[Văn 7] Phân tích thơ xuân cổ của dân tộc VN

F

foxrain9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

thơ cổ vn viết về mùa xuân ,có nhiều bài thơ đẹp như một đóa hoa xuân. Hãy phân tích một số bài thơ xuân cổ của dân tộc để làm sáng tỏ ý kiến ấy:)

Chú ý về tiêu đề
Chú ý post đúng câu hỏi vào đúng box
Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
T

thinhrost1

Đây là thơ cổ của Thiền Sư Mãn Giác
CÁO TẬT THỊ CHÚNG

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Dịch:

NHÂN BỆNH DẠY ĐỆ TỬ
Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai
( Ngô Tất Tố dịch)
*Phân tích:
Hai câu đầu khái quát quy luật của tạo hóa:

Xuân qua, trăm hoa rụng

Xuân tới, trăm hoa cười.

Hai câu thơ đối nhau, được sắp xếp thành từng vế rất cân xứng, diễn tả trọn vẹn chu kỳ tuần hoàn, biến hóa của thiên nhiên.

Quy luật đó đã trở thành cố định, lặp đi lặp lại mãi và mỗi một chu kỳ đó được gọi là một năm. Sự thay đổi của thời gian mang theo sự thay đổi của sự vật. Đó là quy luật tương ứng, sinh-hóa không ngừng.” Trăm hoa rụng”là biến. ”Trăm hoa cười” là sinh. Sự vật mới rồi thành cũ, sinh ra rồi mất đi. Cứ như vậy, thiên nhiên biến đổi không ngừng theo quy luật chặt chẽ, như có sự an bài bất tận của Tạo Hóa.

Từ việc nhìn nhận đó, nhà sư liên hệ đến quy luật của đời người:

Trước mắt, việc đi mãi

Trên đầu, già đến rồi.

Tác giả vẫn sử dụng phép đối rất chuẩn mực, chính xác, tạo nên hàm ý sâu rộng, khái quát rất cao. Đời người ai cũng phải tuân theo quy luật chung tương ứng với quy luật sinh-hóa, sinh tử của vạn vật. Con người chịu sự chi phối tuyệt đối của tạo hóa là sinh ra, lớn lên, trẻ rồi già, bệnh rồi mất .Đó là quy luật bất di bất dịch, chưa có phép màu cải tử hoàn sinh nào.người, con vật, cây cối...đã sinh ra không bao giờ muốn chết ngay, không bao giờ chịu chấp nhận sự chết. Họ khao khát cuộc sống trần gian, cho dù có phải khổ cực, điêu đứng.
Đừng tưởng xuân tàn, hoa rụng hết

Đêm qua, sân trước, một nhành Mai.

Nhà Sư đắc đạo vui vẻ vượt qua cảnh khổ của kiếp người để chuẩn bị cho một sự giải thoát tuyệt đối đến thế giới cực lạc. Hai câu kết thể hiện một tầm nhìn, chỉ ra chân lý, đem đến cái nhìn tích cực cho mọi người. ”Xuân tàn-hoa rụng” là ẩn dụ chỉ sự già-bệnh và chết nhưng không phải là hết. Cụm từ ”Đừng tưởng” khẳng định vẻ đẹp trí tuệ, tinh thần của tác giả khi chắc chắn thấy một chân lý được gửi gắm sâu sắc trong câu kết ” Đêm qua, sân trước, một nhành Mai”. Đêm qua sẽ đến một ngày mới. Một ngày mới đó là một thế giới mới. Cái thế giới đó không phải là thế giới của âm phủ mà là một thế giới vô cùng đẹp đẽ.. Đó chính là thế giới Tịnh Độ. Nhà Sư như đã nhìn thấy rất rõ thế giới đẹp đẽ đó qua hình ảnh báo hiệu như rất gần, rất cụ thể, như nhành Mai ngay trước sân nhà vậy. Hình ảnh nhành Mai mang ý nghĩa ẩn dụ đẹp đẽ, tượng trưng cho vẻ đẹp tinh khiết của một con người đã rũ hết bụi hồng trần.

 
T

tieuyetdethuong1

TRẠI ĐẦU XUÂN ĐỘ - Nguyễn Trãi
Độ đầu xuân thảo lục như yên,

Xuân vũ thiêm lai thuỷ phách thiên.

Dã kính hoang lương hành khách thiểu,

Cô châu trấn nhật các sa miên.

BÀI LÀM

Nguyễn Trãi (1380-1442) nhà thơ lớn của Đại Việt trong thế kỷ 15. Ngoài những áng văn có sức mạnh như mười vạn quân. Ức Trai - Nguyễn Trãi còn để lại hai tập thơ – hai viên ngọc quý lấp lánh trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam: “Quốc âm thi tập” bằng chữ Nôm và “Ức Trai thi tập” bằng chữ Hán.

Thơ Nguyễn Trãi đã dành cho thiên nhiên một địa vị cao sang. Màu xanh của cỏ, tiếng rì rầm của suối, bóng thông ven núi, tiếng cuốc gọi hè, vầng trăng soi vào chén rượu, cây chuối, cành mai, hoa sen trong đầm, hoa lựu thắp đỏ ngoài hiên… đã đi vào thưo Ức Trai như một mảnh tâm hồn. Đặc biệt Ức Trai có nhiều bài thơ xuân tuyệt tác. “Bến đò xuân đầu trại” là một bài thơ xuân đẹp như đóa hoa rực rỡ ngát hương trong “Ức Trai thi tập”

*- Văn xuôi cổ có vần có đối, có cấu trúc câu văn theo thi pháp chặt chẽ.

-------

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi,

Lại có mưa xuân nước vỗ trời

Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách

Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”. (Bài thơ dịch)

Bài thơ tả cảnh một ngày mưa xuân trên bến đò đầu trại. Cảnh vật như mờ đi, chìm đi trong một không gian bao la tĩnh lặng. Ức Trai đã viết bài thơ này trong những tháng năm sống ở Côn Sơn.

Bao trùm lên không gian, lên bến đò là một màu xanh thẫm, xanh đen như khói của cỏ xuân. Vì đã cuối xuân nên sắc cỏ xanh rì, đứng xa thấy thảm cỏ xanh như khói. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh tạo nên một hình ảnh cụ thể ca ngợi vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt mùa xuân thôn dã nơi bến đò đầu trại:

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi”.

Sắc cỏ, thảm cỏ trong thơ Nguyễn Trãi làm ta liên tưởng đến màu cỏ xanh trong thơ Nguyễn Du sau này:

“Cỏ non xanh tận chân trời…” (Truyện Kiều)

Câu thứ hai tả dòng sông với những con sóng “nước vỗ trời” (thuỷ phách thiên). Vì đã cuối xuân, trời mưa nhiều nặng hạt chuẩn bị cho những trận mưa rào đầu hè. Nước dòng sông dâng lên. Trời mưa, gió thổi, đứng xa ngắm cảnh thấy trên mặt sông nước bắn lên, vỗ lên ngang trời. Đó là một nét vẽ thậm xưng đặc tả con sóng trên dòng sông xuân một ngày mưa. Con sóng ấy, hình ảnh “nước vỗ trời” ấy biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của mùa xuân:

“Lại có mưa xuân nước vỗ trời”.

Mưa xuân là nét đặc trưng của mùa xuân Việt Nam bao trùm vạn vật, điều đó ai cũng có thể thấy được, nhưng cảm nhận “nước vỗ trời” trên dòng sông xuân, sự vận động của mùa xuân, bước đi của mùa xuân thì chỉ riêng Ức Trai mới biết đến và có một lối nói rất thơ.

Câu thứ ba mở rộng không gian nghệ thuật nói về những con đường trên đồng nội đi tới bến đò vắng teo hành khách. Cảnh vật lặng lẽ thấm buồn. Mưa xuân kéo dài đã nhièu ngày rồi… “Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách”.

Câu thưo thứ tư tả con đò, hình ảnh trung tâm của “bến đò xuân đầu trại”. Câu thơ chữ Hán: “Cô châu trấn nhật các sa miên” (Thuyền mồ côi suốt ngày gác đầu lên bãi mà ngủ). Trời mưa, không có khách qua đò. Con đò nay trở thành mồ côi, đơn độc. Con đò được nhân hóa đang nằm ngủ an nhan, ngon lành, gối đầu lên bãi cát mà ngủ. Mỗi câu thơ đầy thi vị, thơ mộng:

“Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”.

Con thuyền, con đò là hình ảnh được nói nhiều trong thơ Nguyễn Trãi. Và hầu như lúc nào cũng làm cho người đọc liên tưởng đến tâm tình nhà thơ trong những tháng ngày dài đi ở ẩn: nhàn tản, thư thái, ung dung:

- “Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”.

- “Hương cách gác vân thu lạnh lạnh

Thuyền kề bãi tuyết nguỵệt chênh chênh…”

- “ Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then”.

(Quốc âm thi tập)

“Bến đò xuân đầu trại” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bốn nét vẽ cảnh vật nên thơ hữu tình: màu xanh của cỏ, mặt sông vỗ sóng, con đường nội, con đò mồ côi nằm ngủ. Các biện pháp tu từ như so sánh, thậm xưng, nhân hóa được vận dụng tinh tế, nhằm tạo hình và gợi cảm. Cảm tĩnh lặng, thơ mộng, bình yên thoáng một nỗi buồn cô đơn. Tâm sự của nhà thơ được giãi bày kín đáo qua những vần thơ trong sáng nhẹ nhàng, thơ mộng. Một bức tranh xuân xinh xắn nơi làng quê trong thế kỷ 15. Bài thơ xuân đẹp, giúp ta yêu thêm mùa xuân quê nhà.
Nguồn:Tổng hợp
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom