[văn 7 ]Giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

C

china_98

nghĩa là :Có người trồng cây, thì rồi mới ra quả.
Vậy khi ăn quả nên nhớ đến công ơn kẻ đã trồng cây.
Câu này khuyên ta nên biết ơn những kẻ đã làm lụng khó nhọc cho mình được hưởng
và những người đã có công lao gây dựng cho mình .
 
S

subon

Bn đọc và rút ra kinh nghiệm cho mình nhé:
Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.
 
C

chuot_kon_nak

^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^thank nha
Mà mình coa' kai' nay` mún hỏi na`
Tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên là "Sống chết mặc bay"
Júp giùm nha
Coa' j` minh thanks nửa nha nha^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
 
N

nhox_kenny_ls98

giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Bn đọc và rút ra kinh nghiệm cho mình nhé:
Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.[/QUOTE]
 
N

nunakute7

Ăn quả phải nhớ ơn trồng cây của người trồng cây
cũng như con người thành đạt phải nhớ công ơn người nuôi dạy sinh thành ra mình
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

tôi đã giải hộ bạn oy' đó bên phần làm văn ý qua mà xem nhớ đánh giá nha
 
L

lolem_theki_xxi

:D


Sống chết mặc bay" là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Phạm Duy Tốn. Cũng như tớ , khi đọc bài này, rất nhiều những học sinh khác cũng thắc mắc: Tại sao tác giả lại đặt tên cho tác phẩm của mình như vậy? "Sống chết mặc bay" là một phần của câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", nói về thái độ, sự thờ ơ của một số những người thầy lang, thầy thuốc thời trước. Ở bài này, tác giả đã sử dụng hết sức thành công câu tục ngữ này để đặt nhan đề cho văn bản. Trong bài viết, nhà văn cũng đã kết hợp biện pháp tăng cấp và tương phản một cách rất hài hoà, hợp lí. Ông đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra. Khi có một tiếng kêu động trời vang lên-dấu hiệu của đê vỡ-ngài(cách gọi châm biếm tên quan phủ ý mà!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!;)) vẫn bài nhịp nhàng, vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Sau đó, ngài vừa lập lại trật tự ván bài thì có một người dân ướt sũng, tầm tã, hớt hải, không ra hơi bẩm báo việc đê vỡ. Ngài khi đó trở nên rất bực tức, cơn thịnh nộ đã lên tới đỉnh điểm. Hắn quát tháo ầm ĩ, doạ cách cổ, bỏ tù rồi đổ hết trách nhiệm lên đầu người dân-những con người đang vẫn vả hộ đê. Đê vỡ, nhân dân rơi cảnh thảm sầu, người sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn. Còn tên quan phủ, hắn cười sung sướng cực độ khi ù ván bài to nhất. Đúng là một tên "lòng lang dạ thú", một kẻ "phi nhân tính", một kẻ sống theo thái độ "sống chết mặc bay". Vậy thì nhan đề mà tác giả chọn đã thể hiện rõ nội dung tác phẩm, bộc lộ rõ tính cách của tên quan phủ. Một sự lựa chọn hoàn hảo!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
L

lolem_theki_xxi

Phạm Duy Tốn dùng thủ pháp đối lập, bên ngoài, lũ sắp tràn lên, đe dọa bách tính muôn dân, bên trong, quan phụ mẫu - đại diện cho hạnh phúc, vận mệnh của dân... vẫn đang ngồi trong nhàn nhã, đánh bài, mặc kệ những gì ngoài kia xảy ra. Đúng lúc nước tràn bờ, hàng trăm ngàn con người lâm vào cảnh khốn cùng, thì quan ù ván bài to. Tác giả đã lên tiếng, phê phán những tên quan vô trách nhiệm, ích kỷ và "sống chết mặc bay". Ở đó tác giả thể hiện nỗi đau, niềm chua xót khi dân ko có 1 vị quan anh minh, thương dân...
Sống chết mặc bay (Khẩu ngữ): nói thái độ bỏ mặc một cách hoàn toàn vô trách nhiệm
 
P

pecream.97

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
 
G

gamerpro

Mở bài:
giới thiệu sơ nét về câu này(bất kì người con Việt Nam nào từ lúc còn nhỏ đã được cha ông dạy bảo rằng "uốg nước nhớ nguồn" "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đó là một bài học, một truyền thống lâu đời của dân tộc ta)

Thân bài:
giải thích ý nghỉa của 2 câu này (ăn quả phải nhớ người trồng, uống nước phải nhớ đến nguồi cội ==> nghĩa bóng:khi làm việc gì cũng phải nhớ đến cội nguồn, đến người giúp đỡ mình)
chứng minh: tìm những minh chứng cho câu tục ngữ trên (cuộc kháng chiến của những chiến sĩ, gia đình,thầy cô....)
lật ngược vấn đề ( những kẻ chỉ biết bản thân,không biết ơn những người giúp mình thì không thể thành công,không thể có cuộc sống tốt đẹp)

Kết bài:
Ý nghĩa mà 2 câu tục ngữ mang lại (là bài học quý báu của cha ông,là hành trang vào đời....)
Lời hứa của bản thân...

Trên đây chỉ là dàn bài sơ lược,bạn nên tìm kím thêm tự liệu để bài văn thêm phong phú và hoàn chỉnh,chúc bạn thi đạt điểm cao
 
H

heobayby125

mình có bài này nak
ăn quả nhớ kẻ trong cây


Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc công sức, trí tuệ, thời gian và lao động của mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn, Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của n, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chíhững người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêunh là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy

phạm duy tốn đặt bài đó là" sống chết mặc bay" vì quan phụ mẫu không thương tiết con dân của mình, trong lúc con dân mình đang chống chọi với cơn thịnh nộ của biển mà quan vãn ung dung đánh bài.
 
P

peyeu123

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây có 2 ngĩa:
-Nghĩa đen là khi mình ăn quả thì mình phải nhớ đến người đã trồng lên cây này.
-Nghĩa bóng là mình phải nhớ đến ông bà tổ tiên , những người đã làm cho ta có ngày hôm nay.
 
H

hung7ant1991

sao kho the

:p:p:p:p:p:p:pkho the co a|-)|-)|-)o-+o-+o=>o=>:|:|:||-)|-)=((=((=(:))>-:)>-:)>-/:)/:)/:)@-)@-)@-)b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-:)mad::confused::(:D;):):):|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(
 
H

hung7ant1991

:p:p:p:p:p:p:p|-)|-)|-)o-+o-+o=>o=>:|:|:||-)|-)=((=((=(:))>-:)>-:)>-/:)/:)/:)@-)@-)@-)b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-:)mad::confused::(:D;):):):|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|:|b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(b-(
 
H

heobayby125

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

zCâu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc công sức, trí tuệ, thời gian và lao động của mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn, Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những Mẹ Việt Nam Anh Hùng, kính trọng những người ấy vì họ hiểu những người đó chính là những người đã tạo cho họ sự hòa bình cho đất nước. Với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hệ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh, cần phải chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.
 
T

thanhnlltrungvuong.hk

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

zCâu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc công sức, trí tuệ, thời gian và lao động của mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn, Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những Mẹ Việt Nam Anh Hùng, kính trọng những người ấy vì họ hiểu những người đó chính là những người đã tạo cho họ sự hòa bình cho đất nước. Với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hệ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh, cần phải chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy. :-SS:-SS:-SS
 
Q

quynhmoden

:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*
Bài viết ngằn thôi nhưng đủ nghĩa, cô mình chấm rồi 8.5 điểm thôi! Hi hi …
Mà bài này là bài thi đó:

Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo dức của mỗi con người là lòng biết ơn và nhớ ơn. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học làm người qua ca dao tục ngữ, mà tiêu biểu là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Vậy “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì? Là khi ta nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành chớ quên công lao của “kẻ trồng cây”. Và khi ta được hửng thụ một thành quả nào đó phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. Vậy vì sao “ăn quả lại nhớ kẻ trồng cây”. Đơn giản là vì trong cuộc sống không có thành quả nào không do sức lao động tạo nên. Của cải vật chát đều do sức lao động tạo nên, đất nước giàu đẹp là do sự chiến đấu hi sinh anh dũng của tổ tiên ta ngày trước,… Những thành quả ấy đều do “kẻ trồng cây” tạo nên. Vì thế nhớ kẻ trồng cây là điều mà chúng ta cần phải làm, là đạo lí tất yếu. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao cảu những người đã làm nên thành quả phục vụ nhu cầu cuộc sống chẳng hạn như: Mỗi khi chúng ta bưng bát cơm trên tay chúng ta phải trân trọng nâng niu nhưng nông dân một nắng hai sương… Và điều đó còn là nền tảng vững chắc giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Thiếu tình cảm đó con người sẽ trở nên ích kỉ tầm thường…
Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã để lại cho chúng ta một lời nhắn nhủ, một đạo lí tốt đẹp về một nhân cánh của con người. Chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ đất nước để không phụ lòng mong mỏi của ông bà, cha mẹ,… và những người đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
Châm ngôn khi thi
Nhắc Học
Làm Đàng
Gì Hoàng
Cho Tiến
Mình Bước
Thêm Tương
Khổ Lai
Đừng có nhắc ai nha…
Quỳnh nhỏ hi… hi…
 
U

uocmovahoaibao

Đây là bài mình tìm được trên mạng, rồi chỉnh sửa lại theo ý của mình. Bạn tham khảo nhé!

Ca dao, tục ngữ là viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian.Nếu những bài ca dao là những lời ru ngọt ngào thì tục ngữ là những kinh nghiệm, những bài học về đạo lí sống quý giá.Một trong những đạo lí ấy chính là sự tôn kính, lòng biết ơn được ông cha ta đúc kết bằng câu tục ngữ: “Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay.
Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta.
Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
[FONT=&quot]Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.[/FONT]
 
Top Bottom