K
kissme_18
Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu,nhận thức,tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới.Tri thức rất cần thiết đối với con người.Muốn có tri thức thì phải học hỏi.Học trong sách vở,học từ thực tế cuộc sống.Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn,tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ,động viên con cháu : “Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”.
Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ,lạc hậu.Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh,ranh giới của cộng đồng làng xã.Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng.Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi.Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy,trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ,lạc hậu,vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết.”Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”.Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”.Đây là hình ảnh cụ thể,gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người.Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời,bởi trên khắp các nẻo đường đất nước,nơi nào cũng có vô vàn những điều hay,điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu,ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên : “Làm trai cho đáng nên trai-Phú Xuân cũng trải,Đồng Nai cũng từng”;”Làm trai đi đó đi đây-Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng,cần thiết và đáng khuyến khích.
Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn,đạt hiệu quả cao hơn,giúp ích cho gia đình,xã hội được nhiều hơn.Hiểu biết càng nhiều,con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay,việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách.Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu,muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới,chúng ta chỉ có một con đường là học : “Học,học nữa,học mãi” như lời Lenin đã dạy.Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay,lẽ phải,những điều thiết thực,bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước.Không nên học theo điều dở,điều xấu,có hại đến bản thân,gia đình và xã hội.
Hiện nay,việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa.Ai cũng có quyền tự do đi lạ,học hành,kể cả ra nước ngoài.Học hỏi bằng con đường tham quan,du lịch;học hỏi bằng con đường du học…Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm,những kiến thức khoa học mới mẻ,tiên tiến của nhân loại,nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một,ngày hai mà là chuyện của cả đời người.”Học ở trường,học trong sách vở,học lẫn nhau và học ở cuộc sống”.Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người.Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao.Có tri thức,chúng ta mới làm chủ được bản thân,mới đóng góp hữu ích cho gia đình,xã hội.”Học vấn làm đẹp con người”-đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta.Câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng,học một sàng khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa;đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.
--------------------------------------------------------------------------------
nguyenthocongminh29-08-2011, 23:12
Con người luôn luôn có nhu cầu khách quan là phải giải thích và cải tạo thế giới, điều đó bắt buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình, làm cho các sự vật vận động, biến đổi qua đó bộc lộ các thuộc tính, những mối liên hệ bên trong. Các thuộc tính và mối liên hệ đó được con người ghi nhận chuyển thành những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất các quy luật phát triển của thế giới. Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu cần đo đạc diện tích, đo sức chứa của các bình mà toán học ra đời và phát triển... Suy cho đến cùng không có một lĩnh vực nào lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ hướng dẫn thực tiễn.
Mặt khác, nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới. Chẳng hạn, từ công việc điều hành, tổ chức nền sản xuất... mà đòi hỏi các môn khoa học quản lý ra đời và phát triển.
Hơn nữa, nhận thức ra đời và không ngừng hoàn thiện trước hết không phải vì bản thân nhận thức mà là vì thực tiễn, nhằm giải đáp các vấn đề thực tiễn đặt ra và để chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn. Chẳng hạn, các môn khoa học quản lý ra đời nhằm giúp các nhà quản lý tìm ra các biện pháp nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, thực tiễn vừa là cơ sở, động lực vừa là mục đích của nhận thức. Không những thế thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả nhận thức, kiểm tra chân lý. Bởi vì nhận thức thường diễn ra trong cả quá trình bao gồm các hình thức trực tiếp và gián tiếp, điều đó không thể tránh khỏi tình trạng là kết quả nhận thức không phản ánh đầy đủ các thuộc tính của sự vật. Mặt khác, trong quá trình hình thành kết quả nhận thức thì các sự vật cần nhận thức không đứng yên mà nằm trong quá trình vận động không ngừng. Trong quá trình đó, nhiều thuộc tính, nhiều mối quan hệ mới đã bộc lộ mà nhận thức chưa kịp phản ánh. Để phát hiện mức độ chính xác, đầy đủ của kết quả nhận thức phải dựa vào thực tiễn. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn. Qua thực tiễn để bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện kết quả nhận thức. C. Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.
Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ,lạc hậu.Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh,ranh giới của cộng đồng làng xã.Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng.Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi.Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy,trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ,lạc hậu,vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết.”Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”.Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”.Đây là hình ảnh cụ thể,gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người.Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời,bởi trên khắp các nẻo đường đất nước,nơi nào cũng có vô vàn những điều hay,điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu,ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên : “Làm trai cho đáng nên trai-Phú Xuân cũng trải,Đồng Nai cũng từng”;”Làm trai đi đó đi đây-Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng,cần thiết và đáng khuyến khích.
Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn,đạt hiệu quả cao hơn,giúp ích cho gia đình,xã hội được nhiều hơn.Hiểu biết càng nhiều,con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay,việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách.Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu,muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới,chúng ta chỉ có một con đường là học : “Học,học nữa,học mãi” như lời Lenin đã dạy.Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay,lẽ phải,những điều thiết thực,bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước.Không nên học theo điều dở,điều xấu,có hại đến bản thân,gia đình và xã hội.
Hiện nay,việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa.Ai cũng có quyền tự do đi lạ,học hành,kể cả ra nước ngoài.Học hỏi bằng con đường tham quan,du lịch;học hỏi bằng con đường du học…Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm,những kiến thức khoa học mới mẻ,tiên tiến của nhân loại,nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một,ngày hai mà là chuyện của cả đời người.”Học ở trường,học trong sách vở,học lẫn nhau và học ở cuộc sống”.Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người.Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao.Có tri thức,chúng ta mới làm chủ được bản thân,mới đóng góp hữu ích cho gia đình,xã hội.”Học vấn làm đẹp con người”-đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta.Câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng,học một sàng khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa;đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.
--------------------------------------------------------------------------------
nguyenthocongminh29-08-2011, 23:12
Con người luôn luôn có nhu cầu khách quan là phải giải thích và cải tạo thế giới, điều đó bắt buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình, làm cho các sự vật vận động, biến đổi qua đó bộc lộ các thuộc tính, những mối liên hệ bên trong. Các thuộc tính và mối liên hệ đó được con người ghi nhận chuyển thành những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất các quy luật phát triển của thế giới. Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu cần đo đạc diện tích, đo sức chứa của các bình mà toán học ra đời và phát triển... Suy cho đến cùng không có một lĩnh vực nào lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ hướng dẫn thực tiễn.
Mặt khác, nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới. Chẳng hạn, từ công việc điều hành, tổ chức nền sản xuất... mà đòi hỏi các môn khoa học quản lý ra đời và phát triển.
Hơn nữa, nhận thức ra đời và không ngừng hoàn thiện trước hết không phải vì bản thân nhận thức mà là vì thực tiễn, nhằm giải đáp các vấn đề thực tiễn đặt ra và để chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn. Chẳng hạn, các môn khoa học quản lý ra đời nhằm giúp các nhà quản lý tìm ra các biện pháp nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, thực tiễn vừa là cơ sở, động lực vừa là mục đích của nhận thức. Không những thế thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả nhận thức, kiểm tra chân lý. Bởi vì nhận thức thường diễn ra trong cả quá trình bao gồm các hình thức trực tiếp và gián tiếp, điều đó không thể tránh khỏi tình trạng là kết quả nhận thức không phản ánh đầy đủ các thuộc tính của sự vật. Mặt khác, trong quá trình hình thành kết quả nhận thức thì các sự vật cần nhận thức không đứng yên mà nằm trong quá trình vận động không ngừng. Trong quá trình đó, nhiều thuộc tính, nhiều mối quan hệ mới đã bộc lộ mà nhận thức chưa kịp phản ánh. Để phát hiện mức độ chính xác, đầy đủ của kết quả nhận thức phải dựa vào thực tiễn. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn. Qua thực tiễn để bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện kết quả nhận thức. C. Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.