Văn [Văn 7] Giải thích câu tục ngữ:" Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

  • Thread starter grasshopper_lovely
  • Ngày gửi
  • Replies 78
  • Views 685,750

Status
Không mở trả lời sau này.
G

grasshopper_lovely

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào các bạn, mình tên là Châu. Sắp tới mình sẽ viết bài văn nhưng mình không biết làm như thế nào. Hôm nay, mình lên diễn đàn để hỏi các bạn cách làm bài tập làm văn.
Đây là đề bài:
Nhân dân ta có câu tục ngữ: " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn ". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Mong các bạn đóng góp nhiều ý kiến giúp đõ mình. Mình xin chân thành cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:
B

boy8xkute

cha` lớp 7 hả bài này anh từng làm rùi
em cứ lên google tìm tư liệu.

b1
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

b2:

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.

b3:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống

anh tìm cho rùi đấy. mở bài và kết bài em tự làm . còn thân bài thì lấy trong mấy bài này ra.
quan trọng là em định hướng cách làm của mình ra sao thôi. từ đó rút ý thừ bài tham khảo ra rùi làm
 
H

hiemcokhotim_love

Dàn bài chi tiết nhé:
_MB: Tinh thần hiếu học là truyền thống lâu đời đáng tự hào của người Việt Nam ta. Nhưng học ở đâu, học cái j lại là 1 vấn đề khác. K phải chỷ học ở sách vở mới là giỏi, k phải chỷ học rộng bjk nhiều là tốt mà hơn hết là phải tích luỹ kiến thức và vốn sống trong cả đời sống thực tế để có hành trang vững chắc bước vào đời. Vì thế mà ông cha ta đã dạy: " Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn "
_TB: ( nên chia thành nhìu đoạn nhỏ )
+ Đoạn 1: Giải thjx câu tục ngữ:
+) đàng : nghĩa là đường
+) sàng khôn: thể hiện sự hiểu bjk nhiều và rộng rãi
--> Ý nghĩa (nội dung khái quát ) của câu tục ngữ : K phải chỷ học trong sách vở là giỏi, cần phải đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, tầm hỉu bjk và vốn sống, tích luỹ kiến thức trong cả đời sống thực tế để chuẩn bị hành trang bước vào đời, trở thành 1 con người trưởng thành
+ Đoạn 2: Bắt đầu phân tích và đưa dẫn chứng nhé ( các luận điểm phụ bạn phải tự chia thành các đoạn nhỏ nữa nha )
+) Ở đời sống thực tế, con người có thể học hỏi đc rất nhìu điều: mở rộng những kiến thức mà sách vở k có, có thêm những kinh nghiệm sống, đc tiếp xúc, trải nghiệm, bjk thêm về kiến thức trong đời sống thực tế.....
+) Doanh nhân giỏi đâu phải học 1 khoá học cấp cao mà thành tài? Đòi hỏi ở họ k chỉ là sự phấn đấu, nỗ lực mà chính là tinh thần học hỏi, tìm tòi ở đời sống thực tế. Sách vở đâu có dạy họ đầu tư vào đâu là đúng? Thầy cô giỏi đau có thể dạy họ phải thương lượng vs khách hàng ntnèo? Đó chính là tác dụng của việc học hỏi ở đời sống thực tế, xã hội. Nếu k chịu khó tỳm tòi, ra ngoài học hỏi, họ sẽ k có kinh nghiệm và kỹ năng để kinh doanh
+) Con người k chỷ cần có kiến thức uyên bác mà còn phải bjk giao tiếp. Đời sống xã hội rèn cho họ kỹ năng giao tiếp, nói năng, diễn đạt....( tác động rất tốt tới việc cảm thụ văn và trình bày )
+) Niu-tơn xưa phát minh ra tàu điện - 1 phát minh thiên tài đc đời sau công nhận và sử dụng. Chuyện kể rằng Niu-tơn gặp 1 bà lão phải đi bộ hàng trăm km để tới TP mà Niu-tơn sinh sống. Và khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà k vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả - quả là rất tiện lợi. Nhưng ngày đó nhà bác học thiên tài ấy mà chỷ tối ngày trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm thỳ liệu ông có thể có đc phát minh giá trị ấy k? Niu-tơn ra đường tiếp xúc vs đời sống thực tế, những con người trong 1 xã hội, 1 cộng đồng lại phát minh ra cả 1 điều thần kỳ. Chẳng phải đó là ý nghĩa rất lớn lao của việc" Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" sao?
+) Nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương...chẳng phải ra đời sống thực tế mới viết đc nãưng tác phẩm rất hay và chân thực sao? Đâu phải sách vở "biến" họ thành những nhà văn nổi tiếng, kỳ tài? Tiếp xúc vs xã hội đời thường đã cho họ có ngày hôm nay.
........... ( Bạn phân tích kỹ hơn và thêm dẫn chứng nhé! )
_KB: Hãy phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta. Và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quí báu mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta. Và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tỳm tòi kho tàng ấy thôi. Câu tục ngữ' " đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" đã làm giàu thêm cho kho tàng "túi khôn" của nhân loại. Và cũng là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn đc lưu truyền mãi
 
M

minhtu1997

Hình như bạn hơi nhầm qua chứng minh rồi bạn hiemcokhotim_love ạ. Bạn đưa ra dẫn chứng nhiều quá trong khi giải thích là phải lí lẽ nhiều hơn dẫn chứng cơ. vả lại mình nhớ người phát minh ra tàu điện là Ê-đi-xơn chứ đâu phải là Niu-ton?
 
Last edited by a moderator:
M

meobeo222

Hãy giải thích câu tục ngũ : học nữa, học mãi..........
Đây cũng là để 5 viết bài văn số 6 SGK ngữ văn lớp 7
 
Q

qunhlinh1997

Hãy giải thích câu tục ngũ : học nữa, học mãi..........
Đây cũng là để 5 viết bài văn số 6 SGK ngữ văn lớp 7
Với câu "Học, học nữa, học mãi", Ban có thể phát triển bài theo dàn ý như thế này:
Mở bài:
Tùy ý thích của bạn mà làm theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Có thể ban nói sơ vài câu về việc tầm quan trọng của việc học, nhất là trong thời đại tiên tiến như bây giờ. Rồi ban dẫn ra câu "Học, học nữa, học mãi". Câu chuyển ý thì phải nêu ra được là bạn sẽ "giải thích" ý nghĩa của câu nói trên

Thân bài
- Giải thích các khái niệm:
"Học" : không chỉ là học từ trường lớp, thầy cô mà còn là học từ bạn bè, sách vở, từ kinh nghiệm của những người đi trước, học từ cuộc sống vvv...
" Học nữa": Đã học 1 thì học tiếp để biết 2, biết hiện tượng rồi thì học nữa để biết nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng đó, rồi học nữa để biết hiện tượng đó sẽ dẫn đến cái gì vv...
" Học mãi": học vấn không phân biệt tuổi tác, Già đến bao nhiêu tuổi vẫn có thể học.
- Giải thích ý nghĩa của cả câu nói
" Vì sao lại phải "học, học nữa, học mãi": học để mở rộng hiểu biết, để ứng dụng trong cuộc sống vv...
Kết luận: Tóm lược lại những gì em đã giải thích trong phần thân bài, có thể rút ra một chiêm nghiệm nào đó cho sự học của bản thân
chú ý: Với nghị luận giải thích, bạn đừng khẳng định ý nghĩa của câu nói này là đúng hay sai, nhe! Làm vậy là lạc đề qua bình luận rồi đó
Từ ngàn xưa, người xưa đã nhận thức sự cần thiết, lợi ích của việc học, đúc kết kinh nghiệm sống, còn lưu truyền mãi trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam qua ca dao tục ngữ, châm ngôn ...mà "Học, học nữa, học mãi..." là một ví dụ điển hình...
Học là gì? ai trả lời được? học là tìm hiểu, nghiên cứu để mở mang kiến thức, nhận thức tính đúng sai của sự việc...
Tại sao phải học nữa? vì kiên thức là vô hạn, là không bờ bến, học cái này chưa xong, có cái khác chờ học...
Tại sao phải học mãi? vì kiến thức được các nhà khoa học, chuyên môn cập nhật mãi, tìm ra cái hay, cái mới mãi...nên ta học mãi...
-học: việc đàu tiên của con người là phải học, học để làm gì,cần học nhũng gì..
-học nữa:bạn học bấy nhiêu chưa đủ bởi vì điều bạn biết rất là nhỏ bé trong xã hội này, bạnu cần phải hoc nữa, học nhiều hơn nũa để đi kịp với thời đại bây giờ,...(bạn hãy đưa ra ý kiến riêng của mình)
học mãi: kiến thức không có trọng lượng, không co giới hạn và rất thú vị , bổ ích, nó chỉ đến vơi ai muón tìm đến nó, vậy chúng ta không nên ngừng học hỏi(bạn có thể khai thác ý kiến về câu nói sau:"bạn chỉ la giot nc bé nhỏ trong đại dương thăm thẳm, và nếu chúng tỏ mình bạn hãy là 1 cốc nc, roi sau đo là 1 thùng , ao, .
cuối cùng bạn nêu phương pháp học tập...Học , học nữa , học mãi" là học ko ngừng nghỉ, kiến thức ko có giới hạn, cần chúng ta khám fá nó! Khám fà để chinh fục cái nhìn của mọi ng` về mình! Khám fá để hòa nhập zới cuộc sống hiện đại . Ta lun lun cần học vì cuộc sống ngày càng tiến bộ, ta fải học để theo kịp thời đại, fải học để mang lại sự văn minh cho bản thân, gia đình, xã hội.
Nói khác, tri thức thì rộng lớn sức học con người thì có hạn, nên học không bao giờ là đủ. Nên nếu có cơ hội thì nên học . Học không có nghĩa là đến trường , đến lớp mà còn học cả ngoài đời.
("Tóm ý trên lại, rút ta bài học riêng, tự hứa bản thân phải cố gắng học, mong sao góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp...)sự nghiệp, tương lai của tất cả đều nằm trong tay chúng ta, những đứa con của đất nước xã hội. Cần phải có trí tuệ, kiến thức rộng ta mới có thể xây dựng được 1 đất nước vững mạnh, giàu có. như vậy, để có được những thành quả đó ta phải làm gì?đó là khám phá, học tập, mở rộng tầm mắt của mình không chỉ trong sách giáo khoa mà phải tìm hiểu trên tất cả những gì mình có thể tìm hiểu. Có thể bạn thật sự giỏi nhưng tại sao bạn không vươn lên hơn lúc này, kiến thức của bạn đang có chỉ là 1 con số bé nhỏ trong khoảng trời bao la, bởi vậy mà Lê-nin đã có câu"Học, học nữa, học mãi" kiến thức không bao giờ cạn chỉ là bạn chưa khám phá hết nó mà thôi. câu nói ngắn gọn mà sâu sắc, mang đầy những hàm ý cao cả đó của Lê-nin đã để lại cho những thế hệ sau này thấm thía về cách học, cách suy nghĩ về ý thức học tập của mình. Đó là câu nói thật sự làm cho bao con người phải suy nghĩ về chính bản thân mình, cách làm việc thật sự có hiệu quả__________________
 
T

thuyhoa17

văn nghị luận 7 khó thật... mình ghét nói quá... nếu có thể ước gì nó biến mất ^^
Mọi cái mới bắt đầu thì đều khó như thế em ạ!
Nhưng mà qua thời gian, em sẽ thấy nó rất hay khi mình hiểu được nó. Văn nghị luận thể hiện rất rõ khả năng làm văn của mỗi học sinh (chị nghĩ thế ^^).
Nên giai đoạn đầu của phần văn nghị luận lớp 7 này, em cứ tập làm quen dần dần, theo những điều đã được học trên lớp, rồi sẽ thấy nó không rắc rối như em nghĩ đâu. :)
 
H

hanhbabi

Ông cha ta có câu tục ngữ" Đi một ngày đàng học một sàng khôn" Là để khuyên dạy chúng ta phải đi nhiều, phải hiểu nhiều hơn có kiến thức rộng rãi.
Câu tục ngữ có 2 nghĩa rõ ràng, đàng ở đây là đường, sàng là không phải dàng thóc mà là trí tuệ.

>> em chú ý viết bài có dấu nhé.
 
Last edited by a moderator:
K

kemdau_tinhyeu3030

Mở bài cho đề " đi một ngày đàng , học một sàng khôn " đây !
Trong cuộc sống , có biết bao điều mới lạ mà ta không biết đến . Trong mỗi chúng ta đều có một chút ít kiến thức nhưng không phải như vậy là đủ . Vì chút ít kiến thức ấy chẳng giúp ta được gì , nó làm cho ta không theo kịp cái xã hội đang càng ngày càng phát triển này . Những kiến thức đơn giản thì có ngay ở xung quanh chúng ta , nhưng còn những kiến thức mới lạ , hấp dẫn khác đang chờ ta khám phá . Chính vì vậy , để có được thêm nhiều kiến thức thì chúng ta cần phải tự mình tìm hiểu , học hỏi . Để răng dạy ta không được quên điều này , ông cha ta ngày xưa đã mang lại cho ta một bài học rất quý giá trong câu tục ngữ " Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " . Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ông cha ta đã để lại bài học quý giá gì trong câu tục ngữ này .
 
C

chipxinh148

Hay quá! Mình cũng đang làm bài này đây.Bạn xem thử cái mở bài của mình nhé!
Sự đời không một ai có thể hiểu hết,biết hết.Dù có một người được mọi người coi là thông minh nhất đi chăng nữa thì kho tàng kiến thức của người ấy vẫn chỉ là một hạt cát lớn hơn những hạt cát khác trong sa mạc mà thôi.Bởi lẽ kiến thức trong xã hội rất bao la và rộng lớn.Vì vậy muốn học được một phần kiến thức đấy con người phải chịu tìm tòi,học hỏi,thu lượm tri thức của cuộc sống để nâng cao,mở rộng tầm hiểu biết của bản thân mình.Và để khuyên dạy con cháu,ông cha ta đã có câu:"Đi một ngày đàng học một sàng khôn."
 
  • Like
Reactions: _<Sa.L.Ly.05>_
N

nobita5b

Mình cũng ko hiểu lắm về câu hỏi của bạn nhưng lam` thử bài văn này mong giúp được bạn ( lạc đề thì thôi nghen )
Hoài Thanh cho rằng công dụng của văn chương là '' giúp cho ta tình cảm và lòng vị tha ''; là '' gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ''; là làm '' cuộc đời phú phiếm và chật hẹp của cá nhân (...) trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm ngìn lần ''; là làm giàu có thế giới tâm hồn của mỗi con người, đánh thức cảm xúc của họ trước những vẻ đẹp ở quanh mình. Khi đọc những câu truyện cổ tích, ta biết được những ước mơ'' thiện thắng ác'', ở hiền gặp lành, giản dị mà cao đẹp của ông cha ta ngày trước. Ta cũng thầm mong cái ác cái xấu ko còn tồn tại trên đời. Khi ta đọc những vần thơ về quê hương đất nước thì ta lại thêm yêu mến thiên nhiên đất nước, con người, dân tộc mình hơn...( cứ thế pt tiếp nhé)
Mong giúp được bạn!:D:D
 
N

nobita5b

Đầu tiên bạn phải xác định " Tình cảm sẳn có " trong mỗi con người là gì. Mỗi người đều có những tình cảm mà đôi khi họ không biết đến sự tồn tại của nó, có thể là tình yêu thương gia đình, tình bạn, tình yêu trai gái, xa hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình người, tình cảm bất chợt đối với một người xa lạ,
Tình cảm này còn đặt trong bối cảnh, thời đại. Đương nhiên trong thời bình thì chúng ta không thể hiểu được 100% tình cảm trong bài Đồng chí, người vợ chờ chồng trong chinh phụ ngâm khúc, đời sống khốn cùng trong Tắt đèn, Chí phèo. Nhưng trong thời bình, chúng ta cảm nhận nó như thế nào? Biết ơn, đồng cảm, và nhìn lại bản thân mình, thương xót và giúp đỡ những người xung quanh.
Bạn ko nói rõ đang học lớp mấy, nên mình không biết nên đưa những tác phẩm nào để dẫn chứng. Nhưng dể văn cho khá rộng, bạn nên dẫn chứng những tác phẩm mà mình thật sự cảm được nó, không cần phải đưa ra những tác phẩm trong nhà trường. Bởi vì chỉ cần tác phẩm đó làm khơi dậy tình cảm trong con người bạn, thì đó là tác phẩm thành công.
đây là đề bài rất hay, mình có một gợi ý là bạn thử chọn những tác phẫm viết thành bài hát, như vậy thì càng dễ đi vào lòng người. Chúc bạn thành công
 
N

nobita5b

Bây h liệu còn kịp ko bạn?Dù cho đã muộn thì mình vẫn phải giúp bạn, lương tâm mjh` ko cho phép bỏ qua câu hỏi cách đây 5 ngày mà ko có 1 câu trả lời thỏa đáng:
Chớ nên làm nghèo ngôn ngữ-Đó là điều ai cũng có thể biết và được nhiều người nói tới. Nhưng trên thực tế, thì việc làm nghèo ngôn ngữ là có thực. Tôi nhớ có một lần lãnh đạo nọ đến thăm một bà cụ trên một trăm tuổi, hẳn là để thấy bà cụ minh mẫn đến bực nào, vị lãnh đạo hỏi: "Cụ ngủ có tốt không?". Bà cụ trả lời: "Ngủ sao lại tốt?". Tôi giật mình vì quả thật, người ta chỉ nói "ngủ ngon", chứ không ai nói "ngủ tốt", nếu có hẳn chỉ dành để chỉ… giấc ngủ nghìn thu. Chữ "tốt" có thể hàm nhiều nghĩa, dùng được cho rất nhiều trường hợp, chữ "ngon" nguyên nghĩa là cảm giác về thức ăn, nhưng quả trường hợp này không thể thay chữ "ngon" bằng chữ "tốt" được, nếu không tối nghĩa hay ngược nghĩa, thì ít ra cũng làm mất cả sức gợi của nó. Lại khi xem truyền hình, tôi tự hỏi, sao những người tường thuật bóng đá thỉnh thoảng lại gọi là “cầu thủ tốt”, trong khi đúng ra phải gọi là "cầu thủ hay", hoặc "cầu thủ giỏi". Tôi nghĩ chắc các vị đã bị “Anh hoá” bởi từ "good-player", vì trong tiếng Anh, chữ "good" hàm cả nghĩa tốt, hay, giỏi. Trong khi đó, trong tiếng Việt, chữ tốt có thể hàm nghĩa rộng nhưng chủ yếu nói đến phạm trù đạo đức (tốt–xấu hay thiện–ác), nhưng sao không gọi là hay, giỏi, cụ thể và gây ít hiểu nhầm hơn, mà lại phong phú hơn không?
Từ nguồn gốc sâu xa của những năm chính trị hoá, hành chính hoá mọi thứ, mà ngôn ngữ tiếng Việt cũng chịu vạ lây và trở thành một thói quen khó bỏ trong cộng đồng, kể cả trong giới trí thức. Không ai phủ nhận chính trị, hành chính chi phối trực tiếp hay gián tiếp đối với mọi hoạt động của xã hội, nhưng xét về mặt ngôn ngữ, những từ thuộc lĩnh vực hành chính hay chính trị cũng như các thuật ngữ khoa học là rất hạn định, không thể giúp con người diễn tả hết những hiện tượng muôn màu của cuộc sống, nhất là những ở lĩnh vực rất tinh tế, trừu tượng, như tư duy, tình cảm con người. Sẽ thật nhàm chán nếu ta sơ đồ hoá các tình huống giao tiếp rồi ở mỗi tình huống ấy chỉ nói những câu, những từ đã định sẵn. Một câu nói dù hay đến đâu, nếu lặp lại lần thứ hai cũng trở thành dở.
Trong đời sống, có những người rất cuốn hút trong giao tiếp nhờ họ vận dụng vốn ngôn ngữ chính trị, ngôn ngữ hành chính, ta có thể bắt gặp rất nhiều cách dùng ngôn ngữ sinh động. Chẳng hạn có lần chúng tôi đi xe khách trên quốc lộ 19, đường rất tốt, xe chạy rất đằm, rất êm và tốc độ khá nhanh, một chị đi buôn buột miệng: “Xa chạy ngọt quá!”. Tôi sững sờ vì có lẽ không có từ nào có thể diễn tả cái hiện tượng ấy, cái cảm giác ấy tốt hơn, gọn hơn. Một lần tôi đến bok Tôn, một cụ già người Ba Na ở huyện Vĩnh Thanh, tỉnh Bình Định. Bok Tôn nói tiếng Việt khá sõi. Bok kể trước năm 1945, bok cùng những người tù chính trị đấu tranh chế độ lao tù hà khắc của thực dân ở nhà lao Quy Nhơn. Bọn cai ngục lạ đàn áp, tra tấn, hỏi vì sao bok đấu tranh. Bok Tôn đáp trả: “Vì ông cai sắt quá!”. "sắt quá", thay vì "hà khắc quá", là một cách nói rất hay, rất gợi cảm giác. Lại một lần tôi thấy một bà cụ ngồi ở một mép chợ quê đang săm soi một cái túi đựng trầu và buột miêng: “Cái túi may khéo quá!”. Nếu bây giờ, người ta hẳn sẽ nói một cách phổ thông hơn: "Cái túi may đẹp quá!". Nhưng trong trường hợp như trên, dùng từ "đẹp" sao bằng từ "khéo"? Chữ "khéo" vừa thể hiện được khái niệm đẹp, lại vừa diễn tả được cảm giác của người xem, và thể hiện bàn tay nào đó tạo ra nó (chứ không phải cái đẹp có sẵn trong tự nhiên, như sông núi, bờ biển). Có rất nhiều ví dụ tương tự trong môi trường ngôn ngữ của xã hội. Những chuyện như trên xảy ra cách nay đến vài chục năm rồi, giờ tôi vẫn còn nhớ như in, là nhờ cái ấn tượng của cách nói mà nó để lại. Một thực tế cho thấy rằng, những người lăn lộn nhiều ngoài xã hội thường có cách dùng câu chữ sinh động hơn nhiều những người chỉ ngồi ở văn phòng hay sống tĩnh tại ở một nơi nào đó. Bởi ngôn ngữ gắn chặt với trải nghiệm, với đời sống, sẽ không bật nảy điều gì mới nếu chỉ quẩn quanh trong một môi trường quen thuộc.
Chớ nên làm nghèo ngôn ngữ – ngôn ngữ của chính mình và ngôn ngữ của xã hội. Nói như vậy, e có người sẽ hỏi tiếng Việt ngày nay nghèo đi so với ngày xưa chăng? Xin nói rằng tôi không khẳng định như vậy, ngược lại, còn cho rằng ngôn ngữ ngày càng biến hoá sinh động hơn. Tuy nhiên, nếu xã hội biết “tiết kiệm”, không phung phí những cái vốn đã có, hẳn tiếng Việt sẽ giàu đẹp hơn nữa, chẳng hạn đừng nên quy đồng những từ như "hay, giỏi, ngon, đẹp, khéo"… thành một từ chung là "tốt" rồi cuối cùng chỉ nhớ mỗi chữ "tốt" mà thôi.
Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử của loài người, chúng ta thấy rất rõ vai trò và tác dụng của ngôn ngữ. Trước hết là lao động, sau đó đồng thời với lao động và ngôn ngữ - đó là hai động lực chủ yếu trong sự phát triển của loài người nguyên thủy. Cùng với sự phát triển của tư duy, của ý thức, ngôn ngữ đã góp phần hoàn thiện con người, phân biệt con người với con vật. Dần dần, loài người xây dựng nên các cộng đồng chung về ngôn ngữ từ thấp lên cao về mặt tổ chức xã hội như thị tộc, bộ lạc, dân tộc.
(Các) nguồn
H2H! Phù trời đất ơi mỏi tay wá trời lun đó ha, yh ko cho vjt tjp ruj` ko thì còn dài nữa ( văn đag tuôn) ^^
Chúc bạn làm bài tốt
3 ngày sau:
Nè sao bạn ko phóng khoáng hơn 1 chứt??
Kiếm 3 điểm đi chứ sao phải ki bo?? Bao công tui viết ko sai chính tả dù chỉ 1 từ..... Hức Hức...huhuhu
 
N

nobita5b

MB:Nêu vấn đề cần nghị luuận<dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp>
TB:giải thích câu nói trên
Nó là sự yêu thương giữa con ngừơi với con người
Nó là sự đồng cảm sẻ chia
Nó là tình yêu quê hương đất nước
Tình mẫu tử ,phụ tử thiêng liêng<tình cảm gia đình>
Mở rộng:tình cảm ấy xuất fát từ con tim của mỗi người nó gắn kết chúng ta lại với nhau ,gắn` kết xã hội lại tạo thành mối đoàn kết gắn bó<có thể đối chiếu tương fản hoặc tương đồng như trên>
KB:Khẳng định lại vấn đề một lần nữa
rút ra ý nhĩa hay bài học gì cho bản thân mình
TỰ LÀM CHO QUEN NHA
 
N

nobita5b

tu xa xua:biet tu hao dan toc ,truyen thong nhan dao qua ang thien co hung van "binh ngo dai cao" cua nguyen trai.yeu canh sac que huong dat nuoc,noi chon rau cat ron,yeu con nguoi.........co nhung rtinh cam ma tu lau tiem an trong minh ma k biet,tu do phat huy tinh cam do
 
N

nobita5b

van chuong la mot thu ma chung ta kho long ma ta het duoc abn co biet tren the gio bao nhieu nha van da cam cay but ma chi co mot so trong nhung nguoi cam cay but moi viet het duoc nhung cam suc ma khien chung ta suc dong ma thoi leu abn muon biet van chuong la mot thu tinh cam nhu the nao thi minh chi co the cho ban biet mot chut it ve tinh cam ma thoi sao ban khong hoi nguoiyeu ban sao em lai yeu anh vay co bao gio ban hoi chua vay va ban sen nguoi yeu ban noi gi hay chi la vi em va anh hop nhau len em thay em se cung anh di suot cuoc doi nay! vi khi chung ta doc nhung dong van chuong chung ta the nhung loi viet ay gay cho chung ta nhung suy nghi ve nhung chuyen cua minh va nhung dieu minh mo mong !co bao gio cac ban nghi ve nhung loi noi cua bac hô sao chung ta van nho nhung loi bacnoi sao cu o trong trai tim chung ta ?'
(Các) nguồn
minh viet nhung dong chu lay co mot so chi tiet con vung ve mong cac ban tham kha?
 
N

nobita5b

Văn chương là tiếng nói của tcảm con ng, nó khơi dậy trong mỗi ng những tcảm sẵn có nhg nó cũng gây cho ta những tcảm ta chưa có. Đó là lòng vị tha, sự đồng cảm, là khát vọng cống hiến, hy sinh...Văn chương nhen nhóm, làm nảy nở và tạo ra những tcảm đó. Lời nhận định: "…” của HT là hoàn toàn đúng đắn. Tphẩm: Bài ca nhà trank bị gió thu phá đã làm rung động những trái tim cộc cằn, khô khan, gây cho ng ta 1 tyêu thg đồng loại và chấp nhận hy sink. Hay bài thơ Bánh trôi nc của HXH, bài thơ Sau phút chia ly của ĐTĐ, k ai có thể chắc chắn rằng mỳnk k thg xót, đồng cảm, vs những ng phụ nữ xã hội pkiến, cũng k ai có thể chắc rằng mỳnk sẽ có 1 tcảm vợ chồk sâu sắc đến vậy. Thành ngữ, tục ngữ cũng đâu chỉ là "túi khôn" của nhân loại, chẳng phải ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu, là tiếng nói tâm tình của ndân VN sao? Csống muôn hình vạn trạng hiện lên qua từng câu ca dao (trích dẫn), đi vào trái tim từng con ng, thắp lên những ánh lửa nhân ái, gắn chặt tyêu thg của ng vs ng. Đó chính là GT thiêng liêng của văn chg. Văn học mang đến cho cs cta nhiều điều nhg tiếp nhận chúng thế nèo, cảm nhận chúng ra sao lại là 1 vấn đề khác. Văn chg gây cho ta nhữg tcảm ta chưa có và cta là nhữg ng phải biến chúng thành những tcảm thật trong cs
Bài học đường đời đầu tiên - yeu thg đồg loại
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom