[Văn 7] Giải thích câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

B

babje_l

Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:


“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.


Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.
 
  • Like
Reactions: my nguyen
T

tvxqfighting

Luận điểm chính: đề bài
Luận điểm(phụ) 1: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
Luận điểm 2(phụ): Làm rõ cơ sở_tính đúng đắn của lời khuyên_bài học đó(có thể đưa ra vài d/c)
Luận điểm 3(phụ):phương hướng vận dụng
_______________________________________________________________________________
 
T

tuanvy0808

Trong cuộc sống hang ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người, khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ, khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nghĩ đến câu tục ngữ:
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?
Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.

Bất kì câu tục ngữ nào cũng là sự đúc kết những kinh nghiệm sống quí báu của biết bao thế hệ con người. Tổ tiên ta cũng đã trải qua bao thất vọng, vấp váp mới rút ra được chân lí “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi đánh giá một sự vật ta phải coi trọng chất lượng của nó. Có khi người ta chỉ trọng đến cái lớp sơn bong nhoáng bên ngoài của một cái tủ mà mua về rồi không dung được nữa vì chất gỗ bên trong là một thứ gỗ mục rữa, sâu mọt. Một sản phẩm có mẫu mã tốtm có trang trí đẹp đến bao nhiêu mà chất lượng không tốt, không bền thì cũng không hữu dụng. Chỉ có chất lượng tốt càng được nhiều người ưa thích, càng bán dắt giá. Đó là cách đánh giá, cách nhìn chung về giá trị của một đồ vật. Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Có người bản chất xấu xa nhưng khéo lừa bịp bằng cái vỏ hào nhoáng, bảnh bao bên ngoài. Một kẻ bất tài thường đội lốt người hiểu biết. Một người độc ác thường nói lời đạo đức. Một khuôn mặt xinh đẹp nhưng chưa hẳn là đẹp hoàn toàn nếu có một tâm hồn không đẹp. Chúng ta phải thật sự tỉnh táo, thận trọng đối với những con người đó. Khi cần chọn lựa, ta hãy chọn lấy cái bản chất làm căn bản, hãy vứt bỏ cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ lành lặn mà bên trong mục rỗng, vô vị. Một con người có đạo đức, tài năng thì dẫu ăn mặc tầm thường nhưng vẫn được kính trọng, nể nang. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó. Chùng ta phải hiểu biết rằng cái chân giá trị của con người chính là đạo đức, tài nặng, trí tuệ.
Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.
Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới
 
L

l0n3ly_canby

mình lấy được khi search google đó~:Dmong nó sẽ giúp ích cho bơ:

Gỗ là bản chất là nội dung , nước sơn là hình thức . Tốt gỗ hơn tốt nước sơn là ý nói tốt bản chất tốt nội dung hơn tốt hình thức .Trong xã hội đôi lúc bản chất xấu nội dung xấu nhưng để đánh lừa thiên hạ dùng hình thức tốt đẹp để che dấu cái xấu bên trong , vì vậy có câu nói đó để đề cao bản chất nội dung tốt bao giờ cũng tốt hơn cái hình thức bên ngoài .

Gỗ tốt thì tồn tại lâu dài, sơn tốt mà gỗ bị mục nát thì chẳng ích gì . Gỗ tốt mà sơn bị tróc đi thì sơn lớp khác, còn gỗ bị hư mục nát thì đâu còn gì để sơn đâu . Ý nói là đừng đánh giá bề ngoài . Mặc dù bề ngoài rất là đơn sơ nhưng trong lòng rất giàu lòng bác ái và tốt bụng . Đó là theo tui nghĩ như vậy . Các bạn bổ túc thêm .

2 đoạn này mình lấy ở 2 web khác nhau..bơ coi thử nha!:)

 
  • Like
Reactions: khánh linh kookie
C

congchuathuytinh142

Một bài văn khó có ai làm được

Giải thích câu tục ngữ:"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

=> Cho mình cái dàn bài cũng được

------------------------------------Cảm tạ bằng 1 cái thanks----------------------------------------------
 
Last edited by a moderator:
D

dbsk_2211

mấy anh chị làm giúp em cái dàn bài về giải thích câu tục ngữ tốt gỗ hơn tốt nước sơn vs
 
D

dinhgiabao12

Em hãy viết 1 đoạn văn giải thích và phân tích câu tục ngữ:
"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

Gỗ mình mua gỗ tốt thì sẽ gỗ xài lâu bềnh và không dể bị hư hỏng.Gỗ không tốt thì xài không lâu mà không chất và bị hư.Mong các bạn nếu tui sai thì nói nhé và hải chỉ tui nhé
 
Last edited by a moderator:
N

nhat_cute_20

Dàn bài :
1)MB
Những phương diện làm nên gia trị của con người là phẩm chất và hình thức và để đề cao giá trị phẩm chất ông cha ta có câu "..."
2)TB
a)Giải thích
- Gỗ là chất liệu làm nên đồ vật, gỗ tốt thì đồ vật sẽ tốt
- Nói rộng ra gỗ là hàm ý chỉ phẩm chất con người
- Nước sơn phủ lên bề mặt đồ vật tuy đẹp nhưng lại chỉ vẻ bề ngoài của con người
->Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nghĩa là nước sơn đẹp nhưng gỗ ko tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng, một đồ vật được coi là có giá trị thì gỗ phải tốt phải bền chứ ko chỉ có nước sơn đẹp. Con người cũng vậy cái nết cái phẩm chất quyết định giá trị của nhân cách chứ ko phải cái đẹp cái mẽ ở bên
\Rightarrow Câu tục ngữ đề cao cái chất lượng bên trong nên coi trọng cái thực chất bên trong chứ đừng bị loá mắt bởi vẻ hào nhoáng bên ngoài. Chúng ta nên sống bằng thực chất của mình, đừng sống bằng vẻ giả tạo hời hợt ở bên ngoài
b)Tại sao lại nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn ?
Tự nói nhé:D
c)Hiểu được câu tục ngữ thì em phải làm gì?
- Phải chăm chỉ học tập tu dưỡng đạo đức để trở thành người có tri thức, ko nên mải miết chạy theo cái hình thức bên ngoài
- Khi đánh giá nhìn nhận một ai đó ta nên xem xét kĩ lưỡng, ko thể nhìn bề ngoài mà vội vàng phán xét bởi đôi khi hình thức làm người ta loáng mắt mà quên mắt nội dung
3)KB
- Câu tục ngữ cho ta thấy hình thức và nội dung có mối quan hệ khăng khít vs nhau, nội dung quyết định hình thức và hình thức biểu diễn cho nội dung có tác dụng góp phần nâng cao nội dung. Ngoài ra câu tục ngữ còn thể hiện một quan niệm sống đẹp chú ý rèn luyện tu dưỡng đạo đức trí tuệ và tài năng những yếu tố thực chất của con người
:khi (65):
:khi (12):
 
M

meotrang837

Đánh giá về một đồ vật là một việc không dễ dàng, đánh giá cho được một con người là điều còn khó khăn hơn. Cha ông ta đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc nhìn nhận này mà có lẽ chúng ta rất cần phải học hỏi. Kinh nghiệm đó chú trọng đến hai mặt: nội dung và hình thức. Hãy xem câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, chúng ta sẽ hiểu được nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong thời đại của chúng ta hiện nay, câu tục ngữ này vẫn còn nguyên giá trị. Muốn biết câu tục ngữ đúng hay sai, trước hết chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của nó. Hiểu theo nghĩa đen, ở đây, gỗ là chất liệu bên trong để làm nên đồ vật, nước sơn là hình thức bên ngoài, góp phần làm cho đồ vật làm bằng gỗ thêm bền, thêm đẹp. Theo quan điểm của người xưa, gỗ là yếu tố quyết định giá trị của đồ vật hơn là nước sơn. Mặt khác, hiểu theo nghĩa bóng, gỗ ở đây có thể xem như là nội dung, còn nước sơn là hình thức bên ngoài. Tương ứng với nét nghĩa trên thì nội dung là khía cạnh quan trọng và quyết định hình thức. Vậy, ta phải hiểu thế nào là đúng về ý nghĩa của câu tục ngữ mà cha ông ta đã chắt chiu để lại? Rõ ràng, với đồ vật bằng gỗ, gỗ là chất liệu để tạo thành. Nếu gỗ tốt, chắc chắn đồ vật ấy sẽ bền. Còn nếu gỗ xấu, đồ vật sẽ chóng hư hỏng. Nước sơn chỉ là lớp phủ bên ngoài để trang trí cho đồ vật. Nước sơn có tốt mấy nhưng nếu cái cốt bên trong là gỗ bị mục thì sơn ấy cũng không thể cứu được sự vỡ nát của đồ vật. Chúng ta ai cũng đã một lần nhìn ngắm chiếc tủ thờ bằng gỗ tốt, chỉ cần đánh một lớp vec-ni nhưng tồn tại rất nhiều năm, hoặc được ngả lưng trên một bộ phản lim láng bóng thì không còn sung sướng nào bằng. Đó là những đồ vật thật sự tốt, bởi chất liệu làm nên nó là gỗ tốt. Thế nhưng ngày nay có những bộ bàn ghế, những chiếc giường, chiếc tủ tuy bên ngoài sơn hoặc bọc mica hào nhoáng nhưng dùng chẳng bao lâu thì đã hỏng. Lúc bấy giờ, lớp sơn hoặc lớp mica hoàn toàn chỉ là lớp vỏ vô dụng. Nói về đồ vật thì vậy, còn với con người thì sao? Chúng ta dễ dàng nhận thấy, trong xã hội có nhiều loại người, nhiều tầng lớp, nhưng đánh giá đồ vật thì còn có quy luật, còn đánh giá con người quả là việc làm khó. Nhìn chung, có lẽ nên căn cứ vào tư cách và phẩm chất đạo đức, vào năng lực làm việc để nhìn nhận con người. Đó là nội dung. Còn hình thức là vẻ đẹp biểu hiện qua cử chỉ, ngôn ngữ, cách ăn mặc… Một người có thể ăn mặc chải chuốt, chưng diện, nhưng tư cách xấu, trình độ văn hóa thấp kém thì không thể xem là người toàn diện. Vì vậy, không nên căn cứ vào hình thức bên ngoài để nhận xét con người. Câu tục ngữ mang ý nghĩa đúng đắn, trong đó cha ông ta đề cao giá trị của nội dung, coi trọng cái chất bên trong hơn cái vỏ bên ngoài. Chẳng phải cũng đã có một câu tục ngữ tương tự: Cái nết đánh chết cái đẹp đó hay sao? Vậy, mở rộng vấn đề từ ý tưởng của câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, ta hiểu: muốn đánh giá cho chính xác một con người, chúng ta cần căn cứ vào năng lực làm việc, vào tư cách, vào đạo đức của người đó. Ngoài ra, còn cần phải căn cứ vào mối quan hệ tốt đẹp của người đó với mọi người xung quanh… Tuy nhiên, coi trọng nội dung chúng ta không nên coi nhẹ hình thức. Bởi lẽ hình thức cũng góp phần không nhỏ trong công việc hoàn chỉnh một đồ vật hay một con người. Chính cha ông đã từng nhận định: Cái răng cái tóc là gốc con người, nhìn con người qua hình thức phần nào cũng sẽ hiểu được nội dung của họ. Nói cách khác, hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung: đồ vật tốt, hình thức đẹp thì được ưa chuộng hơn; một người vừa giỏi giang vừa xinh đẹp và lịch sử sẽ được quý mến và trân trọng hơn. Tóm lại, cần xác định mối quan hệ tác động giữa nội dung và hình thức. Chúng bổ sung và hoàn chỉnh lẫn nhau. Bác Hồ khi bàn về tiêu chuẩn đánh giá cán bộ đã nói: Có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Đó cũng chính là quan hệ của nội dung và hình thức, về các mặt đối lập để hoàn thiện một con người. Đứng ở vị trí của thời đại mới, chúng ta vẫn xác định tính đúng đắn của câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Là học sinh, chúng ta xem đây là bài học quý giá cho chúng ta trong việc nhìn nhận và đánh giá con người. Biết nhận xét chính xác về người khác, cũng có nghĩa là chúng ta sẽ có định hướng tốt trong việc tự rèn luyên mình. Xin cám ơn cha ông xưa để lại cho con cháu đời nay nhiều lời khuyên bổ ích.
 
Top Bottom