Văn [Văn 7] Giải thích hàm ý

binhroywang@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười 2015
250
339
219
22
Hà Tĩnh
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giải thích các hàm ý sau:
a. Thoắt trông nàng đã chào thưa:
'Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?''
b. Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
c. Dễ dàng là thói hồng nha
Càng cay, càng nghiệt, càng oan trái nhiều
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,984
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
giải thích các hàm ý sau:
a. Thoắt trông nàng đã chào thưa:
'Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?''
b. Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
c. Dễ dàng là thói hồng nha
Càng cay, càng nghiệt, càng oan trái nhiều
Hì, dẫu biết rằng e ko cần nữa nhưng đây là nhiệm vụ xử lí bài tồn đọng nên chị vẫn sẽ làm ^^

a/ Giả vờ đon đả, cung kính, thân tình nhưng đằng sau cái ngọt ngào hình thức là hàm chứa tích tụ bao nhiêu cay đắng bên trong. Cho mời gọi chủ động mà Kiều cứ làm như một kẻ vô tình bất ngờ gặp mặt. Tuy trước mặt Kiều, Hoạn Thư là một tên tội phạm sẽ bị trừng trị đáng dời nhưng miệng lưỡi nàng vẫn chào thưa, vẫn "trân trọng" gọi đúng cái danh xưng ngày trước vẫn gọi (tiểu thư).

b/ Chỉ nội bốn câu thơ mà đã có đến hai thành ngữ dân gian : "kẻ cắp bà già", một lặp ý "quỷ quái, tinh ma", một đối lập giữa "mưu sâu" với "nghĩa sâu"... nghĩa là toàn ngôn ngữ đời thường mang tính chất văn xuôi (phá vỡ mọi ước lệ, công thức của văn chương bác học) nhằm bóc trần ý định, rạch ròi, dứt khoát, không do dự, quanh co giấu giếm cùng với cách dùng từ, giọng nói của nhân vật vừa nói với người (Thúc Sinh) vừa như tự nói với mình về cơn sấm sét do nắng hạn lâu ngày, nó phải bùng lên đầy phẫn nộ.

c/ Hai câu thơ nói bằng chất giọng răn đe, ít mang tính chất cá thể, cá nhân như mấy câu trước đó. Bởi lẽ Kiều tuy là nạn nhân nhưng đang ở vào vị trí cao hơn vị thế nạn nhân, nàng là một quan toà, đại diện cho công lí. Tuy là tiếng nói của công lí, nhưng từ một người bị oan ức, bị đè nén nói ra, nó vẫn có một giọng điệu riêng, ở đó có sự pha trộn công tư không dễ dàng tách bạch. Tính cụ thể của nghệ thuật, ở đây là nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du cần hiểu trong văn cảnh ấy, trong quan hộ ấy mà nó không thể trừu tượng, chung chung. Gây hận thì sẽ chuốc thù. Nhưng "gây hận" theo kiểu Hoạn Thư thì xưa nay chưa có ("Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan !"). Phải tối tăm tâm địa đến mức nào, phải tàn ác đến mức nào, người ta mới có thể đoạ đày con người đến thế. Kẻ "ra tay" ấy vẻ giới tính lại là đàn bà. Ý nghĩa điển hình cho tội ác của Hoạn Thư là ở cả trên hai phương diện ấy. Sự trừng phạt của Thuý Kiều theo quy luật "Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều" là hợp lô gích, được nhân tâm và lẽ phải dồng tình.
 
Top Bottom