[Văn 7] Ta với ta

P

pham_trung_anh

Cụm từ "ta với ta" ở bài "Qua Đèo Ngang" thể hiện sự cô đơn đến tột độ của tác giả giữa Đèo Ngang hùng vĩ nhưng còn hoang sơ, thấp thoáng sự sống con người. Còn cụm từ "ta với ta" ở bài"Bạn Đến Chơi Nhà" nói lên tình bạn của Nguyễn Khuyến, bạn của ông nói riêng và của tất cả chúng ta nói chung không phải chỉ dựa vào vật chất mà còn dựa vào tình cảm.Qua đó cho nói lên trong tình bạn nếu có được cả tình cảm lẫn vật chất thì là tốt nhất.Nhưng tình cảm vẫn là yếu tố quan trọng nhất để làm nên một tình bạn lâu bền. THE END.Mình đây làm văn còn gà lém. Các bạn đọc xong có gì sửa giúp mình na. Mình cảm ơn nhìu.
 
P

p3dethuong

" Ta với ta" của Nguyễn Khuyến là cái ta của hội ngộ, cái ta vui vấy, cái ta của tình bạn tri âm, tri kỷ, cái ta của tình bạn cao khiết vượt lên mọi lẽ tầm thường.

Còn "ta" của Bà Huyện Thanh Quan là cái ta cô đơn, lẻ loi không biết sẻ chia với ai tâm sự, nỗi niềm. Đó là cái ta cá nhân chứ không phải là cái ta hòa đồng của Nguyễn Khuyến và ng` bạn tri kỷ.
 
C

chankquetdat

Ta với ta trong bài Qua đèo ngang là thể hiện sự cô đơn giữa thiên nhiên
Ta với ta trong bài Bạn đến chơi nhà là để nói về sự gắn bó giữa 2 người bạn với nhau
 
M

manxinh_phuongthao_1998

•Giống nhau:
- Là sự trùng lặp của hai nhà thơ nổi tiếng. Một là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ. Hai là nhà thơ thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam
- Đều dùng để kết thúc hai bài thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam
•Khác nhau:
- Hai câu kết của hai bài thơ “ Bạn đến chơi nhà ” & “ Qua Đèo Ngang ” của hai tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng ý và tình hoàn toàn đối lập nhau
- Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ “Ta với ta” là sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy; cao lương, mĩ vị mag giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện 1 niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. “Ta với ta” là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp
- Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “Ta với ta” khắc sâu nỗi buồn của người khách li hương khi bà đứng trên đình đeo Ngang lúc chiêu tà. “Ta với ta” chỉ một mình bà đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây, trời, non, nước. Bà cô đơn, trơ trọi hoàn toàn, không một ai sẽ chia
 
N

ngoquynhtrangbg

ta với ta trong bài Bạn đến chơi nhà thể hiện niềm vui của chủ nhà và khách. ngoài ra nó còn nói lên một điều rằng:tâm hồn của 2 người mà như hòa làm 1, rất hiểu nhau. còn ta với ta trong Qua Đèo Ngang thể hiện một nỗi buồn thầm kín nơi sâu thẳm đáy lòng mình-đó là thương nước nhớ nhà , nhớ về Thăng Long một thời phồn thịnh và chồng con còn nơi quê hương.
 
C

cung4mat2000

Hai bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến và bài thơ "Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan đều kết thúc bằng cụm từ "ta với ta", đều thể hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình, đều gợi mở dư ba cho người đọc, nhưng chúng có điểm khác nhau:
Trong bài "Qua Đèo Ngang", 2 từ "ta" nhưng chỉ một người, một tâm trạng. Đó chính là Bà Huyện với cái bóng của bà. Cùng nỗi cô đơn không biết sẻ cùng ai. Giữa cảnh trời mây non nước hùng vĩ nơi Đèo Ngang, nỗi nhớ nước thương nhà của nữ sĩ càng thêm khắc khoải và thấm thía.
Trong bài "Bạn đến chơi nhà", 2 từ "ta" chỉ 2 người là Nguyễn Khuyến và ông bạn già đang cùng chung một tâm trạng mừng vui vì lâu mới gặp nhau, chung tâm sự u ẩn của những ông quan ghen ghét chốn quan trường từ quan về ở ẩn nhưng trong lòng vẫn lo cho đất nước. Nhưng dù sao nó cũng không chỉ nỗi cô đơn buồn như của Bà Huyện, nó thoáng một chút buồn nhưng dù sao nó cũng có chút niềm vui gặp mặt của một tình bạn đẹp...

;);););););););)Mình vẫn phải học hỏi các cậu nhiều!!!;);););););););)
 
Top Bottom