[VĂN 8] Bài số 7 , mọi người giúp em với

T

tiendatsc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ BÀI : Văn học và tình thương ( Gợi ý : chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết '' thương người như thể thương thân '' và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ , dửng dưng trước người gặp nạn )
đây là văn nghĩ luận , em mong mọi người làm hộ em thật chi tiết chứ chỉ có luận điểm thì em cũng chịu vì vốn văn của em là rất tồi , mong mọi người viết đầy đủ bài văn và có cả 3 phần : đầu bai , thân bài , kết bài.
Thứ 3 này em phải nộp rùi , mong mọi người giúp em càng nhiều , càng nhanh càng tốt .
THANKS YOU VERY MUCH !!!!!!!!!!!!!!!
:D:D:D:D:D
 
2

250nhung

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
 
V

vietlong229

Ai có bài này không (hơi khác Đề 1 một tí): Trách nhiệm của tuổi trẻ và tương lai đất nuớc.
Thêm Trách nhiệm nha
 
V

vietlong229

À mà cái bài đề 2 kia có ai có bài: Nghị luận về lòng nhanaais trong cuộc sống ko
 
V

vitvit_24

co ai biet bai van nghi luan xa hoi noi khong voiaùc te nan xa hoi giup em voi
thu ba nay phai nop roi lam on
 
Last edited by a moderator:
V

vitvit_24

de va noi khong voi te nan xa hoi
Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
[/RIGHT] Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Ma túy là một loại chất kích thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở
các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẵng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít…Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác.
Chúng ta thường nghe nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu được tác hại thật sự của nó! Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dù​
ng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Còn dùng theo dạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi…Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi kim là hàng vạn quả cầu gai gây căn bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ truyền tay nhau tiêm chúng, đưa virus vào máu của mình. Ở những tụ điểm tiêm chích, họ còn pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện phải cưa cụt tay chân hay nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc. Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến quá liều. Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra, người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Đáng ghê sợ hơn, người mới nghiện heroin, khi “phê” thường gia tăng kích thích tình dục, dẫn đến hành vi tình dục không an toàn, có thể bị lây nhiễm HIV, nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm suy yếu khả năng tình dục. Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kĩ sư… đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương!
Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy.
Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tử, quốc phòng bất ổn. Khi muốn thõa mãn cơn ghiền, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà!
Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.
Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy.


>>>Làm văn ko nên để quá nhiều icon như thế em nhé.
 
Last edited by a moderator:
T

tungpro_96

Này bạn ơi mình cần dàn ý kia chứ ko phải là bài làm rùi vì bit đâu cô giáo mình cũng có thì sao?
:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
:):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
 
2

2uynh_trang_hg

ai có thể giúp mình bài văn số 7 không????......................................................................:)
 
U

uocmovahoaibao

thao khảo nhé!

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
 
U

uocmovahoaibao

thao khảo nhé!

Ma túy hiểm họa của mọi nhà hay ma túy đừng chết vì thiếu hiểu biết . Đó là những câu nói mà chúng ta thường gặp trên mạng Internet,báo …điều đó đủ thấy ma túy có tác hại như thế nào , và đây cũng là một trong những tệ nạn xã hội cần được bài trừ .
Vậy thế nào được gọi là tệ nạn xã hội . Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội , vi phạm đạo đức và pháp luật . Các tệ nạn xã hội thường gặp là : ma túy , cờ bạc , mại dâm …trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất . Nhưng ma túy là gì và tại sao nó lại là hiện tượng đáng lo ngại nhất . Ma túy có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp . Khi ngấm vào cơ thể con người nó sẽ làm thay đổi trạng thái , ý thức , trí tuệ và tâm trạng của người đó , khiến họ có cảm giác lâng lâng , không tự chủ được bản thân , ảnh hưởng xấu đến sức khỏe . Từ đó , ta thấy ma túy có tác hại vô cùng ghê gớm . Đã vậy nó còn có biết bao tác hại khôn lường . Đầu tiên , ma túy có hại đối với chính bản thân người nghiện làm cho người nghiện cơ thể gầy gò , hốc hách , xanh xao , tiều tụy , chân tay lở loét . Khi đói thuốc , người nghiện bị co giất làm cơ thể đau đớn và khi đấy con nghiện không kiểm soát được hành vi bản . Lúc bấy giờ , những con nghiện lấy đâu ra tiền hút chích kết quả là dẫn đến con đường trộm cắp và có thể giết người . Chưa kể , những con nghiện bị “ sốc thuốc ” sẽ dẫn đến cái chết . Nhưng kinh khủng hơn ma túy cũng chính là con đường ngắn nhất để đi đến căn bệnh thế kỉ HIV – AIDS . Ngoài ra , tình trạng nghiện ma túy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dẫn đến suy đồi về nhân cách đạo đức của con người . Thậm chí người thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc . Chẳng hạn như : người chồng bị nghiện ma túy không lo làm việc mà suốt ngày chỉ lo đến việc hút chích . Kiếm tiền không đủ thì quay sang đánh đập vợ con , nhà cửa tiền bạc thì không cánh mà bay theo cơn nghiện của người chông . Thấy được tác hại ghê gớm của ma túy nên mỗi người chúng ta phải có ý thức sống lành mạnh , trong sạch , không xa hoa , luôn tỉnh táo và gạt bỏ đi những lời lẽ dụ dỗ xấu xa . Đồng thời tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội .
Tóm lại , ma túy gây hậu quả to lớn đối với chính bản thân mình , gia đình và xã hội . Vì vậy , chúng ta cần phải kiên quyết bài trừ tệ nạn ma túy . Là học sinh , chúng ta cần phải học tập những điều đúng đắn và tránh xa tệ nạn xã hội .
:)
Tk tui cái. Chỉ cần chép lại thôi , ko chỉnh sửa
 
U

uocmovahoaibao

thao khảo nhé!

Hiện nay, các vấn đề tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm , SIDA, AISD,ung thư...là những vấn đề bức xúc của xã hội ; người ta coi nó như các căn bệnh thế kỉ mà không thể cứu chữa được.Trong số đó, thì việc hút thuốc lá không nằm ngoài cái đáng lo của xã hội, nó là nguyên nhân gây nên 90% bệnh ung thư phổi ở nam giới và 30% các bệnh ung thư khác .Và nó còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều các bệnh khác như bệnh dị tật, bệnh tim bẩm sinh của trẻ em rất cao, bệnh sơ cứng động mạch của trẻ em nếu các bà mẹ hút thuốc lá,bệnh viêm phế quản mãn tính...mỗi năm thuốc lá gây tử vong 2,5% trong tổng số người chết.Các bạn có thấy hút thuốc lá là rất có hại không? Thế mà, các thế hệ trẻ hiện nay như các học sinh, sinh viên, thanh niên lại là những người hút nhiều. Các bạn có thấy nó đặc biệt là những điều đáng sợ thế nào không khi họ là những người chủ tương lai của đất nước ? chúng ta phải có tiếng nói gì chứ các bạn ? Để bảo vệ quyền công dân của chúng ta được sống trong bầu không khí không có thuốc lá.Để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta sẽ nói đến thực trạng - nguyên nhân và hậu quả của vấn đề này để đi tới một số giải pháp khắc phục của chúng dưới con mắt triết học, thông qua cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả.








II- NỘI DUNG.

1.Vận dụng lí luận triết học
1.1.Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoậc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra.
Ví dụ : hút thuốc lá làm hại sức khoẻ cho con người thì hút thuốc lá là nguyên nhân còn hại sức khoẻ là kết quả.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan. Tính khách quan này quy định mối liên hệ nhân quả dựa trên lập trường biện chứng duy vật.
Do tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả nên một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Khi xem xét một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong thời gian xác định thì nguyên nhân có trước kết quả, vì chỉ có sự tác động lẫn nhau mới gây ra sự biến đổi. Nhưng khi xem xét cả quá trình gồm nhiều mối liên hệ nhân quả nối tiếp nhau thì nhân và quả có thể chuyển hoá vị trí cho nhau một cách biện chứng.
v ýnghĩa phương pháp luận:
ỉ Phải tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả trong nhận thức và hành động. Đề phòng và phê phán quan niệm duy tâm, siêu hình trong vấn đề này.
ỉ Một kết quả do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó muốn có kết quả cao phải biết phát hiện nhiều nguyên nhân, biết hạn chế các tác động của nguyên nhân ngược chiều, tạo điều kiện cho những nguyên nhân cùng chiều, phải chú trọng đến những nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong.
ỉ Phải biết biến kết quả đã đạt được thành nguyên nhân tiếp sau và hướng tới kết quả tiếp sau ngày càng cao hơn mà không thoả mãn ở một kết quả nào

2.Phân tích triết học vào tệ nạn thuốc lá học đường

2.1.Thực trạng và nguyên nhân
v Thực trạng:Học sinh, sinh viên nam hút thuốc lá ở nhiều nơi : ở nhà (phòng riêng, nhà tắm...), ở trường (hành lang, trong lớp, nhà vệ sinh...), ở nơi công cộng...; ở mọi lúc : lúc mới ngủ dậy sau 1 đêm dài ngủ say khi tỉnh giấc là thèm thuốc, trong lớp (giờ giải lao, trong giờ học cũng có), nhất là những lúc căng thẳng.
 
U

uocmovahoaibao

thao khảo nhé!

Hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước, công nghệ thông tin cũg như các nghành kih tế phát triển nhah chóg dẫn đến cũg có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc lá, ma túy, mại dâm , sách xấu hoặc băng đĩa có nội dung độc hại,… Nếu ko biêt cách phòng tránh dần dần con người chúg ta sẽ bị chúg chi fối, lệ thuộc vào chúg, gây tổn hại về nhiều mặt của đời sốg. Vì vậy mỗi chúng ta hãy kiên quyết nói”KHÔNG” với các tệ nạn xã hội.

Có lẽ sẽ có nhiều người sẽ thắc mắc rằng “Tại sao chúng ta fải nói ko”. Xin đáp: Chúng (tức cờ bạc, ma túy, thuốc lá,… là những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống... Có thể nói Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.


Tệ nạn xã hội là những con ma có sức mạnh vô hình chi fối hòan toàn cuộc sốg của con người. Chỉ cần 1 lần sa cơ lỡ bước do bạn bè rủ rê, vì tò mò hay là muốn thể hiện mình ko đúg cách nhìu ng đã thử 1 lần để r` sau đó dẫn đến nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Vì sao ta có thể nói thế? Chính bởi 1 khj đã nghiện người nghiện ko còn biết đến nhữg người xug quanh nữa, để thỏa cơn thèm muốn của mình họ có thể sẳn sàg làm tất cả.


Hiện nay có rất nhiều tệ nạn xã hội nhưg nguy hiểm nhất là các tệ nạn nhưg nguy hiểm nhất là các tệ nạn như cờ bạc, ma túy, mại dâm,… nhữg tệ nạn đó sẽ hủy hoại nhân cách con người. điển hình như Cờ bạc:Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ, nó làm tốn thời jan sức khỏe, tiền bạc và cả sự nghiệp của người nghiện. Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội. Bây h đã có nhiều điều luật đc ban hành cấm các hành vi đáh bài bạc, tùy theo mức độ vi phạm mà có nhiều mức xử phạt khác nhau.


Còn thuốc lá thì sao nhỉ? Nó là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người. Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch... Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.Nó tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người và tuyên truyền về tác hại của thuốc lá.


Ma túy là 1 tệ nạn xã hội đã được đề cập từ hàg thế kỉ nay. Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình. Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp…


Hiện nay còn có nhữg tệ nạn xã hội mới như văn hóa fẩm độc hại. Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.


Qua trên ta có thể thấy xã hội hiện nay rất fức tạp, các tệ nạn xã hội đag hoành hành ngày 1 nhiều thêm và đã mag lại cho đời sốg tinh thần cũg như vật chất của con ng bị hao tổn nặg nề. Vì thế chúg ta cần sốg giản dị, lành mạnh biết jữ mình và giúp nhau ko sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuyên truyền cho mọi người về tác hại và cách phòg tránh các tệ nạn đó cho mọi người hiểu và biết cách phòng chốg. Chúg ta mỗi côg dân nên tuân theo nhữg quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòg, chốg tệ nạn xã hội.
 
Top Bottom