văn 7Đề 3,bài viết số 6,văn lớp 7 nha

M

maiquantrenlop

đề bài viết số 6 cô giao cho lớp mình này : Em hãy giải thích câu nói của Lỗ Tấn : Trên bước đường thành công, không hề có bước chân của kẻ lười biếng .. giúp mình vớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
 
D

dautay_teen_dethuong

anh chị nào giúp em bái này với
Đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ : ''Đi một ngày đàng, học một sàng khôn''. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó

Dàn Bài
I.Mở bài :
- Giới thiệu về câu tục ngữ
Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay và ý nghĩa .Trong đó em thích nhất là câu tục ngữ : " ................."
II.Thân bài:
- Mỗi ngày chúng ta có thể tìm hiểu được rất nhiều điều qua báo chí , Ti vi , ........
- Khuyên chúng ta nên cố gắng học hành.
- Mỗi ngày 1 lớn , thêm 1 tuổi lại biết thêm rất nhiều điều
- Nếu cứ ham chơi không học thì sẽ không thành tài
III.Kết bài :
Nêu cảm nghĩ của mình đối với câu tục ngữ
Đó chỉ là ý kiến của mình thôi nha!
 
T

thaonguyenkmhd

bài tham khảo nè...

Trong cuộc sống thành công hay thất bại chỉ cách nhau trong gang tất. Nó tùy thuộc vào con đường bạn đã đi qua. Để đến được đỉnh của vinh quang bạn phải đánh đổi bằng mồ hôi , nước mắt. Không có con đường nào trải đầy hoa hồng cũng như không có sự thành công nào gắn liền với sự lười biếng. Chính vì thế, Lỗ Tấn đã thốt lên rằng : “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Vậy thành công là gì và thế nào là những kẻ lười biếng? Nói chung quy thành công chính là đính đến cuả những nổ lực phấn đấu trong cuộc sống. Còn lười biếng chính là những kẻ “ăn không ngồi rồi”chỉ bik hưởng thụ mà không chịu làm việc.

Ý của câu mún nói trên chặng đường đi đến thành công vinh quang không thể có những kẻ lưòi biếng đi được tới đích. Thành công chỉ mỉm cười với những con người chăm chỉ, siêng năng trong lao động và học tập, "Nhàn cư vi bất thiện", lười biếng làm con người sinh ra tính ỷ lại, suy nghĩ những điều không tốt, sinh ra những tư tưởng bi quan. Franklin nhận xét: "Lười biếng làm mòm rỉ trí tuệ và thân thể".

Thật vậy trong thực tế những kẻ sợ hao tốn sức lao động chỉ biết dựa dẫm vào người khác không bao giờ có được kết quả cao. Ai đã từng đọc qua câu chuyện ngụ ngôn “ve sầu và kiến” chắc hẳn không quên hình ảnh Con ve sầu lười biếng ca hát suốt mùa hè, trong khi đó thì kiến làm việc quần quật cả năm để dự trữ cho mùa đông. Khi những ngọn gió bấc đầu tiên bắt đầu thổi, ve sầu đến năn nỉ kiến cho chút gì đó để ăn. Kiến từ chối còn ve sầu thì đói. Đó chính là hậu quả cho những kẻ chỉ biết hưởng thụ, không chịu lao động. Thực tế trong xã hội hiện nay không thiếu những kẻ “ve sầu” như thế. Đáng buồn trong số đó học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước lại chiếm tỉ lệ không nhỏ. Các bạn mất đi quyết tâm nỗ lực trong học tập, chỉ biết hưởng thụ lao vào những cuộc chơi vô bổ. "Nhàn cư vi bất thiện" Lười biếng có thể làm ngnười ta suy nghĩ tiêu cực không tốt,dễ dẫn đến những hành vi xấu. Có những bạn lại ỷ mình thông minh nên không cần phải bỏ công sức học tập trau dồi thêm kiến thức. Xin cảnh báo rằng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Các bạn nên nhớ rằng để trở thành thiên tài chỉ có 1% là thông minh bẩm sinh, còn tới 99% là nỗ lực học tập sức lao động bỏ ra. Đừng ỷ vào sự thông minh vì thông minh thôi vẫn chưa đủ, phải trải qua quá trình rèn luyện để có kinh nghiệm và kỹ năng. Chẳng thế mà có câu “Bác học là không ngừng học” đấy sao?

Bản thân tôi cũng đã từng là một con “ve sầu” chủ quan và ỷ lại. Chính vì lười biếng làm bài tập nên đã để mình bị lệ thuộc vào sách giải, dần dần giết chết đi năng lực tư duy và vận động của bản thân. Tôi trở thành cái máy sao chép khô cằn và cứng nhắc từ lúc nào không hay biết. Thế nhưng giữa cuộc sông bộn bề lo toan tấp nập đôi khi ta bắt gặp những con người siêng năng ngày qua ngày vẫn cống hiếng cho đời như những chú ong sớm tôi dâng mật ngọt cho đời Thành công đến với họ cũng là điều tất nhiên. Tấm gương sáng chị Hoàng Thị Kiên một ngôi sao không may mắn khi sinh ra đã khuyết tật thế nhưng niềm tin trong chị chưa bao giờ mất đi. Chị đã vươn lên không ngừng rèn luyện trên xe lăn với ước mơ đem vinh quang về cho tổ quốc và cuối cùng chị cũng đã thành công, những giọt nước mắt xúc động nghẹn ngào không nói hết thành lời. Từ chính sự nổ lực của bản thân chị đã biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể. Chị đã mang lại hy vọng cho những người khuyết tật khác và cả cho những người lành lặn niềm tin rằng chỉ cần phấn đấu chăm chỉ là có thể đạt được kỳ tích. Cuộc sống không hề bất công với bất kỳ ai, đừng chỉ biết ngẩng đầu than ông trời bất công mà hãy hỏi bản thân đã thật sự phấn đấu hay chưa? Mọi ngành nghề đều cần có trí tuệ và sự siêng năng, cần mẫn. Tuy nhiên chỉ nhiêu đó thôi vẫn chưa đủ. Muốn được mọi người tôn vinh, kính trọng thì cần phải có đạo đức, cần nghĩ đến công việc của mình mang lại hạnh phúc cho mọi người



Ngày qua ngày, trái đất vẫn quay, chim vẫn hót , ong chăm chỉ rót từng giọt mật cho đời. Và con người cứ thế vươn lên để thành công hơn trong cuộc sống. Nếu một ngày nào đó tất cả đều dừng lại, chìm đắm trong sự lười biếng , chì trệ thử hỏi cuộc sống sẽ ra sao? Là những học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ mang trong mình một bầu nhiệt huyết ngay từ khi ngồi trên ghết nhà trường hãy sống và lao động học tập chăm chỉ, luôn tìm tỏi, không ngừng phấn đấu để chở thành những khóm hoa thơm thảo cho đời.
 
L

legiabach1999

Dàn bài:
MB:
- Giới thiệu, trích dẫn câu nói ra.
- Nêu nhận xét khái quát của mình về vai trò của sách trong đời sống con người.
TB:
a. Giải thích ý nghĩa câu nói đó
* Sách là gì?
- Là kho tàng tri thức
+ về thế giới tự nhiên
+ Về đời sống con người
+ Về kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiậm sống...
- Là sản phẩm tinh thần
+ Sản phẩm của nền văn minh nhân loại
+ Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài của con người
- Là người gần gũi của con người
+ Giúp ta hiểu được nhiều triết lý, đạo lý sống
+ Làm cuộc sống tinh thần thêm phong phú, giàu có.
* Tại sao Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người?
- Sách giúp ta mở rộng tầm hiểu biết
+ Sách khoa học tự nhiên
+ Sách xã hội.
- Sách giúp ta vượt mọi khoảng cách của không gian, thời gian.
+ Hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai.
+ Hiểu về tình hình trong địa phương, trong nước, và cả trên quốc tế...
b. Nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến của mình
* Sách có 2 loại
+ Sách tốt
- Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết
- Khám phá giá trị bản thân
- Chắp cánh ước, mơ và khát vọng sáng tạo
+ Sách xấu
- Tuyên truyền lối sống k lành mạnh
- Gieo rắc những tư tưởng, tình cảm tiêu cực, tác động xấu đến nhân cách con người.
c. Cần có thái độ khi đọc sách
- Tạo thói quen tốt và duy trì thói quen đọc sách.
- Phải biết chọn sách mà đọc
- Phê phán, lên án sách xấu.
KB:
- Khẳng định, nhấn mạnh tác dụng to lớn và wan trọng của sách.
- Lời kêu gọi của bản thân tới mọi người, và hành động của mình.
 
L

legiabach1999

Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.

Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại.

Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người

to want lam quen
99
 
L

legiabach1999

Cảm nghĩ về ng thân thì có thể lâys ngay cảm xúc thực của bản thân,nếu không có khả năng thì tham khảo mấy bài của các bạn cũng được nhưng theo mình thì k cần tưởng tượng mình mồ côi hay gì gì như congchualolem_b nói đâu.
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngả bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường xóc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-40 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc.

Không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo. Có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.

Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 
H

hung99vn

Mở bài: Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tam đến vận mệnh của đất nước, nhân dân. Sinh thời, Bác luôn lưu ý đến mọi mặt của đời sống xã hội, kể cả những vấn đề về môi trường sống của con người. Vì hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường thiên nhiên liên quan đến đời sống nhân dân nên Người đã động viên tất cả mọi người tích cực trồng cây, góp phần làm cho đất nước thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống. Bác đã từng kêu gọi:

Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng càng xuân.

Thân bài: Hai câu thơ của Bác khẳng định việc trồng cây đã và đang trở thành 1 phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Ngoài ra, khi Bác nói: "Mùa xuân là tết trồng cây", chúng ta hiểu ý nghĩa lời khuyên của Bác: hãy làm cho việc trồng cây trở thành ngày hội lớn, như một ngày tết của chúng ta. Và thực tế, từ nhiều năm nay, vâng theo lời Bác dạy, chúng ta đã thực hiện tốt ngày Tết trồng cây. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, 1 việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, "làm cho đất nước càng ngày càng xuân".
Từ xuân bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ xuân ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm.Với hiện tượng chuyển nghĩa của từ, ta thấy từ xuân trong dòng thơ thứ hai mang nghĩa tượng trưng để nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân đến, khi một năm mới hân hoan của đất trời lại trở về trong đời sống, hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ giúp góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Chúng ta đều hiểu ý nghĩa lời khuyên của Bác, vậy thì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hòa rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Mặt khác, tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên 1 môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái, ngay khi 1 năm mới bắt đầu.
....................................................(các bạn tự làm tiếp nghe, thông cảm cho mình nghe).

Kết bài: Qua lời khuyên của Bác Hồ kính yêu, ta thấy rằng, tết trồng cây là 1 việc làm ý nghĩa, trở thành 1 nét thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là 1 học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Trồng 1 cây xanh nghĩa là chúng ta đã góp phần tô đẹp thêm màu xanh cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu!

Nhớ cảm ơn mình nghe. Thank
 
Last edited by a moderator:
N

nam2510

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.
Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một - người - cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.
Tại sao bạn lại ko bấm thanks nhỉ
 
N

nam2510

Cảm nghĩ về ng thân thì có thể lâys ngay cảm xúc thực của bản thân,nếu không có khả năng thì tham khảo mấy bài của các bạn cũng được nhưng theo mình thì k cần tưởng tượng mình mồ côi hay gì gì như congchualolem_b nói đâu.
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngả bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường xóc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-40 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc.

Không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo. Có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.

Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 
N

nam2510

Trong cuộc sống thành công hay thất bại chỉ cách nhau trong gang tất. Nó tùy thuộc vào con đường bạn đã đi qua. Để đến được đỉnh của vinh quang bạn phải đánh đổi bằng mồ hôi , nước mắt. Không có con đường nào trải đầy hoa hồng cũng như không có sự thành công nào gắn liền với sự lười biếng. Chính vì thế, Lỗ Tấn đã thốt lên rằng : “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Vậy thành công là gì và thế nào là những kẻ lười biếng? Nói chung quy thành công chính là đính đến cuả những nổ lực phấn đấu trong cuộc sống. Còn lười biếng chính là những kẻ “ăn không ngồi rồi”chỉ bik hưởng thụ mà không chịu làm việc.

Ý của câu mún nói trên chặng đường đi đến thành công vinh quang không thể có những kẻ lưòi biếng đi được tới đích. Thành công chỉ mỉm cười với những con người chăm chỉ, siêng năng trong lao động và học tập, "Nhàn cư vi bất thiện", lười biếng làm con người sinh ra tính ỷ lại, suy nghĩ những điều không tốt, sinh ra những tư tưởng bi quan. Franklin nhận xét: "Lười biếng làm mòm rỉ trí tuệ và thân thể".

Thật vậy trong thực tế những kẻ sợ hao tốn sức lao động chỉ biết dựa dẫm vào người khác không bao giờ có được kết quả cao. Ai đã từng đọc qua câu chuyện ngụ ngôn “ve sầu và kiến” chắc hẳn không quên hình ảnh Con ve sầu lười biếng ca hát suốt mùa hè, trong khi đó thì kiến làm việc quần quật cả năm để dự trữ cho mùa đông. Khi những ngọn gió bấc đầu tiên bắt đầu thổi, ve sầu đến năn nỉ kiến cho chút gì đó để ăn. Kiến từ chối còn ve sầu thì đói. Đó chính là hậu quả cho những kẻ chỉ biết hưởng thụ, không chịu lao động. Thực tế trong xã hội hiện nay không thiếu những kẻ “ve sầu” như thế. Đáng buồn trong số đó học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước lại chiếm tỉ lệ không nhỏ. Các bạn mất đi quyết tâm nỗ lực trong học tập, chỉ biết hưởng thụ lao vào những cuộc chơi vô bổ. "Nhàn cư vi bất thiện" Lười biếng có thể làm ngnười ta suy nghĩ tiêu cực không tốt,dễ dẫn đến những hành vi xấu. Có những bạn lại ỷ mình thông minh nên không cần phải bỏ công sức học tập trau dồi thêm kiến thức. Xin cảnh báo rằng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Các bạn nên nhớ rằng để trở thành thiên tài chỉ có 1% là thông minh bẩm sinh, còn tới 99% là nỗ lực học tập sức lao động bỏ ra. Đừng ỷ vào sự thông minh vì thông minh thôi vẫn chưa đủ, phải trải qua quá trình rèn luyện để có kinh nghiệm và kỹ năng. Chẳng thế mà có câu “Bác học là không ngừng học” đấy sao?

Bản thân tôi cũng đã từng là một con “ve sầu” chủ quan và ỷ lại. Chính vì lười biếng làm bài tập nên đã để mình bị lệ thuộc vào sách giải, dần dần giết chết đi năng lực tư duy và vận động của bản thân. Tôi trở thành cái máy sao chép khô cằn và cứng nhắc từ lúc nào không hay biết. Thế nhưng giữa cuộc sông bộn bề lo toan tấp nập đôi khi ta bắt gặp những con người siêng năng ngày qua ngày vẫn cống hiếng cho đời như những chú ong sớm tôi dâng mật ngọt cho đời Thành công đến với họ cũng là điều tất nhiên. Tấm gương sáng chị Hoàng Thị Kiên một ngôi sao không may mắn khi sinh ra đã khuyết tật thế nhưng niềm tin trong chị chưa bao giờ mất đi. Chị đã vươn lên không ngừng rèn luyện trên xe lăn với ước mơ đem vinh quang về cho tổ quốc và cuối cùng chị cũng đã thành công, những giọt nước mắt xúc động nghẹn ngào không nói hết thành lời. Từ chính sự nổ lực của bản thân chị đã biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể. Chị đã mang lại hy vọng cho những người khuyết tật khác và cả cho những người lành lặn niềm tin rằng chỉ cần phấn đấu chăm chỉ là có thể đạt được kỳ tích. Cuộc sống không hề bất công với bất kỳ ai, đừng chỉ biết ngẩng đầu than ông trời bất công mà hãy hỏi bản thân đã thật sự phấn đấu hay chưa? Mọi ngành nghề đều cần có trí tuệ và sự siêng năng, cần mẫn. Tuy nhiên chỉ nhiêu đó thôi vẫn chưa đủ. Muốn được mọi người tôn vinh, kính trọng thì cần phải có đạo đức, cần nghĩ đến công việc của mình mang lại hạnh phúc cho mọi người



Ngày qua ngày, trái đất vẫn quay, chim vẫn hót , ong chăm chỉ rót từng giọt mật cho đời. Và con người cứ thế vươn lên để thành công hơn trong cuộc sống. Nếu một ngày nào đó tất cả đều dừng lại, chìm đắm trong sự lười biếng , chì trệ thử hỏi cuộc sống sẽ ra sao? Là những học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ mang trong mình một bầu nhiệt huyết ngay từ khi ngồi trên ghết nhà trường hãy sống và lao động học tập chăm chỉ, luôn tìm tỏi, không ngừng phấn đấu để chở thành những khóm hoa thơm thảo cho đời.
 
Q

quanganh_ts

ai giúp em đề bài này với
Đề Bài : Một nhà văn có nói :"Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".Hãy giải thíck nội dung câu nói đó
 
Top Bottom