nhiều lắm. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt, làm dc nh~ việc có ích để ko fu lòng cha mẹ. Và tôi sẽ mãi chẳng bao giờ quên lời ru ngọt ngào của mẹ:
"Riêng Mặt Trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời
…”
 
N

nhoxsoi_kute

van hoc lop 8

Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Một buổi sáng thức dậy, tôi nhìn bóng mình trong gương rồi ngỡ ngàng với chính mình. Tôi đây ư? Đâu rồi cái hình ảnh con nhỏ thấp bé, nghịch ngợm, suốt ngày chạy lăn xăn khắp nhà... Trước mắt tôi giờ đây là một cô gái cao lớn, khoẻ mạnh, đầy tự tin và có phần chững chạc. Tôi đã lớn rồi sao?

Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Có lẽ, theo năm tháng, suy nghĩ của con ngưới cũng có phần thay đổi. Tôi không cón thích những nơi quá ồn ào, đông đúc; không còn thích những game điện tử mà tôi từng nghĩ sau này lớn sẽ dảnh hết thời gian để luyện tập; không còn thích những cuốn truyện tranh vớ vẩn hay sưu tầm đĩa của những bộ phim hoạt hình... Tôi thích những gì trầm lắng hơn, sâu sắc hơn. Tôi bắt đầu viết nhật kí, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn; tôi sẵn sàng vắt sạch nước mắt khi xem một bộ phim hoặc một cuốn sách cảm độnghay dành hàng giờ ngồi ngắm một cơn mưa buồn về chiều quen thuộc trên mảnh đất cao nguyên Đà Lạt. Chỉ vài năm trước thôi, tôi sẽ sẵn sàng làm bất cứ việc gì đơn giàn là vì tôi muốn mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao. Nhưng bây giờ, mỗi lời nói, mỗi việc làm đều được tôi suy nghĩ, chọn lọc kỹ càng. Lẽ nào, tôi đạ lớn rồi sao?

Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Trước đây, tôi đã từng làm ba mẹ phải buồn, rất buồn và vô cùng thất vọng, lúc đó tôi không hề có ý thức về việc tôi làm tổn thương họ ra sao. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một đề văn " Nếu có một điều ước bạn sẽ ước gì?" tôi sẽ đặt bút mà viết không cần suy nghĩ, tôi ước có thể làm thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm ngốc nghếch tôi đã gây ra, tôi thực sự ý thức được việc tôi làm gây tổn thương những người yêu thương tôi đến nhường nào.

Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Có ai đó đã hỏi tôi:" Bạn nghĩ gì vế tương lai của mình?" nếu là trước đây, tôi sẽ sẵn sàng trả lơì: việc tương lai thì cứ để sau này hãy tính, suy nghĩ nhiều chỉ thêm nhức đầu. Nhưng giờ đây, tôi biết, tất cả những gì tôi học được, làm được hôm nay có ảnh hưởng rất lớn, nó là nền móng vững chắc, là chiếc chìa khoá để tôi mở cánh cửa tương lai của chính tôi. Phài chăng, tôi đã lớn?

Tôi thấy mình đã khôn lớn không chỉ về thể chất mà là trong cả tâm hồn. Tôi thấy mình khôn lớn trong từng suy nghĩ, từng lời ăn, tiếng nói, cả trong cách cảm nhận cuộc sống. Ai cũng từng mắc lỗi, nhưng người chiến thắng là người không chạy trốn mà sẵn sàng đối diện, sẵn sàng sửa đổi. Tôi đã lớn lên từ sự nghiêm khắc có phần độc đoán của ba, tình yêu thương dịu dàng của mẹ. Có lẽ, tôi đã lớn thật rồi.
Ký Tên
Trần Mạnh Tiến :)>-
 
N

nhoxsoi_kute

van hoc lop 8

Hoặc có thể bạn làm zậy nè nếu hay thì cảm ơn nha :D :)>-:khi (58):

Mọi học sinh chúng ta đều gắn liền với biết bao kĩ niệm vui buồn của tuổi học trò . Đối với tôi có lẽ kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên khi bước vào lớp 1 là ấn tượng sâu sắc nhất .

Những ngày trước đó tôi có tâm trạng háo hức. Có điều gì đó lạ lắm đang xảy ra trong căn phòng bé nhỏ. Mẹ đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho tôi. Những quyển tập đã được mẹ bao bìa dán nhãn cẩn thận từ mấy tuần trước. Mẹ giúp tôi xếp tập ngai ngắn vào chiếc cặp xinh xinh.Mọi người vẫn còn trò chuyện. Họ nói về tôi. Mẹ mặc thử cho tôi bộ đồng phục cái quần tây, áo trắng trông thật xinh xắn. Đứng trước gương, tôi thấy là lạ nên đã bật cười. Bà nội xoa đầu khen ‘‘ Cháu bà lớn thật rồi, trông chửng chạc lắm !Ngày mai cháu đã là học sinh lớp một! Cố học thật giỏI cháu nhé ! ’’
Sáng hôm sau, cũng như bao các bạn khác. Tôi cùng mẹ đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã thường xuyên qua nó. Nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Mọi cảnh vật điều có sữ thay đổi lớn. Cánh đồng lúa, nay lạ hơn lúc trước, hình như nó vàng hơn mọi ngày thì phải. Hai hàng cây bên đường đu đưa trước gió như vẫy tay chào đón tôi tới trường.
Từ xa xa, phía sau những tán cây to, cổng trường đã dần dần hiện ra trước mắt tôi. Phía trên là tấm bảng to màu xanh, để tên trường. Khi đến trường, trước mắt tôi bây giờ là một khung cảnh hoàn toàn xa lạ,có rất nhiều bạn học sinh cũng được cha, mẹ đưa đến trường như tôi. Tôi cùng mẹ bước vào sân trường . Một ngôi trường đồ sộ với 3 dãy lầu hiện ra trước mắt tôi. Làm tôi tự nhiên cảm thấy mình trở nên bé nhỏ. Nên chỉ biết nắp sau lưng mẹ. Sân trường ngày càng đông học sinh hơn. Cũng là lúc tâm trạng tôi ngay càng hồi hợp và lo lắng. Tay tôi càng siết chặc lấy bàn tay mẹ. Mẹ cuối xuống vuốt tóc tôi. Bỗng tiếng trống trường vang lên .Tôi phải tạm biệt mẹ, tôi cùng các bạn xếp hàng vào lớp. Tôi im lặng, cuối đầu không dám nhìn cô giáo đang đứng ở trước cửa. Đầu tiên cô gọi tên tôi, tôi giật mình và bật khóc, làm các bạn khác cũng khóc theo. Cô hỏi tôi và hỏi:
- “Em tên manh tien phải không ?”
Vừa nói tôi vừa khóc:
-“Dạ! phải ... a”
Cô hỏi tiếp
- “Sao em lại khóc, lát nữa cũng được về nhà thôi mà”
- “Thôi con vào lớp đi! “
Rồi tôi bước vào lớp, các bạn đứng sau tôi cũng nính khóc. Rồi các bạn cũng bước vào. Lớp học rất sạch sẽ rộng rãi và thoáng mát, g.
Bàn ghế được xếp rất ngay ngắn. Cô bước vào lớp, giớI thiệu, sắp xếp chỗ ngồi và bầu bạn lớp trưởng của lớp. Vì thấp hơn các bạn khác nên tôi phải ngồi bàn đầu. Lúc này tôi đã bình tỉnh hơn, tôi còn làm quen được với bạn ở bên cạnh rồi nhiều bạn khác nữa. Tôi rất vui và kể cho mọi người nghe
Sau buổI học đầu tiên ấy tôi rất vui vì mình đã làm quen được với rất nhiều bạn. Tôi rất tự hào vì mình đã lớn, đã là hoc sinh lớp 1. Tôi phảI cố gắn học thật tốt để cho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Tôi giờ đã lớp tám rồi nhưng vẫn còn nhớ đến buổi tựu trường đầu tiên vào lớp một của tôi.



 
Last edited by a moderator:
Top Bottom