[ văn 7 ]phân tích ca dao

A

anhtruongngoxa

Bài thơ trên là lời của người mẹ nhằn nhủ vs con mình về công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở con ko bao gio dc. quen cong lao ay.hon nua ,trong bai ca dao nay, tac gia gian gian da so sanh cong cha nhu nui ngat troi va nghia tinh cua me that menh mong,vo tan ,dat dao nhu nc bien dong .Noi den cha ,nguoi ta thuong nhac den cong lao to lon va hinh anh vung vang ,la tru cot cua gia dinh.Con vs me ,nguoi ta noi ve nghia tinh ay nhu"dong nuoc mat lanh ,diu dang ,vo tan'' danh tat ca cho con .Trong bai ca dao nay ,doi tuong dung de so sanh mang tam voc vu tru va muc do so sanh mang tinh chat tuyet doi .hon nua ,hinh anh "nui cao,bien rong" dc nhan manh,lap di lap lai n` lan mang y nghia bieu tuong cong on cua cha me."Cong cha ,ngia me,bien rong ,nui cao"con la cach doi xung quen thuoc ,lam tang suc vi dai ,to lon cua cha me.O cuoi bai,nguoi me da bang loi ru ngot ngao va em diunhac nho con ve cu lao chin chu da dc. cu the hoa = cong lao cua cha me .Dac biet trong bai ca dao nay da su dung the tho luc bat mem mai ,uyen chuyen ,nhip nhang,phu hop voi giong dieu tam tinh ,tha thiet ,de di vao long nguoi .Va cac tu ngu han viet da lam cho bai ca dao mang am huong diu đang ,thanh kinh ,biet on.
nho thank minh nhe!!!!
 
A

anhtruongngoxa

:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-mình giúp bạn bài này bạn nhớ thanks mình nha
Ca dao dân ca như cây đàn muôn điệu của người dân Việt Nam.những khúc hát tâm tình về tình yêu quê hương đất nước con người,về tình cảm gia đình đã thấm sâu vào tâm hồn em qua lời ru ngọt ngào của mẹ.Một trong những bài ca dao mà em yêu thích nhất là bài:"........."
Bài ca dao ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn,ko gi đo đếm dc ,đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu.
Hai câu đầu là lời ru êm ái của mẹ đc nhân dân viết bằng hai câu theo cấu trúc song hành nói về công cha nghĩa mẹ.Công cha dc so sánh với núi ngất trời,ngọn núi cao đến tận tầng mây xanh ko thước gi đo đếm dc.Nghĩa mẹ dc so sánh với nc ở ngoài biển Đông ,đó là nguồn nc bao la,vô tânlọ bao giờ cạn.Núi,biển,trời,nc là hình ảnh vĩnh hằng vĩ đại dc so sánh với công cha,nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn,ko thể nào kể xiết.
Hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình,thiết tha.Hai tiếng con ơi làm cho lời ru ngọt ngào,thấm thía:"........."
Câu 3 là hình ảnh ẩn dụ nhắc lại công cha,nghĩa mẹ vô cùng to lớn,bao la như núi cao,như biển rộng.Câu 4 tác giả dân gian đã sử dụng 4 chữ hán:"cù lao chín chữ"để nói lên công sinh thành,nuôi dưỡng,dạy bảo con cái khó khăn,vất vả,nhiều bề của cha mẹ.Qua đó,bài ca dao nhắc nhở chúng ta phải ghi lòng,tạc dạ công lao của cha mẹ và đó cũng chính la thực hiện đạo lí có hiếu.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ,so sánh,cách dùng từ hán-việt độc đáo,tác giả dân gian đã thể hiện thành công và xúc đông công lao trời biển của cha mẹ,đồng thời giáo dục chúng ta 1 bài học về đạo lí làm con vô cùng thấm thía và có ý nghĩa:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|
 
K

khoctrongmua1999

Trả lời

Tình thương yêu của Mẹ dành cho con (ST)

• Khi 1 tuổi, Mẹ cho ăn và tắm cho bạn, còn bạn thì khóc cả đêm.
• Khi 2 tuổi, Mẹ tập cho bạn đi những bước đầu tiên, khi đi được thì bạn lại bỏ chạy đi mất khi Mẹ gọi.
• Khi 3 tuổi, Mẹ nấu cho bạn những món ăn với tất cả tình yêu thương thì bạn đáp lại bằng cách hất chén đĩa xuống sàn nhà.
• Khi 4 tuổi, Mẹ đưa cho bạn những cấy bút chì màu, bạn lại dùng chúng đi bôi trét và vẽ bậy khắp nơi.
• Khi 5 tuổi, Mẹ mặc áo đẹp cho bạn đi chơi còn bạn lại tìm cách lăn lê trên đất bẩn.
• Khi 6 tuổi, Mẹ dẫn bạn đến trường, còn bạn cứ mãi cằn nhằn: "con không đi học đâu!"
• Khi 7 tuổi, Mẹ mua cho bạn nhiều đồ chơi để rồi bạn lại vứt chúng lăn lóc khắp nơi.
• Khi 8 tuổi, Mẹ mua cho cây kem bạn ăn làm chảy kem ướt hết vạt áo.
• Khi 9 tuổi, Mẹ thuê cô giáo dạy đàn cho bạn còn bạn thì luôn phụng phịu và miễn cưỡng tập đàn.
• Khi 10 tuổi, Mẹ cả ngày lái xe đưa bạn đi hết nơi này đến nơi khác vui chơi cùng bạn bè, mỗi khi tới nơi bạn nhảy ra khỏi xe mà chẳng bao giờ ngoái đầu nhìn lại.
• Khi 11 tuổi, Mẹ đưa bạn và bạn bè của bạn đi xem phim, bạn lại đi chọn chỗ ngồi cách Mẹ mấy dãy ghế để gần bạn mình hơn.
• Khi 12 tuổi, Mẹ dặn bạn đừng xem TVquá nhiều, còn bạn thì đợi cho đến khi Mẹ rời khỏi nhà mới mở TV xem cho thỏa thích.
• Khi 13 tuổi, Mẹ nói: "Để Mẹ cắt tóc cho con," bạn trả lời: "Mẹ không có khiếu thẩm mỹ."
• Khi 14 tuổi, Mẹ trả tiền cho bạn đi trại hè một tháng, còn bạn lại quên chẳng hề viết cho Mẹ một tấm thiệp từ chỗ nghỉ hè.
• Khi 15 tuổi, Mẹ bạn đi làm về và mong bạn ôm hôn Mẹ, còn bạn thì đóng chặt cửa ở trong phòng riêng.
• Khi 16 tuổi, Mẹ khuyên bạn để tâm học hành tạo dựng tương lai, còn bạn thường xuyên đi chơi mỗi khi có cơ hội.
• Khi 17 tuổi, trong khi Mẹ mong chờ một hồi âm điện thoại quan trọng thì bạn ôm điện thoại trò chuyện suốt buổi.
• Khi 18 tuổi, Mẹ đã rơi lệ vui mừng trong ngày lễ tốt nghiệp trung học của bạn, còn bạn thì ở lại vui chơi với bạn bè cho đến sáng hôm sau mới về nhà.
• Khi 19 tuổi, Mẹ đau lòng khi bạn muốn rời khỏi tổ ấm để mướn nhà ở riêng.
• Khi 20 tuổi, Mẹ hỏi bạn về người yêu, bạn trả lời: "Đó không phải là việc của Mẹ!"
• Khi 21 tuổi, Mẹ gợi ý về định hướng sự nghiệp trong tương lai, đáp lại bạn nói: "Con chẳng muốn giống như Mẹ!"
• Khi 22 tuổi, Mẹ dự lễ tốt nghiệp đại học của bạn, sau buổi lễ bạn hỏi ngay: "Liệu Mẹ có thể trả tiền cho chuyến du lịch của con không"
• Khi 23 tuổi, Mẹ đến thăm bạn, còn bạn luôn tìm cách tránh né vì cảm thấy ngượng ngùng trước bạn bè.
• Khi 24 tuổi, Mẹ gặp người yêu chưa cưới của bạn và nhắc nhở hai bạn về chuyện gia đình, bạn nhăn nhó càu nhàu: "Thôi mà Mẹ!"
• Khi 25 tuổi, Mẹ giúp trả tiền đám cưới của bạn rồi Mẹ khóc và nói với bạn rằng: "Mẹ yêu thương con biết bao!"
• Khi 30 tuổi, Mẹ ước ao có cháu để bồng bế, bạn trả lời Mẹ: "Thời nay mọi điều đã khác!"
• Khi 40 tuổi, Mẹ rủ bạn đi mừng sinh nhật bà nôị của bạn, còn bạn trả lời: "Bây giờ con rất bận!"
• Khi 50 tuổi, Mẹ sức khỏe đã yếu dần và muốn bạn thường xuyên đến chăm sóc, trong khi bạn đang phải mải mê tìm đọc cuốn sách: "Những gánh nặng cha mẹ phải chịu đựng khi nuôi con."
. . . Và rồi một ngày kia, Mẹ âm thầm nhắm mắt ra đi. Một cảm giác chưa bao giờ xảy ra với bạn trước đó: bạn như thấy sấm chớp nổ tung trong tim mình.

Bạn đã mất hết cả một bầu trời yêu thương trong đời người...

Bạn ơi! Nếu Mẹ bạn vẫn còn ở bên bạn hôm nay, bạn đừng quên hãy yêu Mẹ hơn bao giờ hết nhé. Hãy tranh thủ về thăm mẹ trong khi có thời gian. Một lời nói yêu thương không thôi cũng chưa đủ để đáp lại tình thương yêu của mẹ dành cho mình đâu. Nếu Mẹ bạn không còn nữa thì hãy luôn tưởng nhớ đến tình yêu vô biên mà Mẹ đã dành cho bạn. Hãy nhớ luôn yêu thương Mẹ vì bạn chỉ có một người Mẹ duy nhất trong suốt cuộc đời mình.

Ai đang làm những điều sai trên hãy sửa lại mình khi chưa muộn.

ai thấy hay thì THANKS CHO MÌNH NHA HJHJHJ:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-b-:)||-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-)|-):)|:)|:)|:)| PUN NGỦ QUÁ NGỦ DEY HJHJ
 
A

anhtruongngoxa

de

Bài thơ trên là lời của người mẹ nhằn nhủ vs con mình về công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở con ko bao gio dc. quen cong lao ay.hon nua ,trong bai ca dao nay, tac gia gian gian da so sanh cong cha nhu nui ngat troi va nghia tinh cua me that menh mong,vo tan ,dat dao nhu nc bien dong .Noi den cha ,nguoi ta thuong nhac den cong lao to lon va hinh anh vung vang ,la tru cot cua gia dinh.Con vs me ,nguoi ta noi ve nghia tinh ay nhu"dong nuoc mat lanh ,diu dang ,vo tan'' danh tat ca cho con .Trong bai ca dao nay ,doi tuong dung de so sanh mang tam voc vu tru va muc do so sanh mang tinh chat tuyet doi .hon nua ,hinh anh "nui cao,bien rong" dc nhan manh,lap di lap lai n` lan mang y nghia bieu tuong cong on cua cha me."Cong cha ,ngia me,bien rong ,nui cao"con la cach doi xung quen thuoc ,lam tang suc vi dai ,to lon cua cha me.O cuoi bai,nguoi me da bang loi ru ngot ngao va em diunhac nho con ve cu lao chin chu da dc. cu the hoa = cong lao cua cha me .Dac biet trong bai ca dao nay da su dung the tho luc bat mem mai ,uyen chuyen ,nhip nhang,phu hop voi giong dieu tam tinh ,tha thiet ,de di vao long nguoi .Va cac tu ngu han viet da lam cho bai ca dao mang am huong diu đang ,thanh kinh ,biet on.
nho thank minh nhe!!!!@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
A

anhtruongngoxa

Trả lời
Tình thương yêu của Mẹ dành cho con (ST)

• Khi 1 tuổi, Mẹ cho ăn và tắm cho bạn, còn bạn thì khóc cả đêm.
• Khi 2 tuổi, Mẹ tập cho bạn đi những bước đầu tiên, khi đi được thì bạn lại bỏ chạy đi mất khi Mẹ gọi.
• Khi 3 tuổi, Mẹ nấu cho bạn những món ăn với tất cả tình yêu thương thì bạn đáp lại bằng cách hất chén đĩa xuống sàn nhà.
• Khi 4 tuổi, Mẹ đưa cho bạn những cấy bút chì màu, bạn lại dùng chúng đi bôi trét và vẽ bậy khắp nơi.
• Khi 5 tuổi, Mẹ mặc áo đẹp cho bạn đi chơi còn bạn lại tìm cách lăn lê trên đất bẩn.
• Khi 6 tuổi, Mẹ dẫn bạn đến trường, còn bạn cứ mãi cằn nhằn: "con không đi học đâu!"
• Khi 7 tuổi, Mẹ mua cho bạn nhiều đồ chơi để rồi bạn lại vứt chúng lăn lóc khắp nơi.
• Khi 8 tuổi, Mẹ mua cho cây kem bạn ăn làm chảy kem ướt hết vạt áo.
• Khi 9 tuổi, Mẹ thuê cô giáo dạy đàn cho bạn còn bạn thì luôn phụng phịu và miễn cưỡng tập đàn.
• Khi 10 tuổi, Mẹ cả ngày lái xe đưa bạn đi hết nơi này đến nơi khác vui chơi cùng bạn bè, mỗi khi tới nơi bạn nhảy ra khỏi xe mà chẳng bao giờ ngoái đầu nhìn lại.
• Khi 11 tuổi, Mẹ đưa bạn và bạn bè của bạn đi xem phim, bạn lại đi chọn chỗ ngồi cách Mẹ mấy dãy ghế để gần bạn mình hơn.
• Khi 12 tuổi, Mẹ dặn bạn đừng xem TVquá nhiều, còn bạn thì đợi cho đến khi Mẹ rời khỏi nhà mới mở TV xem cho thỏa thích.
• Khi 13 tuổi, Mẹ nói: "Để Mẹ cắt tóc cho con," bạn trả lời: "Mẹ không có khiếu thẩm mỹ."
• Khi 14 tuổi, Mẹ trả tiền cho bạn đi trại hè một tháng, còn bạn lại quên chẳng hề viết cho Mẹ một tấm thiệp từ chỗ nghỉ hè.
• Khi 15 tuổi, Mẹ bạn đi làm về và mong bạn ôm hôn Mẹ, còn bạn thì đóng chặt cửa ở trong phòng riêng.
• Khi 16 tuổi, Mẹ khuyên bạn để tâm học hành tạo dựng tương lai, còn bạn thường xuyên đi chơi mỗi khi có cơ hội.
• Khi 17 tuổi, trong khi Mẹ mong chờ một hồi âm điện thoại quan trọng thì bạn ôm điện thoại trò chuyện suốt buổi.
• Khi 18 tuổi, Mẹ đã rơi lệ vui mừng trong ngày lễ tốt nghiệp trung học của bạn, còn bạn thì ở lại vui chơi với bạn bè cho đến sáng hôm sau mới về nhà.
• Khi 19 tuổi, Mẹ đau lòng khi bạn muốn rời khỏi tổ ấm để mướn nhà ở riêng.
• Khi 20 tuổi, Mẹ hỏi bạn về người yêu, bạn trả lời: "Đó không phải là việc của Mẹ!"
• Khi 21 tuổi, Mẹ gợi ý về định hướng sự nghiệp trong tương lai, đáp lại bạn nói: "Con chẳng muốn giống như Mẹ!"
• Khi 22 tuổi, Mẹ dự lễ tốt nghiệp đại học của bạn, sau buổi lễ bạn hỏi ngay: "Liệu Mẹ có thể trả tiền cho chuyến du lịch của con không"
• Khi 23 tuổi, Mẹ đến thăm bạn, còn bạn luôn tìm cách tránh né vì cảm thấy ngượng ngùng trước bạn bè.
• Khi 24 tuổi, Mẹ gặp người yêu chưa cưới của bạn và nhắc nhở hai bạn về chuyện gia đình, bạn nhăn nhó càu nhàu: "Thôi mà Mẹ!"
• Khi 25 tuổi, Mẹ giúp trả tiền đám cưới của bạn rồi Mẹ khóc và nói với bạn rằng: "Mẹ yêu thương con biết bao!"
• Khi 30 tuổi, Mẹ ước ao có cháu để bồng bế, bạn trả lời Mẹ: "Thời nay mọi điều đã khác!"
• Khi 40 tuổi, Mẹ rủ bạn đi mừng sinh nhật bà nôị của bạn, còn bạn trả lời: "Bây giờ con rất bận!"
• Khi 50 tuổi, Mẹ sức khỏe đã yếu dần và muốn bạn thường xuyên đến chăm sóc, trong khi bạn đang phải mải mê tìm đọc cuốn sách: "Những gánh nặng cha mẹ phải chịu đựng khi nuôi con."
. . . Và rồi một ngày kia, Mẹ âm thầm nhắm mắt ra đi. Một cảm giác chưa bao giờ xảy ra với bạn trước đó: bạn như thấy sấm chớp nổ tung trong tim mình.

Bạn đã mất hết cả một bầu trời yêu thương trong đời người...

Bạn ơi! Nếu Mẹ bạn vẫn còn ở bên bạn hôm nay, bạn đừng quên hãy yêu Mẹ hơn bao giờ hết nhé. Hãy tranh thủ về thăm mẹ trong khi có thời gian. Một lời nói yêu thương không thôi cũng chưa đủ để đáp lại tình thương yêu của mẹ dành cho mình đâu. Nếu Mẹ bạn không còn nữa thì hãy luôn tưởng nhớ đến tình yêu vô biên mà Mẹ đã dành cho bạn. Hãy nhớ luôn yêu thương Mẹ vì bạn chỉ có một người Mẹ duy nhất trong suốt cuộc đời mình.

Ai đang làm những điều sai trên hãy sửa lại mình khi chưa muộn.

ai thấy hay thì THANKS CHO MÌNH NHA HJHJHJ PUN NGỦ QUÁ NGỦ DEY HJHJ
 
A

anhtruongngoxa

de

=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=)):khi (144):khi (144):khi (144):khi (144):khi (144):khi (144):khi (144):khi (144):khi (144):khi (144)::khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (112):: (khi112):: (khi112):: (khi112):: (khi112):: (khi112):: (khi112):: (khi112):: (khi112)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25)::khi (25):
 
P

phumanhpro

đã dc làm tại đây

Câu ca dao này chủ yếu là nói lên công ơn to lớn của cha, mẹ. Những người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Công cha được ví như "núi ngất trời", cho thấy công ơn của người cha đối với chúng ta là hết sức to lớn. "Núi ngất trời", một hình ảnh cao cả và vĩ đại biết chừng nào, ngọn núi cao ngất trời mà có lẽ sẽ không ai có thể đo được nó cao bao nhiêu. Điều này cũng như công ơn của người cha, không ai có thể đo được ơn của người cha là bao nhiêu cả. Còn nghĩa của người mẹ cũng vậy, cũng to lớn và cao cả biết chừng nào. Nó được ví như là "nước ở ngoài biển đông", một hình ảnh so sánh không thua kém "núi ngất trời" bởi vì không ai có thể biết được nước ngoài biển đông là bao nhiêu.
Câu ca dao tuy chỉ có 2 câu rất ngắn nhưng với hình ảnh so sánh hết sức độc đáo, đã cho ta thấy được công ơn của những người cha, người mẹ - những người đã sinh ra ta và nuôi dưỡng ta không lớn thành người, công ơn đó to lớn, cao cả và thiêng liêng biết chừng nào. Và cũng chẳng có ai có thể đo được chiều cao của ngọn núi "cao ngất trời", cũng như là biết được lượng nước ở ngoài biển đông. Câu ca dao cho ta thấy công ơn của cha mẹ cao cả như thế nào để từ đó, là những người con, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng, và hiếu thảo với cha mẹ để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục, một công ơn to lớn không ai có thể đo được.




Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.
 
M

miukutin

giúp mình giải thích bài:
anh em nào phải người xa
cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
thương nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

~~~~~~giúp mình vớinhá~~~~~mình dg cần gấp~~~
chiều nay kiểm tra rồi
 
H

hoanmh

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào cùa mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nglũa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !”

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nglũa me”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ đươc so sánh với “ nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, ...... vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy tliáng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương cùa mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ”, đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi !” thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc; nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.:)
 
Last edited by a moderator:
H

hoanmh

Trong kho tàng Văn học Dân gian của dân tộc, ca dao dân ca là một nét nổi bật, một cảm hứng lớn với những ý nghĩa nhân văn sâu sắc tạo nên một nét riêng mang phong vị dân tộc trong bản sắc văn hóa Việt. Và… nhắc đến văn học Dân gian Việt Nam ắt hẳn suy nghĩ lóe lên đầu tiên trong chúng ta chính là âm hưởng của những câu ca dao thiết tha, đậm chất trữ tình sâu lắng… Trong đó, những câu hát về tình cảm gia đình, về công cha, nghĩa mẹ luôn vang vọng mãi trong lòng nhân dân Việt Nam ta từ thuở ấu thơ trong lời ru của bà đến thời học sinh trong những lời dạy của thầy và trong muôn nẻo cuộc sống của con người… Một trong những lời ca đó là:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

Núi cao biển rộng mệnh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !”

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đồng Hới thị thành nên những hình ảnh dân dã của chốn đồng quê (những hình ảnh thường gặp trong ca dao) được tôi tận mắt chiêm ngưỡng cũng khá muộn. Nhưng không hiểu sao những hình ảnh ấy đã trở nên thân thuộc với tôi tự lúc nào? Có lẽ như chúng đã đi vào tâm tưởng tôi từ những lời ru à ơi đã nuôi tôi lớn khôn và từ những bài học mà tôi gặt hái được ở trường suốt những năm tháng qua… Đó là hình ảnh đồng ruộng, ao hồ, lũy tre làng, cây đa, bến nước… nhưng ở đây, bài ca dao lại đưa tôi đến trước một bức tranh khá đặc biệt… “núi ngất trời”? Là ngọn núi nào đây? Tôi từng bắt gặp câu ca dao tương tự: “Công cha như núi Thái Sơn…” thì hình ảnh núi Thái Sơn mặc dù không hẳn là hình ảnh tuyệt đối nhưng ít ra đó cũng là một trong năm ngọn núi thiêng liêng ở Trung Quốc. Còn ở đây, là núi ngất trời, phải chăng tác giả dân gian đã không hài lòng với chiều cao của ngọn núi Thái Sơn kia? Với độ cao tuyệt đối 1545 km và tổng diện tích 426 km2 vẫn không đủ để sánh với công cha? Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng một hình ảnh tượng trưng, một độ cao không thể đo đếm được để nói về công lao to lớn của người cha đã trải qua biết bao mưa nắng dãi dầu để mang đến cho con một cuộc sống ấm no hôm nay. Và nghĩa mẹ, hai tiếng thiêng liêng và thiết tha trong tâm hồn của những người con. Bài ca dao không so sánh điềuthiêng liêng ấy với nước trong nguồn mà là nước ở ngoài Biển Đông mênh mông vô tận kia. Nếu nhưnước trong nguồn gợi cho chúng ta đến sự tinh khiết, ngọt mát nó tượng trưng cho những gì tinh túy nhất, ngọt ngào nhất thì ở đây nước ở ngoài Biển Đông muốn nói đến sự mênh mông, bao la của tình mẹ dành cho chúng ta - những đứa con bé bỏng mà mẹ ngày đêm mong đợi… Không pahir ngẫu nhiên mà bài ca dao lại dùng hình ảnh ngọn núi để chỉ công cha và hình ảnh nước biển Đông để nói về tình mẹ. Phải có một sự am hiểu sâu sắc mới có thể tạo nên hai hình ảnh so sánh như vậy. Nếu như chúng ta đã biết đến núi Thái Sơn – m ột ngọn núi cao, lớn ở Trung Quốc thì hình ảnh núi ngất trời ở đây còn cao lớn hơn. Ngoài mục đích để so sánh sự lớn lao không thể đo đếm được của công ch nó còn gợi cho ta về một sự vững chãi, một trụ cột chắc chắc cho gia đình, cho cuộc đời của mỗi chúng ta. Mặc cho mưa nắng, mặc cho nghiệt ngã cuộc đời cứ dồn dập đến, cha vẫn luôn mạnh mẽ với đôi tay chai sạn và bờ vai vững chãi của mình để chống chèo gia đình qua khỏi những cơn hoạn nạn, thoát ra khỏi cái nghèo, cái đói để tạo dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, tạo một cuộc đời vui tươi, no đủ cho con… Và mẹ, người đã dành hết cả cuộc đời, chấp nhận bao cay đắng, đớn đau để ban cho con cuộc đời và đặt vào con một tâm hồn yêu thương, bao dung, đằm thắm và đặt vào con tất cả những hy vọng. Con đã sống với những năm tháng tuổi thơ đẹp, hồn nhiên với những ước mơ hồn nhiên mà cháy bỏng . Tiếng cười trong vẻo của con tan chảy trong nụ cười nhẹ nhàng và âu yếm của mẹ. Tình yêu của mẹ bao trùm lấy cuộc đời con, dõi theo từng bước con đi để rồi mỉm cười hạnh phúc khi con thành công và cũng quặn lòng the sắt khi phải nhìn thấy con vấp ngã. Và con đã vấp ngã, con làm mẹ buồn, con làm mọi người nhìn con bằng một ánh mắt khác và giờ - khi con đã nhận ra được lỗi lầm của mình cũng là lúc con biết bao ngày qua nước mắt mẹ đã chảy xuống nhiều lắm, bao đêm qua đi, mẹ không ngủ, mẹ buồn, đau và tủi thẹn với mọi người chỉ vì con… Nhưng sao con không thấy mẹ khóc trước mặt con? Sao mẹ không đánh con bằng những đòn roi tức giận hả mẹ? Mẹ vẫn với nét mặt ấy: bao dung, vị tha và âu yếm vô cùng! Phải chăng đức hy sinh của mẹ quá lớn cũng như biển Đông kia đang vây chặt, ôm lấy vô vàn sinh linh trong lòng nó? Giờ đây, sau những bài học ở trường cùng với tâm hồn mẹ đã dành cho con cũng những lời dạy của cha, con mới thấm thía thế nào là công cha và nghãi mẹ. Có thể con chưa hiểu hết ý nghĩa của nó nhưng ít nhất con đã biết phải làm gì để xứng đáng với nó như bài ca dao trên đã một lần nữa khắc ghi vào tâm hồn con sâu hơn ý nghĩa của bài học con tìm thấy…

“Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !”

Bài ca dao không những chỉ ra cho chúng ta biết đến sự cao lớn của công cha và mênh mông trong tình mẹ mà còn nhắn nhủ cho những thế hệ con cháu phải biết ghi nhớ công ơn ấy. “Cù lao chín chữ” là gì? Đấy là Sinh-Cúc-Phủ-Súc-Trưởng-Dục-Cố-Phục-Phúc. Chín chữ ngắn gọn mà có thể làm nên một con người, một đời người. Sinh: Ơn sinh thành của cha mẹ phải ghi lòng tạc dạ. Đó là một hiển nhiên, bởi sự tồn tại của ta trên thế gian này là nhờ vào một chữ Sinh mà cha mẹ đã ban cho ta. Nếu không có những ngày mang nặng đẻ đau của mẹ thì làm gì hôm nay ta có mặt ở đây? Cúc: Chính mẹ cha đã che chở cho ta từ thuở mới lọt lòng, người cha, người mẹ sẵn sàng dành lấy một đời khổ đau để đổi lấy một ngày hạnh phúc cho con mà không một lời than thở; Phủ: Suốt những năm tháng tuổi thơ, ta luôn được sống trong sự nâng niu yêu thương của mẹ cha, từ những bước đi đầu tiên, cha là người vuốt ve che chở, dìu dắt con từng bước để ngày càng vững mạnh hơn, điều ấy làm sao con có thể quên được chứ? Súc: Mẹ có thể đói rách nhưng mẹ không bao giờ để con thiếu đi những sự chăm sóc cần thiết nhất, con được mẹ nuôi lớn từ chính dòng sữa mát lành tinh khiết của mẹ, dòng sữa làm nên từ những giọt mồ hôi và cả những giọt nước mắt của mẹ… Trưởng: Biết bao năm tháng trôi qua, mẹ cha vẫn sống, làm việc một nắng hai sương để trông con khôn lớn từng ngày. Và bên cạnh đó là sự dạy dỗ nghiêm khắc của cha, những lời khuyên răn ân cần của mẹ, công dưỡng Dục này con sẽ ghi nhớ suốt cuộc đời con. Mẹ, cha luôn dõi theo từng bước con đi, từng hành động con làm để kịp thời uốn nắn, dạy bảo con những lúc con sai trái, biết bao nhiêu niềm hy vọng, mong chờ cha mẹ đã đặt trọn vào con…

Phật giáo cũng từng dạy người đời rằng: “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ/ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”. Tình mẫu tử, phụ tử luôn là cảm hứng lớn trong thơ văn với những tác phẩm đắc sắc. Đó là tình mẹ được thắp sáng trong những hoàn cảnh nghiệt ngã của Nguyên Hồng, là tình mẹ bao dung của Ét-môn- đô Đơ A-mi-xi… Bài ca dao trên không có những hình ảnh sống đọng của đời thường như những tác phẩm văn chương khác m à chỉ duy nhất với hai hình ảnh:núi ngất trời cùng với nước ở ngoài biển Đông nhưng lại ẩn chứa nhiều ý nghãi sâu xa, nói lên đạo lý tối thiểu mà mọi con người cần phải có. Thử hỏi mẹ cha mình mà không yêu thương thì chúng ta có thể yêu thương được ai bây giờ? Thử hỏi chỉ mỗi việc ghi nhớ công lao và ơn nghĩa của cha mẹ thôi mà cũng không thẻ thì chúng ta có thể làm được gì trong cuộc đời này? Thế đấy, dù chân lý ấy đã được đúc kết từ xa xưa và lưu truyền qua các thế hệ như một thông điệp ngàn đời vậy nhưng xã hội quanh ta cũng đâu thiếu gì những đứa con bất hiếu? Biết bao nhiêu lần chúng ta đã từng nghe hay thậm chí chứng kiến những kẻ thất học ngược đãi cha mẹ mình? Vì cơ sự gì mà hằng ngày chúng ta vẫn thấy một vài cụ già đôi lưng đã còng đi lom khom cùng chiếc gậy trên những con đường, giữa chợ búa tấp nập, dưới cái nắng chói chang của mùa hè hay trong cái rét căm căm của trời mùa đông kiếm tìm những đồng tiền bố thí của người đời? Đã bao giờ chúng ta động lòng trắc ẩn trước những cảnh tượng ấy hay cũng dửng dưng lờ đi xem như không thấy gì. Rùng rợn hơn, thi thoảng đâu đó còn có một số kẻ đang tâm giết chết cha mẹ mình với những lý do họ đưa ra sau đó. Xin thưa rằng trên đời này chẳng có cái gì gọi là lý do để con cái giết chết cha mẹ mình cả, phận làm con không thể có cái quyền tìm kiếm lý do để làm chuyện đó. Thật ngược đời khi con người có thể yêu quí những con vật họ nuôi và căm ghét những con vật có hành động “phản bội” lại chủ của nó trong khi con người có thể phản bội chính người đã ban cho họ cuộc đời???

Không chỉ là lời khẳng định về công cha, nghĩa mẹ, bài ca dao còn là một lời dạy, một lời cảnh tỉnh của cha ông ta dành cho tất cả mọi người trên thế gian. Ý nghĩa của bài ca dao không bị giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ hay một thời đại xã hội nào mà sẽ mãi là chân lý, là điều mà tất cả con người trên thế gian này từ xa xưa đến hôm nay và mãi đến mai sai đều phải ghi nhớ.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!”
 
Top Bottom