[văn 7 ]Sống chết mặc bay

L

lonton_lungtung

Thể loại: Nghị luận chứng minh.
Nhận định: Độc ác, tàn nhẫn của quan phụ mẫu.
Dàn ý:
A/ Mở bài: - Dẫn đề (tác giả, tác phẩm, xuất xứ, hoàn cảnh).
- Nêu ý đề.
B/ Thân bài:
1, Giải thích câu “long lang dạ thú”
2, Lên án quan cha mẹ của dân mà tang tận lương tâm, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại.
a) Rình cảnh đê vỡ:
- Người dân: gội gió tắm mưa để đắp đê.
- Quan phụ mẫu: + Hình thức: Đi họ đê >< thực chất ?
+ Vị trí không gian?
+ Sống xa hoa.
b) Thái độ của quan khi đê sắp vỡ:
- Say sưa đánh tổ tôm.
- Trong đình tĩnh mịch nghiêm trang.
- Đường bệ, nguy nga.
- Như thần thánh.
- Cười nói vui vẻ.
D/c: - Ngồi còn dở ván bài
- Người hầu kẻ hạ.
- Quan ù bài – Dân trôi, đê vỡ.
N/x: - Quan phụ mẫu đâị diện tầng lớp thống trị.
- Độc ác dã man.
- Làm ngơ trước đau thương của đồng loại.
c) Khi có người báo đê vỡ: (P/s: :\"&gt;Tớ quên mất rồi! )
C/ Kết bài: - Đánh giá, khẳng định lời nhận định của tác giả.
- Suy nghĩ, Mong muốn của nhân dân.
P/s: Dàn bài này là của cô giáo lớp tớ cho nên chỉ có ý chính, không có ý bình luận như khi làm bài ( để tránh việc học sinh "copy bài" của giáo viên :)) ). Nếu bạn nào chuyên văn thì giàn bài này có ích đó! :D
 
N

ngocminh1199

Giải thích nhan đề sống chết mặc bay có bạn nao giúp không ?
 
B

bongmaquayphagiangho

cái này thì bạn cứ hiểu theo nghĩa thông thường rồi sau đó gán vào cho tác phẩm là được thôi mà.chủ yếu của nhan đề này cũng chỉ là sự lên án thái độ vô tâm,thờ ơ,thiếu trách nhiệm của quan "phụ mẫu"."sống chết mặc bay"
cứ như là bọn mày sống được thì sống,không sống được thì thôi.k liên quan gì tới ông hết
 
H

heomoiyen

song chet mac bai

Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.
Với hai bức tranh đời tương phản, tác giả đã phản ánh rõ nét toàn cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Hai hình ảnh trái lập nhau đã làm càng tăng thêm ý nghĩa, lên án, tố cáo những kẻ cầm đầu độc ác, không biết quan tâm đến đời sống nhân dân hay nói đúng hơn là tên quan phủ – một viên quan vô trách nhiệm lòng lang dạ sói trong tác phẩm. Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn. Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: “Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: “Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: “Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.
Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.
 
A

angelraf

Đầu tiên đọc nhan đề ta liên tưởng ngay đến câu tục ngữ:''Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi''.Nhan đề"sống chết mặc bay"là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 vói cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
 
G

giangsieu1999

Các bạn đọc bài này hay lắm nè!

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” đã phản ánh thái độ vô trách nhiệm, táng tận lương tâm của tên quan phụ mẫu. Hắn đi hộ đê mà chỉ nghĩ đến hưởng thụ. Trong khi người dân đang lội bì bõm dưới mưa to, gió lớn để chống chọi với trời trong vô vọng, vì sức người không thể chống lại được sức trời, thì hắn ung dung ngồi trong đình đánh bài. Xung quanh hắn, tiện nghi sang trọng, kẻ hầu người hạ tấp nập. Táng tận lương tâm hơn, hắn còn bỏ mặc người dân trong cảnh khốn cùng. Đó là lúc đê sắp vỡ, tình thế vô cùng nguy cấp. Tính mạng của hàng nghìn người đang bị đe dọa khiến ai nấy đều sợ hãi. Riêng quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên giục mọi người bài. Đến khi đê vỡ, hắn còn lớn tiếng đổ trách nhiện cho người khác: “ Đê vỡ à! Đê vỡ thì ông cách cổ *********, ông bỏ tù *********”. Trong khi người dân phải chịu cảnh muôn sầu nghìn thảm thì kẻ táng tận lương tâm ấy lại sung sướng vì ù được ván bài to. Chỉ có những kẻ lòng lang dạ thú, mất hết tính người mới đang tâm bỏ mặc người dân trong cảnh đau thương ấy. Qua đó , ta thấy rõ bản chất tàn bạo của quan lại phong kiến

Bạn nào đọc xong nhớ tặng mình một nút thanks nha!
 
Top Bottom