Văn [văn 8] bài tập làm văn số 7 lớp 8

S

subon

Đề 1 :
Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau, Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội.
Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” và trong cái Tết độc lập đầu tiên, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”, ngày 17 tháng 8 năm 1947 trong thư gửi thanh niên, một lần nữa Bác Hồ lại khẳng định: “… Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó…”

Là người sáng lập, theo dõi, tổ chức và rèn luyện thanh niên ngay từ những ngày đầu thành lập, cho đến khi tổ chức Đoàn TNCS trở thành đội hậu bị và cánh tay đắc lực của Đảng, là lực lượng nòng cốt trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại hòa bình độc lập cho Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ vô cùng xúc động nói trong lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn thanh niên lao động Việt Nam năm 1960: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”. Ngày 18-1-1963 trong bài nói chuyện với cán bộ nhân dân Kiến An – Hải Phòng, Bác nhấn mạnh: “Đảng cần phải giúp đỡ Đoàn thanh niên phát triển tốt, đồng thời phải chọn những đồng chí Đoàn viên kinh qua thử thách va đã đủ điều kiện đưa họ vào Đảng”.

Rõ ràng, trong tư tưởng của Bác Hồ, tư tưởng vận động thanh niên là một kho tàng về tư duy chính trị, mà quan điểm lý luận luôn được phát triển phù hợp với thực tế khách quan mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác dụng định hướng cho thế hệ trẻ.

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên”. Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết…”.

Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.
 
S

subon

Đề 3 nữa nè:
Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Ma túy là một loại chất kích thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẵng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít…Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác.
Chúng ta thường nghe nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu được tác hại thật sự của nó! Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Còn dùng theo dạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi…Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi kim là hàng vạn quả cầu gai gây căn bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ truyền tay nhau tiêm chúng, đưa virus vào máu của mình. Ở những tụ điểm tiêm chích, họ còn pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện phải cưa cụt tay chân hay nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc. Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến quá liều. Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra, người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Đáng ghê sợ hơn, người mới nghiện heroin, khi “phê” thường gia tăng kích thích tình dục, dẫn đến hành vi tình dục không an toàn, có thể bị lây nhiễm HIV, nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm suy yếu khả năng tình dục. Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kĩ sư… đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương!
Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy.
Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tử, quốc phòng bất ổn. Khi muốn thõa mãn cơn ghiền, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà!
Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.
Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy.

Tham khảo từ từ nhe em
 
N

nhoxedkjd

Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII) chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trên cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên; vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng".
Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, thanh niên nước ta đang đứng trước những thời cơ, thách thức là:
* Thời cơ:
- Sự nghiệp đổi mới của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội mở ra cho thanh niên nhiều cơ hội để phát huy tài năng, cống hiến và trưởng thành.
- Các chính sách của Nhà nước như: Phát triển giáo dục, dạy nghề, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế nhiều thành phần v.v… là cơ hội để thanh niên vươn lên xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
- Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, xây dựng, khai thác và các khu công nghệ cao là cơ hội để cho hàng vạn thanh niên trở thành người lao động có chuyên môn, đứng vào hàng ngũ của giai cấp công nhân.
- Sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức là cơ hội để tuổi trẻ thể hiện tài năng, cống hiến trí tuệ cho đất nước. Việc mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế tạo điều kiện cho tuổi trẻ tiếp cận nhiều và nhanh hơn kinh nghiệm, tri thức quốc tế, tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Bước trưởng thành của thanh niên và tổ chức Đoàn, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào "Thanh niên tình nguyện", cùng với tính tích cực chính trị - xã hội của đông đảo thanh niên được khơi dậy và phát huy là thời cơ để đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức.
* Thách thức:
- Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp mau lẹ, khó lường, những nguy cơ chung của đất nước mà Đảng ta chỉ ra là những thách thức lớn đối với tuổi trẻ.
- Đất nước ta còn nghèo, chưa đủ khả năng, điều kiện để đáp ứng tốt các nhu cầu học tập, việc làm, nhà ở, lập nghiệp v.v... của nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng.
- Yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế là những thách thức đối với số đông thanh niên có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn, nghề nghiệp và thiếu năng lực sáng tạo. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội tác động mạnh mẽ vào giới trẻ, là những thách thức lớn đến giá trị đạo đức và lối sống của thanh niên nước ta.
 
C

caoson8a

Đề 2:Nghị lận văn học và tình thương - sgk t 128
“Văn học là nhân học”, Mác – xim Gooc – ki, đại văn hào của nước Nga Xô viết đã từng nhận định như thế. Thật vậy, mỗi chúng ta, ai ai cũng phải học để tiếp thu tri thức và để làm người. Văn học lại chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Một tác phẩm ra đời không chỉ phản ánh cuộc sống phong phú, muôn vẻ quanh ta mà còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với vạn vật. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội.

“Thương người như thể thương thân”, đạo lý ấy từ lâu đã trở thành nền tảng đạo đức của người dân Việt Nam . Ta vẫn luôn thấy được rất rõ tình thương yêu, sự cảm thông to lớn ẩn hiện trong văn chương, dù được truyền miệng như văn học dân gian hay thông qua các thể loại văn học viết với những văn bản truyền lại đến mai sau.

Trong các truyện cổ dân gian, ta bắt gặp không ít những số phận nghiệt ngã, đau đớn. Những con người ấy hoàn toàn bị các thế lực xấu xa chi phối. Có những lúc, ta tưởng chừng như cuộc sống của họ đã lịm tắt trước sự bất công của xã hội phong kiến, trước cái tàn nhẫn, hiểm độc của không ít người đời. Không! Không thật sự mất hết hi vọng đâu! Vì nếu kết cục chỉ dừng lại như thế thì còn đâu là cái hay và sự đặc trưng muôn đời của văn chương? Từng tình tiết trong câu chuyện là một nốt nhạc nhỏ nhiệm mầu, đánh lên bài ca vĩ đại của tình yêu thương. Cuối cùng, chàng Thạch Sanh hiền lành, tốt bụng cũng được làm phò mã, sánh duyên cùng công chúa; cô Tấm nhân hậu , nết na cũng trở lại làm người, trở thành hoàng hậu và được nhà vua yêu thương rất mực.Ngược lại, những kẻ gian manh, độc ác, xấu xa phải gánh chịu hậu quả thích đáng với hành vi tội lỗi của mình. Chẳng phải tên Lí Thông gian ngoa, xảo trá đã bị Trời đánh chế, giáng làm bọ hung, suốt đời suốt kiếp phải chui rúc trong phân trong đất và mẹ con Cám cũng đã phải đền tội bằng cái chết tức tưởi đó sao?

Song song với các tác phẩm truyện cổ, ta còn cảm nhận được sức ảnh hưởng to lớn của kho tàng ca dao tục ngữ đối với đời sống của người dân Việt Nam chúng ta.

“ Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”

Trước nhất là tình cảm gia đình. Vì gia đình là cái nôi quan trọng của xã hội, có thật sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đùm bọc anh chị em, ta mới có được những hành vi đúng đắn, chuẩn mực về đạo đức. Qua đó, tình yêu thương càng được nhân rộng. Ông bà tổ tiên ta ngày xưa thường mượn những hình ảnh ví von, bóng bẩy để lồng vào đấy những lời răn dạy về kinh nghiệm sống, về bài học rèn luyện nhân cách ở đời. Trong đó, bài học “lá lành đùm lá rách” luôn được người xưa đề cao ca ngợi:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống như chung một giàn.”

Ý nghĩa duy nhất cần đạt được là chúng ta phải biết yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù không cùng chung huyết thống nhưng chúng ta đều mang trong tim sự sục sôi nhiệt huyết của dòng giống Lạc Hồng. Dù không cùng một tiếng nói nhưng lại cùng chung sống trên một đất nước, cùng một lịch sử văn hoá hào hùng với mấy ngàn năm văn hiến, cùng chung một kẻ thù là thiên tai, địch hoạ. Nhờ các bài học về tình thương, lòng nhân ái mà dân tộc Việt đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của thời đại để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.

Tính nhân đạo của văn học còn được thể hiện khá sâu sắc qua các tác phẩm viết. Đọc đi đọc lại những vần thơ dưới thời phong kiến, đặc biệt của các nữ thi sĩ tài năng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,… chúng ta không khỏi thương cảm cho số phận đau khổ, bất hạnh của những con người thấp cổ bé miệng trong xã hội phong kiến đầy rẫy những sự bất công mà sự bất công lớn nhất lại dành cho cuộc đời của những người phụ nữ.

“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?…”

Những câu thơ của bài“Chinh phụ ngâm khúc” như xoáy sâu vào lòng của người đọc, khiến ai đọc qua tuy chỉ đôi ba lần cũng phải thuộc, những tưởng một người Việt Nam nào đã từng biết cảnh chia li mà không nhớ. Vì sao vậy? Vì bài thơ không chỉ là lời oán than của người chinh phụ xa chồng mà còn là lời cáo buộc, định tội đanh thép, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, đã vô tình đẩy con người vào chỗ chết, nhẫn tâm chia rẻ hạnh phúc lứa đôi.

Qua đến bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, ta lại một lần nữa động lòng thương xót cho cuộc đời trôi nổi, bất công của người phụ nữ giữa một xã hội chỉ biết “trọng nam khinh nữ”:

“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Khi người đọc đã thật sự hoà mình vào tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, thì cũng là lúc thông điệp của tình yêu thương đã được chuyển đến mọi người. Giá trị nhân văn của tác phẩm đã lên cao đến tận cùng.

Trước những biến động lớn của xã hội Việt Nam những năm 1930 tới năm 1945, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… - các ngòi bút hiện thực tiêu biểu của dân tộc ta - đã cho ra đời một số tác phẩm có giá trị như: “Lão Hạc”, “Tắt đèn” và “Những ngày thơ ấu”. Với mục đích chính là truyền thụ tình yêu thương, sự cảm thông và phê phán sâu sắc những hủ tục cùng sự giả dối của bọn cường hào ác bá và quan lại thực dân. Các nhà văn đã khéo léo lồng ghép nhiều chi tiết gợi lên cuộc sống đầy gian lao, nghiệt ngã của nhân vật. Qua đó thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người cùng khổ trong xã hội đương thời. Đấy là sự đùm bọc, che chở để chung tay giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại.

Nhờ các tác phẩm văn chương từ cổ chí kim, chúng ta ngày càng thấu hiểu sâu sắc bao khổ cực mà nhiều người bất hạnh quanh ta phải gánh chịu. Ta thêm yêu thương, quý trọng họ và thực sự căm ghét mọi điều xấu xa, cám dỗ. Đấu tranh, phê phán những kẻ thờ ơ, máu lạnh, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn là cách duy nhất mà ta có thể hiểu rõ các tác phẩm đượm tình người.

Nói cho cùng, văn học và tình thương luôn gắn kết mật thiết với nhau. Đây là tấm gương soi diệu kỳ giúp ta ngẫm lại mình, lọc bỏ hết những tật xấu đồng thời hướng ta tìm thấy chân lí đích thực của cuộc sống. Không tình yêu thương, nghĩa là chết!
 
N

nhinjitao

Hãy nói không với các tệ nạn
Trong xã hội bây giờ, ngày càng phát triển, nhiều vật dụng hiện đại ra đời. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, nhiều tệ nạn xã hội ra đời.Tiêu biểu như cờ bạc, ma túy, ..... Các tệ nạn ấy đã và đang để lại những tác hại nghiêm trọng trong đời sống của mỗi con người và toàn xã hội. Vậy chúng ta hãy nói không với các tệ nạn ấy.
Khái niệm tệ nạn trong sách GDCD.
Cờ bạc là những trò chơi liên quan đến cờ hoặc bạc nhưng phương tiện trao đổi giữa thắng thua là tiền bạc và vật chất lớn.... Cá cược, cá độ, xóc đĩa, cũng được xem là trò cờ bạc. Người chơi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ khỏe, tinh thần, tài sản..... Người chơi trong thời gian kéo dài, thậm chí thâu đêm suốt sáng quên ăn quên ngủ dẫn đến suy kiệt về sức khỏe, người mệt mỏi đờ đẫn, tinh thần suy sụp, đầu óc ko tập trung..... Chơi thua, người chơi phải mất tài sản nhiều, tâm lí mất của sẽ khiến người chơi hoang mang. Từ cờ bạc, thiếu tiền chơi, người chơi sẽ dễ lâm vào các tệ nạn trộm cướp, giết người,... Nhân tính sẽ dễ theo tính tiêu cực.Người chơi nghiện cờ bạc là nguyên nhân gây đến đổ nát gia đình. Họ lấy tiền của gia đình, ko được thì đánh đập vợ con làm tổn thương đến người thân. Với xã hội cờ bạc là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn khác nhau. Làm rối loạn trật tự xã hội.
Khái niệm SGK GDCD. Ma túy có nhiều dạng: hút, chích, hít, Nhưng tiêu biểu nhất vẫn là tiêm chích ma túy. Tác hại thứ 1 chính là bản thân người tiêm chích ma túy, khi dùng ma túy thường rơi vào ảo giác tinh thần, gây hưng phấn giả tạo. Lâu dần sẽ khiến cho suy yếu thần kinh. Còn có nhiều trường hợp sốc thuốc, nguy hiểm đến tính mạng. Do tiêm chích, nhiều bệnh bị lây qua đường máu như AIDS, viêm gan B, .... Người tiêm chích ảnh hưởng rất lớn đến gia đình. Muốn có tiền tiêm chích, người nghiện thường lấy đi tiền của của gia đình. Nếu người thân ko cho thì sẽ lấy cắp, thậm chí đánh người thân để lấy tiền. Những người thân của người nghiện luôn luôn phải cảnh giác, lo sợ, lo quản lý tiền bạc. Người nghiện là người lớn trong gia đình thì sẽ là tấm gương ko tốt. Gia đình người nghiện ko được sống yên ổn. Người nghiện ma túy còn là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội. Người nghiện nếu bị bệnh về đường máu có thể lây truyền qua người khác hoặc thế hệ sau. Đa số các người nghiện dễ mắc phải các tệ nạn khác như trộm cắp, giết người cướp của.


ko có thời gian để viết nốt xin lỗi nha
 
U

uocmovahoaibao

Đề 2:
Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn lấy chữ nhân làm gốc, đó đã trở thành một truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam ta. Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha. Điều đó được đúc kết trong câu tục ngữ : Thương người như thể thương thân.
Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, bệnh đau không thuốc chữa trị. Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
Câu tục ngữ là lời khuyên chân thành, nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, trân rọng người khác như yêu thương trân trọng chính bản thân mình. Mọi người thường nói “Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái”. Vì vậy, mọi người phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Câu tục ngữ hoàn toàn đúng: Mỗi người cần biết cảm thông chia sẻ, giúp đỡ người khác, xem sự đau khổ của họ chính là sự đau khổ của mình. Nếu ai cũng đề cao đạo lí thương người như thể thương thân thì xã hội sẽ có nhiều mối quan hệ tốt đẹp “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Tuy vậy, trong cuộc sống vẫn còn không ít kẻ sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình, thậm chí còn âm mưu hại người để được lợi, thờ ơ, bình thản trước nỗi đau của người khác.
Một số tấm gương sáng về đạo lí thương người như thể thương thân: Những người bình dị nhường cơm sẻ áo, cứu giúp người hoạn nạn; cứu người trong những giờ phút cấp bách không nghĩ đến tính mạng của mình; những người xả thân vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cứu nước; việc HS tham gia góp quỹ từ thiện, ủng hộ đồng bào lũ lụt, tham gia đóng bảo hiểm y tế…. tất cả đều vì tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, muốn mọi người có cuộc sống ấm no.
Tóm lại, tinh thần tương thân tương ái được gửi gắm trong câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, thể hiện một nét đẹp nổi bật trong bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Nếu chúng ta biết đề cao và thực hiện nó thì tinh thần tương thân tương ái ấy như thể được mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại. Vì vậy, mỗi người chúng ta phải cố gắng thực hiện cao nhất lời khuyên của câu tục ngữ để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. và cũng để xây dựng đất nước phồn vinh phát triển.
 
T

tuananh98ht

Bài văn : Hãy nói "không'' với các tệ nạn xã hội


Tệ nạn xã hội giờ chị lấy cho bé cái nghiện net của bọn học trò nhớ.
Mở bài: ui thui dễ rùi nói đại vài ý như học trò- tuổi hồng tuổi tím và là tương lai của đất nước, cha mẹ, thầy cô đều mong sao chúng ta học tập nên người, góp phần phát triển xã hội, nhưng làm sao học cho nên, cho giỏi mới là quan trong. thế mà giờ đây bao bạn học sinh trên cổ còn đeo khăn quàng kia kìa, được cha mẹ tạo đủ điều kiện học thêm học bù, đồ dùng sách vở đầy đủ. không bik ma lực nào đã khiến các bạn dấn vào net vào net, inter net là một kho tàng kiến thức lớn, bổ ích nếu chúng ta biết tận dụng, còn bây giờ đa số các bạn học sinh đều lao vào nó như con thiêu thân bởi các trò chơi như võ lâm truyền kỳ,... ko còn quan tâm học hanh, tệ nạn đó còn nguy hiểm hơn cả việc giới trẻ uống thuốc lắc, ma túy.
Thân bài: chị ko làm chi tiết được phăng đại vài ý:
- Báo giới đã nêu lên biết bao trường hợp các bạn nhỏ chúng ta ham chơi đến nỗi quên cả gia đình học hành, bỏ nhà đi chơi thâu đêm suốt sáng ở các tiệm nẹt rồi em nói thêm vài trường hợp ví dụ nhớ. nói tác hại của nó giúp chị với, em bik tác hại rồi, cũng dân lướt net suốt ngày mừ ^^
- Em nói xạo đại vài bạn của em đã dấn thân vào net, rồi nói gia đình cha mẹ họ khổ sở thế nạo chị sắp đi học rồi ko nói chi tiết đươc.
-Em có thể nói là:
-Những người phát minh ra máy tính, ra mạng lưới internet rộng lớn mục đích của họ là làm sao cho thế giới từ 1 quả đất sang 2 quả đất, cho con người hiểu bik rộng hơn chỉ với một cú click chuột chứ ko phải để chúng ta hành hạ nổi cực nhọc của bố mẹ thêm nữa, nỗi thất vọng của thầy cô. ui cha thôi chị đi học đây ngày mai chị post cái kết là đươc.
Có pài văn nào cứ đưa ra minh jup hết nhà !!!
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

Nói không với tệ nạn xã hội
I.Mở bài:

Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý.


II.Thân bài


1.Giải thích


- Thế nào là tệ nạn xã hội.Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.


- Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.


- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến,thuốc,lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống,chích,kẹo…


2.Tại sao phải bài trừ ma tuý


- Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học,chính trị,xã hội.Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê,tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật,từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng,từ 1 công dân tốt của xã hộitrở thành đối tượng cho luật pháp.Khi đói thuốc,con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác:cướp giật,trộm cắp,giết người… Thậm chí ngưòi thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.


- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần,không có khả năng lao động,trở thành gánh nặng cho gia đình,lxã hội.


- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang,vật vờ trên những con đường  làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội.


- Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lâh lan như:HIV/AIDS,lao phổi...


-->Khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt:an ninh,quốc phòng…Khi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.



3.Làm sao để nói không với ma tuý?


- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ của xã hội.

- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.

- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc làm cho họ,tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện",giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.


- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.


III.Kết bài:


- Rút ra kết luận

- Nêu ra suy nghĩ của bản thân
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

Hiện nay,Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà,song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.

Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gay nguy hiểm cho xã hội như:ma tuý,mại dâm,tội phạm…Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe doạ khủng khiếp của toàn nhân loại.Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên.Vì thế,ta cần tự chủ bản thân.Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”.Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau,cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa.Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.


Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện,tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng.Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý,những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”.Nhưng hơn bao giờ hết,tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tuỳ thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người.Vì thế,ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân,nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích,những trò ăn chơi sa đoạ.Tuy một ngày,chúng có thể không ga6y ra hậu quả gì nghiêm trọng.Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.


Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm:”Vui có chừng-Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay,làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng.Những người cả tin, sống ăn chơi,đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội that đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gay ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình.Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của toà án luong tâm.


Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng.Họ xứng đáng nhận được sự thuong yêu và trân trọng của mọi người.Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

1. Mở bài:

- Trong
cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.

- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...


- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.


- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các
tệ nạn xã hội.

2. Thân bài:

a) Tại sao phải nói "không!"


* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những
tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...

-
Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.


- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.


b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.


* Cờ bạc:


- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.


- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.


- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.


- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.


- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.


* Thuốc lá:


- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.


- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...


- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.


- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.


- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.


* Ma túy:


- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.


- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.


- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.


- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...


* Văn hóa phẩm độc hại:


- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.


- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.


3. Kết bài:


*Chúng ta cần:


- Tránh xa những thói hư tật xấu và
tệ nạn xã hội

- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời


- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

Ma túy hiểm họa của mọi nhà hay ma túy đừng chết vì thiếu hiểu biết . Đó là những câu nói mà chúng ta thường gặp trên mạng Internet,báo …điều đó đủ thấy ma túy có tác hại như thế nào , và đây cũng là một trong những tệ nạn xã hội cần được bài trừ .
Vậy thế nào được gọi là tệ nạn xã hội . Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội , vi phạm đạo đức và pháp luật . Các tệ nạn xã hội thường gặp là : ma túy , cờ bạc , mại dâm …trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất . Nhưng ma túy là gì và tại sao nó lại là hiện tượng đáng lo ngại nhất . Ma túy có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp . Khi ngấm vào cơ thể con người nó sẽ làm thay đổi trạng thái , ý thức , trí tuệ và tâm trạng của người đó , khiến họ có cảm giác lâng lâng , không tự chủ được bản thân , ảnh hưởng xấu đến sức khỏe . Từ đó , ta thấy ma túy có tác hại vô cùng ghê gớm . Đã vậy nó còn có biết bao tác hại khôn lường . Đầu tiên , ma túy có hại đối với chính bản thân người nghiện làm cho người nghiện cơ thể gầy gò , hốc hách , xanh xao , tiều tụy , chân tay lở loét . Khi đói thuốc , người nghiện bị co giất làm cơ thể đau đớn và khi đấy con nghiện không kiểm soát được hành vi bản . Lúc bấy giờ , những con nghiện lấy đâu ra tiền hút chích kết quả là dẫn đến con đường trộm cắp và có thể giết người . Chưa kể , những con nghiện bị “ sốc thuốc ” sẽ dẫn đến cái chết . Nhưng kinh khủng hơn ma túy cũng chính là con đường ngắn nhất để đi đến căn bệnh thế kỉ HIV – AIDS . Ngoài ra , tình trạng nghiện ma túy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dẫn đến suy đồi về nhân cách đạo đức của con người . Thậm chí người thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc . Chẳng hạn như : người chồng bị nghiện ma túy không lo làm việc mà suốt ngày chỉ lo đến việc hút chích . Kiếm tiền không đủ thì quay sang đánh đập vợ con , nhà cửa tiền bạc thì không cánh mà bay theo cơn nghiện của người chông . Thấy được tác hại ghê gớm của ma túy nên mỗi người chúng ta phải có ý thức sống lành mạnh , trong sạch , không xa hoa , luôn tỉnh táo và gạt bỏ đi những lời lẽ dụ dỗ xấu xa . Đồng thời tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội .
Tóm lại , ma túy gây hậu quả to lớn đối với chính bản thân mình , gia đình và xã hội . Vì vậy , chúng ta cần phải kiên quyết bài trừ tệ nạn ma túy . Là học sinh , chúng ta cần phải học tập những điều đúng đắn và tránh xa tệ nạn xã hội .
:)
Tk tui cái. Chỉ cần chép lại thôi , ko chỉnh sửa
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

Hiện nay, các vấn đề tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm , SIDA, AISD,ung thư...là những vấn đề bức xúc của xã hội ; người ta coi nó như các căn bệnh thế kỉ mà không thể cứu chữa được.Trong số đó, thì việc hút thuốc lá không nằm ngoài cái đáng lo của xã hội, nó là nguyên nhân gây nên 90% bệnh ung thư phổi ở nam giới và 30% các bệnh ung thư khác .Và nó còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều các bệnh khác như bệnh dị tật, bệnh tim bẩm sinh của trẻ em rất cao, bệnh sơ cứng động mạch của trẻ em nếu các bà mẹ hút thuốc lá,bệnh viêm phế quản mãn tính...mỗi năm thuốc lá gây tử vong 2,5% trong tổng số người chết.Các bạn có thấy hút thuốc lá là rất có hại không? Thế mà, các thế hệ trẻ hiện nay như các học sinh, sinh viên, thanh niên lại là những người hút nhiều. Các bạn có thấy nó đặc biệt là những điều đáng sợ thế nào không khi họ là những người chủ tương lai của đất nước ? chúng ta phải có tiếng nói gì chứ các bạn ? Để bảo vệ quyền công dân của chúng ta được sống trong bầu không khí không có thuốc lá.Để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta sẽ nói đến thực trạng - nguyên nhân và hậu quả của vấn đề này để đi tới một số giải pháp khắc phục của chúng dưới con mắt triết học, thông qua cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả.








II- NỘI DUNG.

1.Vận dụng lí luận triết học
1.1.Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoậc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra.
Ví dụ : hút thuốc lá làm hại sức khoẻ cho con người thì hút thuốc lá là nguyên nhân còn hại sức khoẻ là kết quả.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan. Tính khách quan này quy định mối liên hệ nhân quả dựa trên lập trường biện chứng duy vật.
Do tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả nên một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Khi xem xét một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong thời gian xác định thì nguyên nhân có trước kết quả, vì chỉ có sự tác động lẫn nhau mới gây ra sự biến đổi. Nhưng khi xem xét cả quá trình gồm nhiều mối liên hệ nhân quả nối tiếp nhau thì nhân và quả có thể chuyển hoá vị trí cho nhau một cách biện chứng.
v ýnghĩa phương pháp luận:
ỉ Phải tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả trong nhận thức và hành động. Đề phòng và phê phán quan niệm duy tâm, siêu hình trong vấn đề này.
ỉ Một kết quả do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó muốn có kết quả cao phải biết phát hiện nhiều nguyên nhân, biết hạn chế các tác động của nguyên nhân ngược chiều, tạo điều kiện cho những nguyên nhân cùng chiều, phải chú trọng đến những nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong.
ỉ Phải biết biến kết quả đã đạt được thành nguyên nhân tiếp sau và hướng tới kết quả tiếp sau ngày càng cao hơn mà không thoả mãn ở một kết quả nào

2.Phân tích triết học vào tệ nạn thuốc lá học đường

2.1.Thực trạng và nguyên nhân
v Thực trạng:Học sinh, sinh viên nam hút thuốc lá ở nhiều nơi : ở nhà (phòng riêng, nhà tắm...), ở trường (hành lang, trong lớp, nhà vệ sinh...), ở nơi công cộng...; ở mọi lúc : lúc mới ngủ dậy sau 1 đêm dài ngủ say khi tỉnh giấc là thèm thuốc, trong lớp (giờ giải lao, trong giờ học cũng có), nhất là những lúc căng thẳng.
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

Hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước, công nghệ thông tin cũg như các nghành kih tế phát triển nhah chóg dẫn đến cũg có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc lá, ma túy, mại dâm , sách xấu hoặc băng đĩa có nội dung độc hại,… Nếu ko biêt cách phòng tránh dần dần con người chúg ta sẽ bị chúg chi fối, lệ thuộc vào chúg, gây tổn hại về nhiều mặt của đời sốg. Vì vậy mỗi chúng ta hãy kiên quyết nói”KHÔNG” với các tệ nạn xã hội.

Có lẽ sẽ có nhiều người sẽ thắc mắc rằng “Tại sao chúng ta fải nói ko”. Xin đáp: Chúng (tức cờ bạc, ma túy, thuốc lá,… là những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống... Có thể nói Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.


Tệ nạn xã hội là những con ma có sức mạnh vô hình chi fối hòan toàn cuộc sốg của con người. Chỉ cần 1 lần sa cơ lỡ bước do bạn bè rủ rê, vì tò mò hay là muốn thể hiện mình ko đúg cách nhìu ng đã thử 1 lần để r` sau đó dẫn đến nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Vì sao ta có thể nói thế? Chính bởi 1 khj đã nghiện người nghiện ko còn biết đến nhữg người xug quanh nữa, để thỏa cơn thèm muốn của mình họ có thể sẳn sàg làm tất cả.


Hiện nay có rất nhiều tệ nạn xã hội nhưg nguy hiểm nhất là các tệ nạn nhưg nguy hiểm nhất là các tệ nạn như cờ bạc, ma túy, mại dâm,… nhữg tệ nạn đó sẽ hủy hoại nhân cách con người. điển hình như Cờ bạc:Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ, nó làm tốn thời jan sức khỏe, tiền bạc và cả sự nghiệp của người nghiện. Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội. Bây h đã có nhiều điều luật đc ban hành cấm các hành vi đáh bài bạc, tùy theo mức độ vi phạm mà có nhiều mức xử phạt khác nhau.


Còn thuốc lá thì sao nhỉ? Nó là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người. Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch... Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.Nó tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người và tuyên truyền về tác hại của thuốc lá.


Ma túy là 1 tệ nạn xã hội đã được đề cập từ hàg thế kỉ nay. Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình. Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp…


Hiện nay còn có nhữg tệ nạn xã hội mới như văn hóa fẩm độc hại. Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.


Qua trên ta có thể thấy xã hội hiện nay rất fức tạp, các tệ nạn xã hội đag hoành hành ngày 1 nhiều thêm và đã mag lại cho đời sốg tinh thần cũg như vật chất của con ng bị hao tổn nặg nề. Vì thế chúg ta cần sốg giản dị, lành mạnh biết jữ mình và giúp nhau ko sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuyên truyền cho mọi người về tác hại và cách phòg tránh các tệ nạn đó cho mọi người hiểu và biết cách phòng chốg. Chúg ta mỗi côg dân nên tuân theo nhữg quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòg, chốg tệ nạn xã hội.
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

Tình trạng hút, hít, tiêm chích Heroin và sử dụng các chất ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng trong xã hội nhất là trong lớp trẻ, tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS, tăng mạnh trong đối tượng tiêm chích ma túy, các vụ buôn bán ma túy, tàng trữ, vận chuyển ma túy xảy ra nhiều nơi và rất nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm nảy sinh và phát triển nhanh chóng các tệ nạn xã hội. Ma túy đã và đang là một thách thức, nguy cơ đối với mỗi cá nhân, gia đình và cả xã hội. Đặc biệt giới trẻ vẫn là đối tượng, là nạn nhân chủ yếu của ma túy, nếu không kịp thời ngăn chặn, ma túy sẽ tiếp tục tấn công vào chính chúng ta. Tệ nạn ma túy đã thực sự trở thành nỗi lo lắng của mỗi gia đình, của toàn xã hội, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của con người, nhất là với tuổi trẻ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, trật tự an toàn xã hội, hạnh phúc của gia đình, đến sự bền vững của đất nước.
Tuổi trẻ của chúng ta hôm nay hãy nói không với ma tuý và thực hiện tốt phong trào “3 không”trong phòng chống ma túy đó là : không sử dụng các chất ma túy; không tàng trữ, vận chuyển các chất ma túy; không trồng thuốc phiện, cần sa và sản xuất trái phép các loại thuốc gây nghiện…
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

MB:
Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít những thói quen xấu và tệ nạn cho con người và xã hội.
Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như: thuốc lá, ma túy, cờ bạc, sách xấu có nội dung độc hại.
Nếu không tự chủ được bản thân thì con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và tha hóa.
Chúng ta hãy kiên quyết nói “không” với tệ nạn xã hội.
TB:
Tại sao phải nói không với tệ nạn xã hội?
Cờ bạc, thuốc lá, ma túy,… là những thói hư tật xấu và những tệ nạn xã hội có ảnh hưởng ghê gớm với bản thân, gia đình, xã hội về nhiều mặt như: tư tưởng, đạo đức, kinh tế, hạnh phúc, nòi giống,…
Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước và dân tộc.
Sự ràng buộc ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Bị bạn bè xấu rủ rê, thử một lần cho biết.
- Một vài lần quen thành nghiện.
- Người đã mắc nghiện thiếu thuốc sẽ bị hành hạ, cơn nghiện chi phối hành động.
- Để thỏa mãn cơn nghiện, co nghiện có thể làm bất cứ điều gì kể cả giết người, cướp của, ăn cắp,…
- Tệ nạn đã nhiễm khó từ bỏ, sẽ hành hạ, đày đọa con người làm cho con người mất hết nhân tính.
Tác hại của các tệ nạn dẫn đến suy thoái đạo đức, nhân cách, gây tác hại lớn đến bản thân, gia đình và xã hội:
*Cờ bạc:
- Đây cũng là một loại ma túy, đã sa vào thì khó dứt bỏ.
- Cờ bạc kích thích máu cay cú, hiếu thắng. Gây mất thời gian, tiền bạc, sức khỏe, nhân cách, hạnh phúc gia đình và an ninh xã hội.
- Pháp luật đã cấm không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, bỏ tù tùy theo mức độ vi phạm.
*Thuốc lá:
- Đây là một vũ khí giết người giấu mặt.
- Khói thuốc lá có thể gây ra nhiều bệnh như: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến, tim mạch.
- Khói thuốc lá ảnh hưởng xấu đến bản thân và sức khỏe mọi người xung quanh.
- Hút thuốc làm tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập của gia đình, tác đông xấu đến nền kinh tế quốc gia.
- Trên thế giới, nhiều quốc gia đã cấm quảng cáo thuốc và hút thuốc nơi công cộng.
*Ma túy:
- Ma túy là chất gây nghiện nhanh. Người dùng thuốc sẽ bị rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy là tự mình mang bản án tử hình.
- Khi nghiện, sức khỏe hao tổn nhanh chóng, tổn hao tài sản, mất danh dự, sự nghiệp, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc gia đình.
*Văn hóa phẩm độc hại
- Khi tiếp xúc với loại này con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không có mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ làm suy đồi đạo đức, nhân cách là vi phạm pháp luật.
*Game online
- Game online cũng là một tệ nạn
- Bản chất game oline chỉ là một trò chơi lành mạnh nhưng do một số người lợi dụng sự ưa chuộng của giới trẻ mà phát tán virus, gửi tin nhắn lừa đảo,…
- Game online đã bị nhiễm nặng vào một phần đầu óc của giới trẻ hiện nay nhất là lứa tuổi học sinh khiến nhiều em mê game mà bỏ bê học tập, bỏ nhà đi nhiều ngày liên tục, không ăn không ngủ dẫn đến việc suy nhược sức khỏe, tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp về vấn đề kinh tế.
- Chơi game sex, cờ bạc trá hình,… tất cả những hành vi ấy đều bị coi là vi phạm pháp luật, cần phải được sớm bị cảnh báo.
- Một số học sinh giỏi nhiều năm liên tục nhưng vì mê game nên học hành sa sút. Để có tiền chơi game chúng có thể làm mọi việc kể cả việc ăn cắp của bạn bè, người thân thậm chí là giết người cướp của.
=> Chúng ta thấy lợi ích do game đem lại là rất nhỏ nhưng kết quả thật khôn lường.
KB:
- Tránh xa tệ nạn xã hội là cách tự bảo vệ bản thân vừa là cách khẳng định nhân cách, đạo đức của mình.
- Góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh, trong sạch, lành mạnh.
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

1. Mở bài:

- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.

- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...

- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.

- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.

2. Thân bài:

a) Tại sao phải nói "không!"


* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...

- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.

- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.

b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.

* Cờ bạc:

- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.

- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.

- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.

- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.

- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.

* Thuốc lá:

- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.

- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...

- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.

- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.

* Ma túy:

- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.

- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.

- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.

- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...

* Văn hóa phẩm độc hại:

- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.

- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

3. Kết bài:

*Chúng ta cần:

- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội

- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời

- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
 
C

ccay_ssao_ggiay

cam on

Dàn bài ;););););););););)
tệ nạn xã hội
MB: nêu tình hình thưc tế ở đia phương qua đó giới thiệu vấn đế nghị luận.
TB:
-Giải thích cụm từ " tệ nạn xã hội " là gì?
- biễu hiện của " tệ nạn xã hội " hình thức của " tệ nạn xã hội ".
- Nguyên nhân gây ra " tệ nạn xã hội".
- Hậu quả của " tệ nạn xã hội " gây ra.
- Cách phòng tránh " tệ nạn xã hội".
KB: khẳng định lại vấn đề : hãy nói " không " với các tệ nạn xã hội.
* Chú ý: để bài văn thêm hay thì hãy thêm các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

 
Top Bottom