Văn [Văn 7] Làm ơn giúp mình...

xX Shiro _ Mayu Xx

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng ba 2017
24
8
16
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

*Làm ơn viết một dàn bài chi tiết hộ mình với ( nếu là bài văn luôn thì càng tốt! )
xX Shiro _ Mayu Xx xin chân thành cảm ơn rất nhiều!!!
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

*Làm ơn viết một dàn bài chi tiết hộ mình với ( nếu là bài văn luôn thì càng tốt! )
xX Shiro _ Mayu Xx xin chân thành cảm ơn rất nhiều!!!
Ok e. Sẽ là dàn ý chi tiết nhé ^^
Mở bài:
- Đạo đức đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người.
- Ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và "Uống nc nhớ nguồn" triết lí nhân văn sâu sa, thể hiện sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình.
Thân bài:
- "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
+ Giải thích: Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó.
+ Khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm.
+ Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay.
=> Lời lối sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người.
- "Uống nước nhớ nguồn"
+ Giải thích: Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “uống nước” và “nhớ nguồn” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những thành quả lao động của người, được sống sung sướng nhờ những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên thì chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó.
+ Khuyên răn ... [tương tự như trên]
+ Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
=> Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự.
Kết bài:
- Giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người sống trên thế giới này.
- Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta.
- Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất
 
  • Like
Reactions: xX Shiro _ Mayu Xx
Top Bottom