[Văn 7] Tả loài cây em yêu

S

super12345ww

mih nam nay cg lop 7 ma co cho de ta loai cay em yeu ma lan nao mih cg dc 7 diem .Moi nguoi hay ta gian tiep, minh thi truc tiep nen ko suy nghi ra nhiu y nhu cac ban nen toan dc loi phe "ý sơ sài" ai co y hay chi mih voi
 
L

linh7asontho

mình nộp bài kiểm tra rồi nhưng chả biết mấy điểm cả. Hồi hộp quá ha, chả biết có được điểm cao không chả biết.
 
L

linh7asontho

mình thì làm bài văn biểu cảm nộp bài rồi nhưng chư trả bài các bạn trả bài rồi à. mình thì cảm nghĩ cũng tàm tạm. chắc cũng được điểm 8.
 
L

linh7asontho

các bạn đã được trả bài chưa trả bài rồi thì được mấy điểm . có ai được điểm cao thì xin chúc mừng, điểm kém thì xin chia buồn nha.!!!!!!!
 
L

linh7asontho

Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hình ảnh bình dị mà đầy sức ống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN .
 
A

anhchangcodondaik

linh7asontho Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hình ảnh bình dị mà đầy sức ống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN .
 
X

xarababy

theo mình nghỉ thì nên tả cây tre là hay nhất.
nêu cảm xúc của mình đối với cây tre từ khi còn nhỏ tới giờ rất hay đấy.
 
B

baconmadixega

ai giúp em làm bài với nha thanks trước.............................................................................................................

‘‘ Mùa đông áo đỏ

Mùa hạ áo xanh

Cây bàng khi mở hội

Là chim đến vây quanh...’’

Lời hát ấy - bao giờ cũng ngân vang trong lòng tôi - mỗi lúc đến trường - nhìn lên cây bàng quen thuộc, thân thương. Cây bàng trường tôi, tuổi còn non trẻ lắm, thân vươn thẳng, xòe ba tán lá tròn xoe như những chiếc ô chồng lên nhau trông thật ngộ nghĩnh. Nó lớn nhanh - rất nhanh. Lần đầu tiên, trông thấy nó, nó chỉ mới một tầng lá xanh, mà nay đã lớn bổng lên, chồng thêm nhiều tán lá mới. Thật tuyệt vời!Mỗi mùa, cây bàng có một dáng vẻ riêng - đặc biệt - không thể trộn lẫn với bất kỳ loài cây nào.

Mùa hè, những chiếc lá trưởng thành xanh thẫm, đan nhau tỏa bóng rợp mát một góc sân. Những bông hoa nho nhỏ - đơn sơ - giản dị - khiêm tốn chen lẫn trong những tán lá xanh. Giờ chơi, gốc bàng là nơi lý tưởng nhất để các em học sinh quây quần trò chuyện. Dưới ánh nắng gay gắt mùa hè, bóng mát cây bàng mới tuyệt vời làm sao. Cây bàng như xòe muôn vàn cánh tay thân thiện che chở cho các em tránh nắng hè...

Rồi đến ngày những cây phượng nở bừng sắc đỏ. Sân trường lặng ngắt, vắng tiếng cười đùa, hò reo quen thuộc. Cây bàng như ủ rũ, như buồn nhớ. Nó đứng bơ vơ, lặng lẽ trong sân trường, trông cô độc làm sao!...

Khi tiếng trống khai trường giục giã, một năm học mới bắt đầu. Cây bàng như khởi sắc, hân hoan. Nó đong đưa những chiếc lá xanh thẫm, xen lẫn vài chiếc lá ươm vàng, tô điểm thêm những chiếc lá đã bắt đầu ngả sang đo đỏ. Nó như khoác chiếc áo mới - màu xanh lốm đốm vàng, đỏ, vẫy muôn nghìn cánh tay chào đón những dáng hình quen thuộc và, chen lẫn trong tán lá đầy màu sắc ấy, lấp ló những trái bàng, vàng mơ - ngòn ngọt - bùi bùi..

.Rồi những cơn gió lạnh se se - mùa đông đến rồi. Cây bàng rực đỏ một màu. Rồi những chiếc lá đỏ ấy lần lượt xa cành. Khi chia tay với cây mẹ thân yêu, những chiếc lá kia có bồi hồi luyến tiếc? Riêng tôi, vẫn cứ thích ép những chiếc lá bàng đỏ ấy, mỗi chiếc mỗi sắc màu riêng. Cùng là màu đỏ, nhưng chiếc đỏ sậm, chiếc đỏ sâm sẫm, cái đỏ hồng tươi, cái đo đỏ chen lẫn vàng thẫm... Quan sát sự thay đổi sắc màu dần dần của chúng mà thấy bùi ngùi khó tả. Rồi đến lúc thân cây trơ trụi, vươn những cánh tay khẳng khiu lên bầu trời xám xịt màu chì, mưa giăng mưa, gió đan gió, cây bàng trường tôi vẫn sừng sững giữa trời..

.Rồi thật bất ngờ, cây bung những chồi xanh non biêng biếc, một màu xanh non tơ, tràn đầy sức sống - báo hiệu mùa xuân. Tôi yêu thích nhất màu xanh nõn ấy. Nó cho tôi biết bao niềm tin yêu và hy vọng vào cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn mãi không ngừng - cho dù có gặp bao nỗi gian nan hay thất vọng. Ơi! Màu xanh cuộc sống. Sức sống ấy như trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Mùa xuân sân trường như sáng bừng lên bởi dáng vẻ tươi mới đầy sức sống ấy. Những chiếc lá mượt mà reo vui, chào đón một năm mới bắt đầu, tràn trề ước mơ, hy vọng...
nhớ thanks nha mỏi cả tay đó:khi (58)::khi (122):
 
T

tintincangxe

Tà thì đơn giản thôi! Bạn chỉ cần chia các ý ra rồi từ 1 ý cứ chia tiếp ra, chia mãi... Sau đó bạn miêu tả từng ý sao cho hay và chi tiết! Nhất là phải ghi câu văn thật dài nhé bạn! Nhớ sử dụng các phép tu từ thì sẽ dài và hay thôi! Chúc bạn thành công!
 
M

mimixinhxan14

sao các anh chị toàn hỏi cái dễ zậy?:confused:cái này tụi lớp 4 bọn em học suốt hà!:D
 
M

mimixinhxan14

hay chìu mai kều vở văn zề em chep cho!cô bảo cố mà ôn, sắp thi học sinh gioi rùi.nha!
 
M

mimixinhxan14

hay chìu mai kều vở văn zề em chép cho!cô bảo cố mà ôn, sắp thi học sinh gioi rùi.nha!
 
H

hongduc.1999

uân đến, nắng xuân ấm áp lấp lánh ánh vàng, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm làm rực rỡ cả vườn cây nhà em. Hoa nào cũng đẹp, mỗi loài hoa đều có hương sắc riêng nhưng đặc biệt và em yêu quý hơn cả là cây hoa hồng.
Cây nằm ở vị trí khiêm tốn trong góc vườn. Cây hồng do bố em trồng từ trước Tết. Cây cao bằng vai em. Lá của nó có màu xanh mơn mởn, hoa có màu đỏ thắm trông như một ngọn lửa hồng đang rực cháy. Gốc của cây rất cứng và có màu xanh sẫm. Thân cây mập mạp cũng có màu xanh sẫm, tuy nhiên nó có nhiều gai nhọn cứng và toả ra nhiều nhánh rất nhỏ. Cành của cây hồng có rất nhiều gai. Ở mép lá có rất nhiều răng cưa, lá già thì có màu xanh sẫm, còn lá non thì có màu xanh xám. Nụ hồng có hình ngọn nến, khi nụ còn bé thì nó khoác một chiếc áo choàng màu xanh, có nụ thì đã ló dạng màu đỏ của cánh hoa. Có những bông hoa nở còn xoè cánh đỏ phô nhuỵ vàng và có một mùi thơm thoang thoảng.
Buổi sáng, khi thức dậy em nhìn thấy những giọt sương sớm long lanh đậu lên những cánh hoa, tạo thành những hạt nhỏ li ti. Ong bay đến để hút mật, chim chóc bay đến hót vang chào một ngày mới.
Em thường xuyên tưới nước cho cây và rất yêu cây. Em rất thích cây hoa hồng vì cây toả hương thơm ngát và làm đẹp cho vườn cây nhà em.
 
H

hongduc.1999

:)Tết đến ở chợ hoa có rất nhiều loài hoa khác nhau như : hoa hồng , hoa hướng dương , cúc , vạn thọ … Nhưng em vẫn thích hoa mai hơn hết , nhất là cây mai được trồng trước sân nhà em .

Cây mai được đặt trong một chiếc chậu lớn trước sân nhà . Nó lớn hơn tuổi của em . Trong năm , thỉnh thoảng ba em tỉa cành để cho thân cây mai luôn được cân xứng với cái chậu .

Cả một năm dài , cây mai cũng bình thường như bao loại cây khác – chỉ xanh um của lá mà thôi . Thế nhưng đến rằm tháng Chạp vừa rồi , ba em lại tỉa cành , bón thêm phân và bảo em lặt lá . Khi trở nên trơ trụi , khẳng khiu , cây mai để lộ phần thân màu nâu sẫm , cứng cỏi và to như bắp tay của tôi . Nó phình to ở gốc và được đỡ bằng bộ rễ hơi nhô lên mặt đất giống như rễ của cây đước mọc ở ven biển khi thủy triều xuống. Phần thân lại còn uốn éo nhưng nhỏ lại dần khi lên ngọn và có nhiều cành , nhánh tủa ra xung quanh .

Chỉ ít ngày sau lặt lá , từ các ngách của cành cây lấm tấm nhô ra những chấm non của mầm lá , mầm hoa . Càng gần đến ngày Tết càng có nhiều nụ hoa . Rồi những nụ hoa phình tròn bắt đầu nở bung ra với năm cánh vàng rực rỡ , thoạt đầu một vài hoa , sau đó nở rộ thành từng chum . Cánh hoa mai mềm , mịn như nhung . Hoa của cây mai bây giờ đủ khoe sắc , rung rinh theo từng cơn gió chướng hây hẩy và hớn hở chào đón năm mới .

Ngày cận Tết , cả nhà xúm lại khiêng châu mai vào phòng khách . Ba em cắt một cành đẹp nhất cắm vào bình hoa trên bàn thờ tổ tiên . Còn em trang trí nó bằng cách treo những thiệp chúc Tết và những bao lì xì lên cây .

Em rất yêu mến cây mai ở nhà của mình vì nó mang lại sắc xuân , sự vui tươi cho gia đình trong những ngày Tết sum họp , đầm ấm . Sự hiện diện của nó còn tạo cho mọi người một niềm tin sẽ được may mắn , làm việc gì cũng thành công như ý muốn trong năm tới .
 
H

hongduc.1999

:DCây chuối không tự mọc đơn lẻ mà sinh sôi thành từng bụi . Mỗi bụi xúm xít bên nhau như một gia đình : cây mẹ cây con , cây anh cây em với kích cỡ khác nhau . Nhưng hôm nay ra vườn ngoại , em chú ý đến cây chuối mẹ vì nó có buồng và một dôi nải có quả đang chin bói.

Cây chuối mẹ là giống chuối xiêm , cao khoảng mái nhà ngoại . Thân chuối tròn , thẳng như cột nhà , chỉ điều hơi phình ở gốc , càng lên ngọn thon nhỏ lai . Thân chuối xanh sẫm , nhẵn bóng , ốp vào nhau bởi những lớp vỏ mềm và chứa nhiều nước .

Cây chuối suôn đuột , chẳng có cành nhánh . Trên ngọn chỉ có những tàu lá chuối dài hơn hai mét , tủa ra xung quanh . Mặt trên lá màu xanh , mặt dưới nhạt hơn . Cây đang trổ một buồng chuối với gần chục nải nên ra dáng oằn sang một bên . Vì vậy trước đó , ngoại em phải dùng nạng chỏi mới làm cho thân chuối đứng vững được . Mỗi nải chuối có tới hai mươi quả no tròn , chắc nich . Ở đôi nải đầu buồng xuất hiện những quả vỏ hườm vàng . Em nghĩ mình là người đầu tiên phát hiện , cần phải báo cho ngoại biết để đốn buồng chuối , bằng không thì sợ chim choc kéo đến ăn .

Cây chuối gần như không bỏ thứ gì . Thân chuối xắc ra từng lõm , bầm nhuyễn làm thức ăn cho heo . Ngay cả phần thân trong ruột trắng nõn làm gỏi trộn thịt gà , vịt thì ngon không chỗ chê . Lá chuối dùng để gói bánh tét , bánh ít . Đặc biệt là quả chuối có thể biến chế thành nhiều thức ăn khác nhau , nhưng quả chuối chin dùng tráng miệng sau bửa ăn là phổ biến nhất .

Em rất thích cây chuối vì nó cho quả vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng . Mỗi khi thưởng thức hương vị của quả chuối , em thường thầm biết ơn những người làm vườn như ngoại em – những người đã vất vả chăm sóc , vun trồng.
 
H

hongduc.1999

:DRải rác trong sân trường tôi có đến năm cây phượng . Nhưng cây phượng sừng sững trước lớp được xem là gần gũi với tôi hơn .

Chỗ bàn học tôi nhìn ra cũng thấy những chiếc rễ cứng , trổ ra từ gốc cây xù xì , nhô lên và chạy ngoằn ngoèo trên bề mặt bê tông không biết tự bao giờ . Nhờ vậy , trong những giờ ra chơi , chúng trở thành những chiếc ghế để đám học trò chúng tôi ngồi ăn quà , chuyện trò vui vẻ … Thân cây hơi nghiêng nhưng khỏe khoắn và cứng cỏi , khoát lên mình một lớp áo phơn phớt xám gần giống màu đất khô . Nó to hơn một vòng tay ôm của tôi và vươn cao đến tầng thứ nhất của dãy lớp.

Vào đầu năm học , dáng phượng giống như một chiếc ô với những tán lá dày đặc và tỏa rộng cho một vùng bóng râm mát rượi . Đám học trò chúng tôi miệt mài học hành , vui đùa , đôi khi cũng quên lửng gã khổng lồ hằng ngày đội nắng che chở cho mình . Nhưng khi sắp sửa đến hè , nhất là lúc nghe được ve sầu cất tiếng hát , chúng tôi mới chợt nhìn lên : lá thưa thớt vì nhường chỗ cho vô số búp hoa xanh nõn , cánh hoa đỏ rực . Ôi ! Hằng ngày , chúng tôi quét sân , thu dọn biết bao lá vàng nho nhỏ như chiếc lá me , thế mà nào có hay ! Bọn học trò hớn hở reo lên chào mừng hoa phượng vĩ . Hoa năm cánh thật dễ thương : bốn cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi ; cánh còn lại thì mọc thẳng , lốm đốm màu trắng vàng . Chẳng bao lâu , hoa mọc chen nhau thành chùm và nhuộm đỏ cả vòm cây .

Bây giờ tôi mới hiểu là mùa hè đã đến rồi , cũng là lúc sắp phải chia tay với ngôi trường , thầy cô và bè bạn . Tôi nhặt đóa hoa phượng đẹp nhất để ép vào trang sách vở , nghe lòng dấy những cảm xúc lưu luyến , yêu thương cảnh vật và mọi người . Cây phượng vĩ thật là biểu tượng cho sự che chở , làm đẹp và gợi nhớ cho chúng tôi nhiều kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò .
 
H

hongduc.1999

:-*:pMảnh vườn ông ngoại em ở Mỏ Cày trồng rất nhiều cây ăn quả , nhưng em thích nhất là cây bưởi .

Cây bưởi cũng cành lá sum sê và xòe rộng như cây mận , cây xoài . Dưới gốc cây có rễ trườn ngoằn ngoèo trên mặt đất . Thân cây cứng , bọc một lớp vỏ xù xì màu nâu xám . Thân cây vươn lên từ đất hơn một mét là đã vội vã chia thành nhiều nhánh . Lá mọc thành chum , hơi thắt lại ở giữa như hình trái tim , mặt trên xanh đậm bóng , mặt dưới màu xanh nhạt mờ . Hoa bưởi mọc thành chum , màu trắng , có năm cánh , nhị vàng , hương thơm dịu tỏa khắp vườn khi nở . Cuối xuân , hoa tàn , quả bắt đầu nhú ra . Lúc đấu quả tròn lẳn tí xíu , sau càng phình to ra xanh mơn mởn . Có cành quả mọc lủng lẳng thành chum . Khi quả chin thì to , tròn qua lớp da căng mịn , có chỗ ửng vàng . Bốc vỏ , ruột bưởi bên trong là màu trắng với nhiều múi cong xếp xoay vòng . Tách tép bưởi ra , thịt bưởi đỏ và mọng nước . Thịt bưởi ăn mát và có vị ngọt . Ai cũng bảo bưởi ăn bổ , chứa dồi dào chất vitamin C và có thể chữa một số bệnh . Vỏ bưởi còn có thể nấu chè .

Về vườn ông ngoại lần nào em cũng quan tâm đến cây bưởi ở trước sân . Nó chẳng những cho những múi bưởi ngon lành mà còn vui phụ với ông ngoại tưới cây . Đôi lúc , em cũng đùa giỡn với các bạn ở quê dưới những tàn cây đầy bóng mát của nó .
 
H

hongduc.1999

:p:p:p:p:p:p:p:p:rolleyes:Ở sân trường em trống rất nhiều cây bóng mát, nào là caâ bàng, caâ đa. Nhưng đối với em đẹp và lôộnglấy nhất vẫn là cây phượng vĩ, ở giữa sân trường.

Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì đẫm những u bướu. Lại gần, em thấy những chiế rẽ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất. Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phoôra những cành khẳng khiu như những bàntay gân guốc đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé xíu. Chỉ sau một đêm, phợng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh tuyệt đẹp. TỪ lúc lá mơn mởn đến lúc kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ phượng đẹp lắm: bé bé xinh xinh như các cúc áo kết từng chùm trắng xoá. Xuân qua, hè về, phượng bắt đầu nở hoa. Mỗi bông phượng có năm cánh mỏng, màu đỏ rực. Hoa phượng coómùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò hcúng em mới hiểu. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ! Chúng em thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò. Mấy đứa nghịch ngợm thì lấy nhị phượng chơi chọi gà, đáư thì thách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. Cây phượng đẹp nhất vào tháng năm, lúc đó cả cây phượng nở tung ra một màu đỏ rực thắm giữa bầu trời xanh thoắng đãng. Khi ấy, phượng mang một sắc thái thật kiêu sa, dễ thương. Chúng em ngước nhìn lên cây phượng, bỗng thốt lên một câu: Ôi! Đẹp quá! Đẹp quá! Hết mùa hoa phượng tàn dần. những cánh phượng rơi lả tả, lúc ấy cả sân trường tựa như trải lê tấm thảm nhung khổng lồ màu đỏ. Treê những cành phượng đã xuất hiện những quả phượng dài như quả bồ kết, khẽ đung đưa trước gió
 
H

hongduc.1999

\leqLoài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.

Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mờy chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa... Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!

Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.
 
Top Bottom