[văn 8]Ai giúp mình làm đề nầy với " 45 năm thành lập Thành Phố Mỹ Tho "

U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÀNH PHỐ MỸ THO
lichsu.jpg

Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào ngày 07 tháng 10 năm 2005), là đô thị tỉnh lỵ, nằm ở bờ bắc hạ lưu sông Tiền. Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, có diện tích tự nhiên 49,98 km2, trong đó phần diện tích nội thị là 9,17 km2. Dân số thường trú và tạm trú khoảng 215.000 người, có 15 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường và 04 xã).
Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm. Từ năm 1623 - một bộ phận người Việt từ Miền Bắc và Miền Trung vào lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Bảo Định (Phường 2, 3, 8 và xã Mỹ Phong, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, hiện nay còn di tích lưu lại), chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán. Vào cuối thế kỷ 17, Nam Bộ có hai trung tâm mua bán lớn là Mỹ Tho và Biên Hòa. Thế mạnh của phố chợ Mỹ Tho là mua bán, đặc biệt là hàng nông thủy sản rất dồi dào, chiếm ưu thế cả vùng. Từ đó đến nay, Mỹ Tho đã không ngừng phát triển, mặc dù đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhất là đối với ngành thương mại, đã hơn 300 năm giữ vai trò chợ đầu mối điều phối hàng hóa cho các nơi trong tỉnh cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh.
Trong chiến tranh, để bảo đảm cho sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương với chiến trường trọng điểm Mỹ Tho ngày càng ác liệt, theo đề nghị của Khu 8, năm 1967 - Trung ương Cục Miền Nam đã chuẩn y nâng thị xã Mỹ Tho lên cấp thành phố ngang với cấp tỉnh và trực thuộc Khu 8. Về phía địch, Mỹ Tho cũng là thành phố.
Từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang (được nhập lại từ tỉnh Mỹ Tho - tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho).
Do có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, sau ngày giải phóng, Nhà nước đã quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng cho nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố Mỹ Tho.
Ngày nay thành phố Mỹ Tho là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Tiền Giang, là một trong những đô thị đặc trưng vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.
Do vị trí hết sức thuận lợi về giao thông thủy - bộ, nằm gần thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ về các tỉnh Miền Tây, từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các vùng của tỉnh và khu vực phát triển.
Thành phố là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 36,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 47,5% và nông, ngư nghiệp chiếm 15,6% (số liệu năm 2004), trong đó ngư nghiệp chiếm khoảng 20% với đoàn tàu đánh bắt 400 phương tiện, được trang bị khá hiện đại các thiết bị đánh bắt và phục vụ đánh bắt.
Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1995 đến nay trên 10%; giá trị công nghiệp xây dựng trên địa bàn đến năm 2006 khoảng 1.000 tỷ đồng, thu ngân sách 150 tỷ đồng, đầu tư xây dựng trên 110 tỷ đồng.
Thành phố có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch xanh miệt vườn, sông nước. Số lượng khách tham quan du lịch hàng năm đều tăng (năm 2001: 350.000 khách, năm 2002: 400.000 khách đến tham quan du lịch thành phố Mỹ Tho).
Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông Tiền là một trong hai nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang tính đối ngoại của thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 là những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của thành phố.
Thành phố Mỹ Tho có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử đấu tranh cách mạng hết sức vẻ vang, là đơn vị được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thành phố có trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu là một trong những trường trung học lớn nhất và sớm nhất Nam bộ, là cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước suốt hơn 120 năm qua. Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều trường đào tạo văn hóa, nghiệp vụ của trung ương và tỉnh. Trong suốt 30 năm qua, Mỹ Tho luôn là lá cờ đầu của tỉnh về phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa - thể dục thể thao.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang thành phố, nên Mỹ Tho đã hoàn thành cơ bản nội dung các tiêu chí của đô thị loại II mà Chính phủ quy định, và ngày 07 tháng 10 năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II. Được tỉnh hỗ trợ đầu tư về vốn cho yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng nên bộ mặt đô thị Mỹ Tho đã có thay đổi phát triển khang trang hơn: hệ thống đường giao thông nội thị, ngoại thành, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, cấp nước được nâng cấp; vệ sinh môi trường được chú ý hơn; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện so với trước đây.
Việc xây dựng thành phố lên đô thị loại II nhằm để củng cố vị trí trung tâm của tỉnh, hỗ trợ cho các vùng trong tỉnh và phụ cận, phát huy hết tiềm năng của thành phố đóng góp cho tỉnh, cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đồng thời việc phát triển thành phố lên đô thị loại II nhằm để thực hiện tốt Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết đại hội VIII của Đảng bộ thành phố; đáp ứng nguyện vọng thiết tha của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố, với mong muốn thành phố Mỹ Tho ngày càng văn minh, hiện đại hơn.
 
Top Bottom