Văn [VĂN 7] Làm văn

lovestrory

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng bảy 2017
2
1
6
21
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1:cảm nghĩ về ngày đầu tiên em đến lớp gặp thầy,gặp bạn sau mấy tháng nghỉ hè
Đề 2:Một số bạn em có phần lơ là học tập.Em hãy vết một bài văn để thuyết phục bạn tin rằng,đúng như người xưa nhắc nhở:
Nếu còn trẻ mà ko chịu học thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm đc việc gì có ích!
Đề 3:"Ca dao là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người Việt".Dự vào những bài ca dao đã học,e hãy chứng minh nhận định trên.
Mình đang cần gấp,làm ơn giúp mình nhé!!!JFBQ00159070207B
 
  • Like
Reactions: Hà Tuấn Anh Tú

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
22
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Đề 1:cảm nghĩ về ngày đầu tiên em đến lớp gặp thầy,gặp bạn sau mấy tháng nghỉ hè
I. Mở bài:

- Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình.

(Hoặc:

- Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học.

- Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…)

- Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình.

II. Thân bài:

1/ Trước ngày khai giảng:

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả.

2/ Trên đường đến trường:

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3/ Vào sân trường:

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.
Đề 2:Một số bạn em có phần lơ là học tập.Em hãy vết một bài văn để thuyết phục bạn tin rằng,đúng như người xưa nhắc nhở:
Nếu còn trẻ mà ko chịu học thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm đc việc gì có ích!
DÀN Ý:

1. Mở bài:

– Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đôi với cuộc đời của một con người.

– Người xưa từng nhắc nhở: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích.

2. Thân bài:

* Giải thích thế nào là học:

– Học là tiếp thu những tri thức vốn có của nhân loại qua hoạt động học tập ở nhà trường và ngoài xã hội.

– Mục đích của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.


Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thế làm được việc gì có ích

* Giải thích tại sao nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích:

– Không học hành đến nơi đến chốn thì sẽ không có đủ kiến thức sơ đẳng để bước vào đời.

– Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ suy nghĩ, tiếp thu kém, do đó không có khả năng làm tốt mọi công việc..

– Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học, ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

3. Kết quả:

– Học vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mỗi người.

– Biển học vô bờ nên chúng ta phải Học! Học nữa! Học mãi! (Lê Nin) và làm theo lời Bác Hồ dạy: Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.

Đề 3:"Ca dao là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người Việt".Dự vào những bài ca dao đã học,e hãy chứng minh nhận định trên.
!
hững lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
nguồn sưu tầm
 
  • Like
Reactions: lovestrory

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
22
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
giúp mình đề 1 đc ko???
mở bài
-sau bao tháng ngày nghỉ hè,cuối cùng tôi cũng quay lại mái trường yêu dấu
-gặp lại bạn bè thầy cô
thân bài
-tự đi đến trường bằng xe đạp
-giống với mọi năm,được mua quần áo,sách vở mới
-háo hức và phấn khởi khi gặp lại bạn bè,nói về chuyến nghỉ hè bổ ích của mk
-mọi thứ không có gì thay đổi
+/cây phượng vẫn còn sắc đỏ,ve kêu ít hơn
+/hành lang,bàn ghế...
......
-mấy cô cậu học sinh lên đây thì bỡ ngỡ như hồi tôi vừa đến đây

khai giảng
-thầy hiệu trưởng với cặp kính cũ đọc bài khai giảng
......
 
Top Bottom