Văn [Văn 7] Làm văn Nghị luận

dung009

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng ba 2017
205
89
124
20
  • Like
Reactions: Hà Tuấn Anh Tú

anhthudl

Cựu Kiểm soát viên|Ngày hè của em
Thành viên
8 Tháng mười hai 2014
673
1,121
321
Đắk Lắk
THPT Trần Quốc Toản
júp mình nhé !
em hãy viết bài văn nghị luận chứng minh công lao to lớn của cha mẹ , là một người con em phải làm gì để báo hiếu cha mẹ

Mình cho khái niệm và biểu hiện để bạn có cái để chứng minh nha! :)

1. Khái niệm hiếu thảo:

+ Hiếu là hiếu nghĩa,biết ơn người sinh thành dưỡng dục mình,biết cung kính bề trên.
+ Thảo là mở tấm lòng mình ,biết chia ngọt sẻ bùi với người thân nói riêng,với nhân loại nói chung.
+ Tóm lại lòng hiếu thảo là sự biết ơn,là việc làm có nghĩa của người bên dưới cung kính tôn trọng và phụng sự đáp đền chân thật đối với bề trên .
chúc bạn vui và luôn có lòng hiếu thảo với cha mẹ !
+ Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tục đã viết: "Ta đọc sách Thánh hiền, lấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu trăm nết hay của người. Mà nhất là ta hay lấy chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu làm phương châm cho đạo làm con".

2. Biểu hiện lòng hiếu thảo:

Hiếu thảo với cha mẹ là biết vâng lời cha mẹ và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn; chứ không phải là nuôi dưỡng cha mẹ, cho cha mẹ áo quần đẹp để mặc, rồi cho là đã hết lòng hiếu thảo rồi! Không phải như vậy!

Thế nào là trọn vẹn chữ hiếu? Ðầu tiên mình phải biết nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, không chống đối, không làm ngược lại lời cha mẹ. Phải hết sức cung kính nghe theo lời cha mẹ dạy; lúc đối đáp với cha mẹ thì phải hết sức "hòa nhan duyệt sắc," nhỏ nhẹ, ngoan ngoãn. Cha mẹ sai bảo điều gì thì phải làm ngay, không được lười biếng hoặc tỏ thái độ không vui, không thích. Nếu mình có điều gì sai lầm, bị cha mẹ rầy la, thì phải hết sức vui vẻ mà tiếp nhận, không được có thái độ cứng đầu, không chịu lãnh hội lời chỉ bảo.

Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cái trưởng thành hơn:

+ Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ : Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành mà bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân

+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình , sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương sự kính trọng lòng biết ơn và cuộc sống này còn gì đẹp đẽ hơn thế

+ Con cái dù trưởng thành vẫn mãi mãi còn bé bỏng trong vòng tay , tình yêu thương của cha mẹ . Hiếu thảo với cha mẹ thì con cái cũng trưởng thành hơn , nhìn nhận cuộc sống sâu sắc hơn không hời hợt , sống không chỉ biết nhận mà đã biết cho , biết hi sinh . Từ đó mà bao đức tính tốt đẹp nảy sinh từ việc làm , những tấm lòng chí hiếu dù rất nhỏ bé . Quan tâm cuộc sống mọi người xung quanh minh bao nhận thức tốt đẹp được nảy sinh

+ Hiếu thảo , việc làm bày tỏ lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh , ngưỡng mộ , ta coi đó là tiêu chuẩn luân lí đạo đức là nét đẹp van hoa dân tộc sáng ngời . những câu chuyện chũ hiếu người xưa : Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi , mãi mãi ngợi ca . Nay chũ hiếu và những câu chuyện về lòng hiếu thảo của em bé nhr tuối học giỏi chăm sóc người mẹ bệnh tật , hay sự cố gắng nỗ lực báo hiếu cha mẹ bằng những kết quả học thì cũng mãi vinh danh
+ người ta nói : lớp sóng trước đổ đâu , lớp sóng sau đổ đó . Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhận quả trong cuộc sống
+ Những hành động bất hiếu ; bỏ rơi cha mẹ già , đánh đập đối xử tàn nhẫn thậm chí còn giết chết cha mẹ vì ma túy, thuốc phiện ....Quên ông bà tổ tiên. Và tất nhiên những kẻ đó có " bao giờ trưởng thành được "

Nguồn: ST
 

Hà Tuấn Anh Tú

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng sáu 2014
513
520
219
Đắk Lắk
THCS NGÔ QUYỀN
Tiếng ru à ơi của mẹ vào buổi trưa chiều, tiếng rắc xương thịt của người cha sau từng ngày nuôi con không lớn, tình cha mẹ là thứ thiêng liêng không thứ kho báu nào có thể sánh được. ( bài này có 2 các chứng minh là trực tiếp và gián tiếp, mình làm trực tiếp là vào đề luôn nha ). Có lẽ sẽ chẵng có lời lẽ tiếng nói nào có thể sánh được, đo đếm được công lao cha mẹ.
Đầu tiên ta phải nói rằng cha mẹ là người sinh thành và dưỡng dục chúng ta, luôn sát cánh bên ta để cho chúng ta được khôn lớn, không có ba mẹ thì chúng ta không tồn tại, không được ăn no mặc ấm như ngày nay nên thế đấy, sao chúng ta có thể từ chối được tình cảm và có thể đền đáp được công ơn của ba mẹ được. Suốt những năm tháng nặng đẻ, cho con bú và thức trắng đêm để cho con ngủ, phải đánh đổi cả 1 năm trời để cho con 1 giờ hạnh phúc. Người cha ngày ngày bảo vệ con để cho con an toàn trong vòng tay của me, che chở cho con từng ngày, đêm đêm giở những cuốn sách đọc cho ngủ.
Khi con ốm, lòng cha mẹ cứ như thắt lại, đau khủng khiếp như hàng ngàn, hàng triệu con dao đâm vào tim vậy, không thiết muốn ăn, chỉ cần nhìn con được bình an, khỏi được đau đớn, được nở nụ cười thiên thần thì như vậy là đã đủ on rồi

Những tình thương vô bờ bến của người cha, người mẹ giành cho mình vậy mà đã bao nhiêu lần mình đã làm mẹ, cha buồn, nói dối, làm sai, hỗn láo, những việc đó đối với bạn chỉ là việc làm hết sức bình thường nhưng đó chính là những vết dao của tử thần cọ vào da máu thịt của cha mẹ. Bạn thấy chưa, những lời nói, việc làm ấy rất kinh khủng và đáng sợ ấy nên hãy ôm mẹ, xin lỗi mẹ, ba những lần làm sai để những vết thương ấy được lành lại
Chúng ta phải đền đáp lại cha mẹ, tuy không nhiều nhưng đó cũng là tấm lòng của mình. Để báo hiếu thì phải biết, phải làm tròn được chữ Hiếu. Thế nào là trọn vẹn chữ hiếu? Ðầu tiên mình phải biết nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, không chống đối, không làm ngược lại lời cha mẹ. Phải hết sức cung kính nghe theo lời cha mẹ dạy; lúc đối đáp với cha mẹ thì phải hết sức "hòa nhan duyệt sắc," nhỏ nhẹ, ngoan ngoãn. Cha mẹ sai bảo điều gì thì phải làm ngay, không được lười biếng hoặc tỏ thái độ không vui, không thích. Nếu mình có điều gì sai lầm, bị cha mẹ rầy la, thì phải hết sức vui vẻ mà tiếp nhận, không được có thái độ cứng đầu, không chịu lãnh hội lời chỉ bảo.
Không phải sau này mà chúng ta giàu sang phú quý, chỉ cần đưa cục tiền ra là đã đền đáp được hết cái công lao ấy. Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình , sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương sự kính trọng lòng biết ơn và cuộc sống này còn gì đẹp đẽ hơn thế. Sau này có lớn lên, ta luôn luôn là người con trai, con gái bé nhỏ của cha mẹ trong vòng tay , tình yêu thương của cha mẹ .
Tấm lòng to lớn của cha mẹ đối với mình hơn bất kì thứ gì trên thế giới nên vì thế hãy kính trọng, yêu thương, nếu ai chưa biết thì hãy chạy lại bên lòng người cha, mẹ và nói con xin lỗi để đến khi phải quá muộn
 

Capuchino47

Học sinh
Thành viên
4 Tháng tư 2017
87
38
26
20
Hà Nội
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
(Ca dao)

Từng chữ, từng từ trong mỗi câu thơ cho ta thấy công ơn lớn lao của cha mẹ, người đã sinh ra ta, không quản ngại khó khăn vất vả nuôi ta khôn lớn. Công lao bằng trời bằng bể này của cha mẹ, những người con không bao giờ được quên mà phải ghi nhớ suốt đời, đồng thời phải chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ. Đây chính là trách nhiệm mà mỗi người con đều phải ghi nhớ.



“Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng”, đúng như lời bài hát, từ khi còn nằm trong bụng mẹ mình, mỗi người con đã nhận được sự chăm sóc của cha và tình yêu thương của mẹ, và rồi khi sinh ra, những người con lớn lên bằng dòng sữa mẹ ngọt ngào, đi vào giấc ngủ say nồng bằng những lời ru êm ái của mẹ. Cha mẹ trông mong con mình từng ngày để đến “ba tháng biết lẫy”, “bảy tháng biết bò”; rồi đến “chín tháng lò dò biết đi”, những bước đi đầu đời còn chập chững, con ngã con khóc, cha mẹ lại dỗ dành vỗ về con. Rồi đến lúc con bập bẹ tập nói cả nhà cũng như đang tập nói theo con. Thời gian trôi nhanh lắm, những người con cứ dần dần lớn lên rồi đi học đồng nghĩa với việc cha mẹ lại vất vả hơn, chăm lo cho con từ việc ăn mặc đến học hành. Dù lúc nào đi nữa cha mẹ cũng yêu thương, chăm lo con cái hết mực. Không có cha mẹ nào là không yêu thương con mình cả.

Công lao của cha mẹ có thể sánh được với trời và biển, như thiên nhiên bao la rộng lớn. Chính vì vậy con cái cần có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cha mẹ của mình.

“Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta
Nên người con phải xót xa
Đền đáp nghĩa nặng như là trời cao
Đội ơn chín chữ cù lao
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa”
(Ca dao)

Khi còn nhỏ, ta chưa đủ sức để giúp đỡ bố mẹ làm việc nhưng phải chăm ngoan, nghe lời cha mẹ, cố gắng siêng năng đạt thành tích cao trong học tập, như vậy dù chưa làm được việc gì giúp cho cha mẹ đỡ vất vả, nhọc nhằn nhưng như cũng đủ làm cho cha mẹ vui lòng. Không có đứa trẻ nào là không ham chơi, bỏ quên lời dặn của cha mẹ nhưng khi phạm lỗi rồi hãy biết nhận lỗi và sửa sai. Đây chính là lời xin lỗi gửi đến cha mẹ mình. Con cái ngày càng lớn lên, trưởng thành bao nhiêu thì cha mẹ ngày càng già yếu bấy nhiêu. Đây mới chính là thời gian mà mỗi người cha người mẹ cần đến sự báo đáp của con cái nhất. Sự báo đáp ở đây không phải là người con chỉ cần kiếm ra thật nhiều tiền để cho cha mẹ mình sống một cuộc sống sung sướng.
Mà mỗi người con cần là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cha mẹ mình khi về nhà. Ông cha ta có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” là như vậy. Cha mẹ chúng ta khi về già thường cảm thấy rất cô đơn vì con cái đều bận rộn với công việc riêng của mình, không có nhiều thời gian dành cho cha mẹ. Nên để trở thành một chỗ dựa tốt cho cha mẹ mình, thì bên cạnh việc chăm lo đầy đủ về vật chất để cha mẹ không phải sống một cuộc sống cực khổ, những người con cần dành thời gian “chăm sóc” cuộc sống tinh thần cho cha mẹ mình hơn, từ việc thu xếp thời gian để tâm sự, trò chuyện hay đơn giản như từ chối một cuộc hẹn với bạn bè để về ăn bữa cơm gia đình cùng cha mẹ, như vậy cũng làm cho cha mẹ cảm thấy bớt cô đơn hơn. Hay những việc làm có ý nghĩa như vào những ngày lễ của cha của mẹ hoặc một dịp nào đó có ý nghĩa đặc biệt với gia đình thì bạn hãy mua một món quà dành tặng cho cha mẹ mình dù không phải là món quà có giá trị cao về vật chất mà chỉ đơn giản là một bó hoa thôi nhưng cũng có ý nghĩa về tinh thần rất lớn.

Tuy nhiên không phải người con nào cũng làm được như vậy, có những người họ chỉ nghĩ báo đáp công ơn của cha mẹ bằng cách đưa cho cha mẹ thật nhiều tiền, rồi lao vào công việc, vào những cuộc chơi với bạn bè nhưng họ đâu biết rằng điều những người cha người mẹ mong muốn ở con mình không phải như vậy. Dẫu biết rằng, sống ở đời ai cũng phải có sự nghiệp và bạn bè nhưng cũng đừng đam mê quá mà bỏ quên người đã mang ơn sinh thành, nuôi dưỡng ta khôn lớn, những người mà trong cuộc đời ta chỉ có một mà thôi. Thực tiễn cuộc sống cho thấy, nhiều người con cho rằng cha mẹ già là gánh nặng của họ mà không ngần ngại cho đưa cha mẹ mình vào viện dưỡng lão – nơi mà đáng lẽ ra chỉ có những người neo đơn, không nơi nương tựa mới phải ở, vậy mà những người cha, người mẹ có gia đình đấy, có con cái đấy mà vẫn phải vào đây, tuy cuộc sống có ăn, mặc đầy đủ nhưng thiếu thốn về đời sống tinh thần. Và còn rất nhiều những trường hợp ngược đãi cha mẹ khác chỉ về vấn đề tài sản hay những giá trị vật chất tầm thường khác. Đúng như người xưa đã nói:

“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”.

Công ơn của cha mẹ là rất lớn lao mà cho dù có đi hết cả cuộc đời, những người con vẫn không báo đáp nổi. Vì vậy, khi còn có thể hãy đền đáp ơn nghĩa này cho cha mẹ mình từ những việc đơn giản nhất, hãy là chỗ dựa vững chắc nhất cho cha mẹ chúng ta khi về già. Đây chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người con đối với cha mẹ mình.

Theo: Ngọ Thị Quỳnh
 
Top Bottom