Văn [VĂN 7] Thắc mắc về văn chứng minh

Mưa Tím Sky

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng ba 2017
60
36
86
30
An Giang
THPT CHÂU PHÚ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các anh chị
Em là Tím, thành viên mới. Em có một câu hỏi muốn hỏi ạ!
Sắp tới em sẽ viết một bài viết văn số 5 ngữ văn 7. Cô gợi ý đề văn sẽ là chứng minh tính đúng đắn của một câu tục ngữ nào đó. Mà em thì mù mờ về văn nghị luận. Mấy anh chị có thể cho em hiểu rõ hơn về văn nghị luận cũng như văn chứng minh không? (Anh chị đừng nêu lại khái niệm trong sách giáo khoa nhé!) Và anh chị có thể cho ví dụ một dàn ý chứng minh một câu tục ngữ bất kì được không ạ? Em cảm ơn trước ạ!
:);):D
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Cách xử lý khi gặp một bài văn nghị luận và công thức khi làm một bài văn nghị luận



* Khi bắt gặp 1 đề NLXH, các em phải tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi và phải tự trả lời 2 câu hỏi ấy:



1/ Đề yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?

2/ Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết để đáp ứng yêu cầu của đề là gì?



* Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận XH:

- Đạo dức - nhân sinh.

- Tư tưởng văn hoá.

- Lịch sử.

- Kinh tế.

- Chính trị.

- Địa lý, môi trường.

* Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận.



=> Đề ra thường vừa yêu cầu về kiến thức (nằm ở các chủ đề khác nhau), vừa yêu cầu về kĩ năng (nằm ở các thao tác yêu cầu cần thực hiện). Nên các em vừa phải chịu học để bổ sung kiến thức cho phong phú, vừa phải rèn luyện các kĩ năng để thực hiện thao tác nghị luận cho đúng phương pháp.



- Về mặt kiến thức, buộc các em phải tự trang bị, vì không có 1 loại biện pháp vạn năng giúp nhét kiến thức vào đầu các em, mà đó phải là 1 quá trình tích luỹ dần dần, đồng thời phải có ý thức học kiến thức trên nhà trường 1 cách đầy đủ. Ở đây, chúng ta chỉ có thể bàn về yêu cầu phương pháp.

Đề bài thường yêu cầu các em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.



1/ Giải thích:



+ Yêu cầu đặt ra:



Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.



+ Công việc cụ thể:

Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.

Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.



Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?



=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:



- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)

- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)

- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)



2/Chứng minh:

+ Yêu cầu đặt ra:



Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.

+ Công việc cụ thể:

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.

Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic.

Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:



- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.

- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.

- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.



3/ Bình luận:



Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.

Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:



- Hoàn toàn nhất trí.

- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)

- Không chấp nhận. (bác bỏ)

Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.

Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.

=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:

- Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.

- Thân bài:

+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)

+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)

+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)

- Kết bài:

Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).



---> Khi làm bài bình luận, chúng ta phải rất linh hoạt, tránh cái nhìn phiến diện 1 chiều, và không bị sa bẫy vào những câu nói nghe có vẻ tưởng chừng đúng nhưng lại còn tồn tại những cách hiểu lệch lạc, chưa đúng đắn. Bằng vốn tri thức, vốn sống của bản thân ta tìm ra cách hiểu đúng đắn nhất, rồi từ đó bằng lập luận, lý lẽ và dẫn chứng, ta lôi cuốn mọi người đồng ý, đồng tình với cách đánh giá, lời bàn của ta 1 cách bị chinh phục.
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
VD:Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Dàn Ý
I/MB:
- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.
- Tục ngữ.
II/TB:
1. Lí lẽ:
- Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì".
- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
- Không có kiên trì thì không làm được gì.
2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:
- Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối...
- Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ...
3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
4. Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...
- Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:
"Không có việc gì khó
Chỉ sở lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
III/KB:
- Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí.
- Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn.
Từ xưa, ông bà ta đã dùng những câu ca dao, tục ngữ để dạy dỗ con cháu về các đạo lý làm người. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một bài học của người xưa để giáo dục ta về sự chăm chỉ, bởi đó là một đức tình vô cùng quan trọng cuả con người.
Trước tiên, ta hãy tìm hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Một cây sắt dù to lớn, nhưng dười bàn tay lao động chăm chỉ, cần cù của con người cũng cỏ thể trở thành một cây kim nhỏ. Khối sắt to lớn ấy chính là hình ảnh ẩn dụ của những công việc to lớn trong cuộc sống,còn kim chính là kết quả mà ta đạt được. Trong cuôc sống, câu trên được hiểu như một lời dặn dò chúng ta phải biết chăm chỉ lao động, học tập và làm việc để đạt kết quả tốt. Dù công việc trước mắt có to lớn, kho khăn tới đâu, chỉ cần ta bền bỉ, chăm chỉ thì cũng sẽ thành công.
Xã hội ngày cáng phát triển, muốn thành công, chỉ có đầu óc thôi cũng ko đủ. Sự chăm chỉ cũng là yếu tố quyết định để đạt được thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống. Một người thông minh, nhạy bén nhưng lười nhác thì sẽ không bao giờ đạt đươc kết quả tốt trong cuộc sống. Có rất nhiếu tấm gương về đức tính chăm chỉ. Ít ai trong chúng ta biết được nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn. Hay Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác cũng đã chăm chỉ học tập tiếng nước bạn để dễ dàng hơn trong giao tiếp. Các bác nông dân ngày đêm chăm chỉ trồng trọt lương thực cho mọi người. từng thế hệ học sinh chăm chỉ học tạp để mai sau làm chủ đất nước. Có vậy, ta mới thấy đươc vai trò vô cùng quan trọng của sự chăm chỉ.
Từ trước, ông cha ta đã đánh giá được tầm quan trong của đức tính chăm chỉ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người không thấy được điều đó. Trong xã hội, còn có rất nhiêu lười nhác, ỷ lại. Có rất nhiều các bạn học sinh ỷ lại vào khả năng của mình mà lười biếng trong học tập. Dần dài gây ra những lỗ hỏng kến thức. Tự biến mình tư học sinh khá giỏi thành một học sinh mất căn bản. Song đó, chỉ chăm chỉ thôi cũng không đủ để làm nên thành công mà cần phải có phương pháp, cách thức thông minh, hiệu quả.
Là một người học sinh, em sẽ cố gắng chăm chỉ từ những việc nhỏ như học bài, làm bài đầy đủ, đọc sách để tiếp thu thêm tri thức, đúng như lời ông bà ta đã dạy: “ có công mài sắt có này nên kim”.
Câu tục ngữ trên chính là lời dạy quý báu của người xưa truyền lại cho đời sau. Muốn thành công, trước tiên ta phải chăm chỉ, cần cù. Có vậy thì bất cứ việc gì cũng sẽ thành công.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chào các anh chị
Em là Tím, thành viên mới. Em có một câu hỏi muốn hỏi ạ!
Sắp tới em sẽ viết một bài viết văn số 5 ngữ văn 7. Cô gợi ý đề văn sẽ là chứng minh tính đúng đắn của một câu tục ngữ nào đó. Mà em thì mù mờ về văn nghị luận. Mấy anh chị có thể cho em hiểu rõ hơn về văn nghị luận cũng như văn chứng minh không? (Anh chị đừng nêu lại khái niệm trong sách giáo khoa nhé!) Và anh chị có thể cho ví dụ một dàn ý chứng minh một câu tục ngữ bất kì được không ạ? Em cảm ơn trước ạ!
:);):D
Chào e :) Sau này e nên đăng bài trong box Ngữ văn để được BQT kiểm soát và giúp đỡ nhanh nhất có thể nhé :) @hothinhuthao :D Di chuyển topic :D
Ngoài ra, với câu hỏi của em, chị sẽ trả lời nôm na như thế này.
Trước hết hãy giải thích về từ hán việt đã nhé. Luận là gì? Luận là quan điểm, là cách nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc dưới 1 góc nhìn của chính e. Còn nghị là gì? Em còn nhớ đến từ kiến nghị ko? Đó chính là hướng tới giải quyết một vấn đề (cái đề bài đặt ra ấy). => Từ cách diễn giải đó, e đọc lại định nghĩa SGK là hiểu văn nghị luận là gì.
Còn văn chứng minh. Em có bao giờ nghĩ là vì sao ta phải chứng minh 1 sự việc, 1 hiện tượng hay điều gì đó ko? Làm sao để chứng minh rằng chúng đúng?? Vì giả sử muốn chứng minh ai đó biết mk bị bệnh thì phải đưa giấy khám chứ nhỉ. Phải có bằng chứng thì họ mới tin e đang bị bệnh thật chứ ko phải nói dối, nói vô căn cứ. Đó chính là cách dùng khiến văn chứng minh ra đời e ạ.
 

Mưa Tím Sky

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng ba 2017
60
36
86
30
An Giang
THPT CHÂU PHÚ
VD:Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Dàn Ý
I/MB:
- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.
- Tục ngữ.
II/TB:
1. Lí lẽ:
- Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì".
- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
- Không có kiên trì thì không làm được gì.
2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:
- Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối...
- Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ...
3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
4. Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...
- Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:
"Không có việc gì khó
Chỉ sở lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
III/KB:
- Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí.
- Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn.
Từ xưa, ông bà ta đã dùng những câu ca dao, tục ngữ để dạy dỗ con cháu về các đạo lý làm người. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một bài học của người xưa để giáo dục ta về sự chăm chỉ, bởi đó là một đức tình vô cùng quan trọng cuả con người.
Trước tiên, ta hãy tìm hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Một cây sắt dù to lớn, nhưng dười bàn tay lao động chăm chỉ, cần cù của con người cũng cỏ thể trở thành một cây kim nhỏ. Khối sắt to lớn ấy chính là hình ảnh ẩn dụ của những công việc to lớn trong cuộc sống,còn kim chính là kết quả mà ta đạt được. Trong cuôc sống, câu trên được hiểu như một lời dặn dò chúng ta phải biết chăm chỉ lao động, học tập và làm việc để đạt kết quả tốt. Dù công việc trước mắt có to lớn, kho khăn tới đâu, chỉ cần ta bền bỉ, chăm chỉ thì cũng sẽ thành công.
Xã hội ngày cáng phát triển, muốn thành công, chỉ có đầu óc thôi cũng ko đủ. Sự chăm chỉ cũng là yếu tố quyết định để đạt được thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống. Một người thông minh, nhạy bén nhưng lười nhác thì sẽ không bao giờ đạt đươc kết quả tốt trong cuộc sống. Có rất nhiếu tấm gương về đức tính chăm chỉ. Ít ai trong chúng ta biết được nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn. Hay Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác cũng đã chăm chỉ học tập tiếng nước bạn để dễ dàng hơn trong giao tiếp. Các bác nông dân ngày đêm chăm chỉ trồng trọt lương thực cho mọi người. từng thế hệ học sinh chăm chỉ học tạp để mai sau làm chủ đất nước. Có vậy, ta mới thấy đươc vai trò vô cùng quan trọng của sự chăm chỉ.
Từ trước, ông cha ta đã đánh giá được tầm quan trong của đức tính chăm chỉ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người không thấy được điều đó. Trong xã hội, còn có rất nhiêu lười nhác, ỷ lại. Có rất nhiều các bạn học sinh ỷ lại vào khả năng của mình mà lười biếng trong học tập. Dần dài gây ra những lỗ hỏng kến thức. Tự biến mình tư học sinh khá giỏi thành một học sinh mất căn bản. Song đó, chỉ chăm chỉ thôi cũng không đủ để làm nên thành công mà cần phải có phương pháp, cách thức thông minh, hiệu quả.
Là một người học sinh, em sẽ cố gắng chăm chỉ từ những việc nhỏ như học bài, làm bài đầy đủ, đọc sách để tiếp thu thêm tri thức, đúng như lời ông bà ta đã dạy: “ có công mài sắt có này nên kim”.
Câu tục ngữ trên chính là lời dạy quý báu của người xưa truyền lại cho đời sau. Muốn thành công, trước tiên ta phải chăm chỉ, cần cù. Có vậy thì bất cứ việc gì cũng sẽ thành công.
Cảm ơn anh nhiều ạ! Em thấy hình như bài này anh làm là vừa nêu nên lời ích của sự kiên trì mà vừa nói lên tác hại của thiếu kiên trì. Đây có phải là cách lập luận tương phản trong sách giáo khoa ko ạ?
 

Mưa Tím Sky

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng ba 2017
60
36
86
30
An Giang
THPT CHÂU PHÚ
Chào e :) Sau này e nên đăng bài trong box Ngữ văn để được BQT kiểm soát và giúp đỡ nhanh nhất có thể nhé :) @hothinhuthao :D Di chuyển topic :D
Ngoài ra, với câu hỏi của em, chị sẽ trả lời nôm na như thế này.
Trước hết hãy giải thích về từ hán việt đã nhé. Luận là gì? Luận là quan điểm, là cách nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc dưới 1 góc nhìn của chính e. Còn nghị là gì? Em còn nhớ đến từ kiến nghị ko? Đó chính là hướng tới giải quyết một vấn đề (cái đề bài đặt ra ấy). => Từ cách diễn giải đó, e đọc lại định nghĩa SGK là hiểu văn nghị luận là gì.
Còn văn chứng minh. Em có bao giờ nghĩ là vì sao ta phải chứng minh 1 sự việc, 1 hiện tượng hay điều gì đó ko? Làm sao để chứng minh rằng chúng đúng?? Vì giả sử muốn chứng minh ai đó biết mk bị bệnh thì phải đưa giấy khám chứ nhỉ. Phải có bằng chứng thì họ mới tin e đang bị bệnh thật chứ ko phải nói dối, nói vô căn cứ. Đó chính là cách dùng khiến văn chứng minh ra đời e ạ.
Cảm ơn chị ạ. Mà di chuyển Topic là làm như nào em không biết ạ?
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom