[Văn 7] Ta với ta

H

hongnhung1237

Bạn đến chơi nhà:chỉ 2 người là tác giả(ở vị trí đứng trước) và "bác"(ở vị trí sau)
Qua đèo ngang: cả hai từ chỉ 1 người là tác giả
 
C

congchualolem_b

Trong bài thơ " bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến từ "ta với ta" là chỉ 2 ng bn thân cùng ngồi với nhau thật vui vẻ dù k kó thịt,rau,cà..v..v ..dù cuộc típ bn k kó món j nhưng lại đầy tình kảm ấm áp và thân tình.Còn trong bài "Qua đèo ngang" của Bà huyện thanh quan lại thể hịên nỗi cô đơn...k kó bn bè...k kó ng thân...đó là nỗi cô đơn buồn tẻ.....hòan tòan trái ngược với cụm từ đó trong "Bạn đến chơi nhà" dù cùng là 1 từ...:D (thía đc thì kúm ơn jùm bn nhá ;) )
 
A

aliaa

Ta với ta trong bài thơ bạn đến chơi nhà là : cách gọi thân mật giữa hai người ban là tác giả và người bạn của mình
Chỉ hai người một cảm xúc vui vẻ , yêu thương khi thấy người bạn thân của mình đến chơi
Còn trong bài thơ qua đèo ngang : ta với ta chỉ một người đứng ở đèo ngang một cảm xúc thật thật buồn thật cô đơn giữa một khung cảnh rộng lớn mà chỉ có một mình cô cảm thấy buồn và ta với ta ở đây chỉ một người
 
O

onlyyou2

từ ta với ta trong bài qua đèo ngang :1 mình nhà thơ đối diện với chình mình(buồn cô đơn)
trong bài bạn đến chơi nhà:không có vật chất ,chỉ có ta với ta,tuy 2 mà 1 ,thể hiện tình bạn đẹp đẽ thân thiết vượt lên tình bạn tầm thường
(cô mình chỉ đó)
 
B

balaothuytinh

Ta với ta trong bài thơ bạn đến chơi nhà là : cách gọi thân mật giữa hai người ban là tác giả và người bạn của mình
Chỉ hai người một cảm xúc vui vẻ , yêu thương khi thấy người bạn thân của mình đến chơi
Còn trong bài thơ qua đèo ngang : ta với ta chỉ một người đứng ở đèo ngang một cảm xúc thật thật buồn thật cô đơn giữa một khung cảnh rộng lớn mà chỉ có một mình cô cảm thấy buồn và ta với ta ở đây chỉ một người
Bổ sung thêm tí tị tì ti nha! "Ta với ta" trong bài "Qua đèo ngang" đọc lên thể hiện được sự lẻ loi, cô độc của tác giả, vì "ta" chỉ 1 người, đã có mình "ta" rồi, lại còn "ta với ta"-> nhấn mạnh sự cô độc đó. "Ta với ta" trong "Bạn đến chơi nhà" thì đọc lên thấy được sự thân mật, gần gũi. "Ta" vừa chỉ tác giả, vừa chỉ bạn của tác giả- chỉ hai người nhưng cùng chung 1 tâm hồn, đã thân thiết lại càng thêm thân thiết.
 
P

pjnkmjracle

Cái này ở lớp mình cô giáo giảng suốt rồi:D
"Ta với ta" trong bài "Qua Đèo Ngang" nói lên tác giả đã cảm thấy mình nhỏ bé giữa thiên nhiên Đèo Ngang thơ mộng nhưng cuộc sống hoang sơ và tiêu điều, ngoài ra còn thể hiện rõ nỗi cô đơn và trống trải của tác giả khi đối diện với chính mình.
Còn "ta với ta" trong "Bạn đến chơi nhà" thể hiện sự gắn bó, hai mà như một giữa hai người bạn, một tình bạn cao cả và đẹp đẽ vượt lên trên cả thiếu thốn vật chất. Sự đồng điệu giữa hai tâm hồn tạo nên một bữa tiệc tinh thần sang trọng.

Thế này chắc là đủ rồi nhỉ:)
 
Q

quinhmei

So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ "ta với ta" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Bạn pjnkmjracle nói khá đầy đủ và chính xác.
Ý kiến của chị là:
"Ta với ta" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.
"Ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách, giữa tác giả và bạn tri âm.
 
H

heinham

ta vs ta trong bài BđCN chỉ tác giả và bạn tác giả thể hiện 1 tình bạn chân thành sâu đậm
ko2n bài QĐN thì chỉ tác giả vs chính tác giả thể hiện nỗi ko^ đơn mà chỉ ko' tác gia 3mới bjk dc ^^
 
B

baby_boy195

ta với ta trong "qua đèo ngang" là số ít thể hiện sự cô đơn của bà Huyện Thanh Quan
ta với ta trong "bạn đến chơi nhà" là số ít cũng có thể là số nhiều vì hai người là bạn tri âm tri kỷ tuy hai mà la một
 
S

spring_girl

Ta với ta của " Qua Đèo Ngang" là chỉ co smột mình tác giả mà thôi còn ta với ta trogn Bạn đến chơi nhà là cả tác giả lẫn người bạn!
 
N

nghagiang

Em đồng ý với ý kiến của chị quynhmei
Ta với ta trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến cho ta thấy sự hòa hợp giữa người chủ và khách: Hai người đã hợp làm 1
 
S

songtutinhnghich9x

rất đơn giản .Cụm từ " ta với ta " trong bài " Qua Đèo Ngang " bộc lộ tâm trạng cô đơn gần như tuyệt đối của bà Huyện Thanh Quan còn cụm từ " ta với ta " trong bài " Bạn đến chơi nhà " của Nguyễn Khuyến thể hiện sự gắn bó , thân tình của nha thơ và người bạn tri kỉ
 
H

ha31596

Nguyễn Khuyến và Bà Huyện Thanh Quan là hai nhà thơ nổi tiếng của xã hội xưa .Hai nhà thơ đều để lại những bài thơ đến bây giờ đang còn lưu truyền trong nhân gian.Trong các bài thơ của Nguyễn Khuyến và Bà Huyện Thanh Quan mình thích nhất là bài thơ "Bạn đến chơi nhà" Và "Qua Đèo Ngang".Cả 2 bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ "ta với ta".
Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến kể về tình bạn tri âm tri kỉ,một tình bạn vượt qua mọi lễ nghi
=>Cụm từ "ta với ta" ở đây là nhà thơ Nguyễn Khuyến và bạn của Nguyễn Khuyến=>tuy hai mà một.
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm sự nhớ nước,thương nhà của một nữ sĩ tha hương trước cảnh đèo núi hoang vu vắng vẻ.
=>Cụm từ "ta với ta" ở đây là nhà thơ trong tâm trạng cô đơn,lẻ loi của tác giả.
Cả hai bài thơ đều là hai tác phẩm văn học đặc sắc trong thơ văn Việt Nam
 
C

congchualolem_b

ở các bài trên đã giải thích rõ về cụm từ "ta với ta" trong cả hai bài rồi mà bn
mỗi bài có một ý
nếu bạn tổng hợp lại được sẽ hoàn chỉnh thôi
 
Top Bottom