[văn 7 ]Đề thi họk ki môn văn nè!

M

minhchau_99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cô giáo mình cho 3 đè bài như sau:
Đề 1:giải thích và chứng minh ''Đoàn kết là sức mạnh vô địch
Đề 2:giải thích và chứng minh câu ''Đi một ngày đang học một sàng khôn''
Đề 3:giải thích và chứng minh câu : ''Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa me như nước trong nguồn chảy ra''
các bạn giúp mình nha!tuần sau phai thi học kì rôi!Giúp mình đi ,sẽ thanks mà!!!!@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
Last edited by a moderator:
P

p3nh0ctapy3u

Câu 3:
1.Mở bài :_ca dao có nhiều câu hay nói về tình cảm gia đình
_Nói về công ưn của cha mẹ với con cái câu ca dao thật thấm thía''Công cha.....chảy ra''
2.Thân bài
_''Thái Sơn'' là tên ngọn núi ở trung quốc ,là 1 trong 5 ngọn núi lớn nhất mà người ta gọi là Ngũ nhạc.Ví công cha như núi Thái sơn là ví cồng ơn sinh dưỡng của cha nhiều như núi non,sừng sững và bất diệt.nó hiện hữu thực tế và bất biến trong dời thường ,trong xương máu từng đứa con
_''Nước trong nguồn'' khác với nước mưa ,nước hồ ở chỗ nó tuôn chảy mãi mãi.Mưa có lúc tạnh,hồ có lúc khô nhưng dòng nước ấy nhỏ như 1 khe suối vẫn tuôn chảy quanh năm.đó cũng có thể là thác,sông ,dòng nước ấy mênh mông tuôn hòa vào biển cả.Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la vô tận ,không giới hạn ,không đo đếm như 1 câu ca dao từng nói'' Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dêc kể công tháng ngày''
_''Đạo'' là con đường.''Đạo làm con'' là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lí đạo đức xã hội.Con đường ấy là''Thờ mẹ,kính cha''.Người ta còn dùng chữ đạo để chỉ 1 tôn giáo,mỗi tôn giáo đều có những lời răn về đạo đức.nhiều nguời thờ Phật kính Chúa mà không thờ cha kính mẹ là trái đạo làm con
_Thờ mẹ kính cha không chỉ dành cho những người đã khuất .Khi cha mẹ còn sống ,thờ kính có nghĩa là vâng lời cha mẹ răn dạy,sống đúng đạo nghĩa làm tốt bổn phận người làm con,người học sinh ,người cồng dân tốt,mang sự thành đạt của mình dâng tặng cha mẹ.Dù nụ cười của cha không làm mẹ trẻ lại ,dù niềm vui của mẹ không làm tóc trắng hóa tóc xanh nhưng sự thành đạt của con cái luôn là niềm hạnh phúc của cha mẹ
_Khi cha mẹ ốm đau miếng ăn ,viên thuốc ,bàn tay nâng giấc của con là nguồn an ủi cho cha mẹ .Đó là nguồn sức mạnh giúp cha mẹ vượt qua đau ốm................
3.Kết bài:Tình cảm và cách ứng sử của con với cha mẹ là thước đo dầu tiên đánh giá tư cách đạo đức của mỗi con người.Cha mẹ có công lao to lớn ta phải biết ơn,kính yêu cha mẹ
 
T

thaonguyenkmhd

đề 1:

"Đoàn kết. Đoàn kết. Đại đoàn kết. Thành công. Thành công. Đại thành công", câu nói của Bác đã bao nhiêu năm nay đã là chân lý. Đúng vậy. Đoàn kết luôn là sức mạnh vô địch. Nếu như ta không đoàn kết nhất trí trong công việc thì sẽ dẫn đến thất bại. Đoàn kết nó là cái gì đó rất gần gủi với chúng ta, hằng ngày chúng ta thường nhắc tới nó, chúng ta hay bảo là "ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH" nhưng chúng ta chỉ nói suông thôi thì không giải quyết được gì. Mà chúng ta phải hành động thiết thực.

Chúng ta hãy đoàn kết lại với nhau. Hãy đoàn kết lại để tạo nên sức mạnh để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn như vậy là chúng ta đã hiểu về đoàn kết và chúng ta đã đoàn kết rồi chăng?

Vậy cái gì mới là đoàn kết thực sự và khi nào thì chúng ta mới có thể đoàn kết được với nhau đó mới chính là cái mà cần giải quyết trong vấn đề đoàn kết?
Đoàn kết là khi chúng ta phải hiểu được nhau, chúng ta cùng chung mục tiêu cùng chung cái hướng tới, cả hai bên phải đứng trên lập trường của nhau mà suy xét vấn đề. Không thể đoàn kết khi chúng ta có cùng chung một đích đến nhưng lại có hai cách suy nghĩ trái ngược nhau, hai quan điểm khác nhau và có sự mâu thuẩn giữa hai quan điểm.
Nếu như đã bắt tay đoàn kết hợp tác với nhau rồi, nhưng vì do cái chung ấy luôn có hai luồng tư tưởng trái ngược nhau, thì việc bắt tay hợp tác chỉ là hình thức bề ngoài che lấp đi cái mâu thuẫn nội tại. Lúc đó thì đoàn kết chỉ là cái công cụ thực thi nhiệm vụ mà vốn không phải là của nó!

Cùng một cái chung nhưng bên trong nó lại có hai cái riêng, mang hai tư tưởng khác nhau thì tôi tự hỏi khi mà cùng thưc hiện một công việc chung thì sẽ như thế nào? Khi mà có hai ý kiến trái ngược nhau dẫn tới hai hành động trái ngược nhau, hành động này phủ định hành động kia và ngược lại, bởi bản thân nó không có một hệ tư tưởng thống nhất.
Giả dụ khi cùng thực hiện một chiến lược nào đó mà hai nhà lãnh đạo cùng chung một tổ chức nhưng lại có hai tư tưởng khác nhau vậy thì họ có thể dung hợp với nhau được hay không? Hơn nữa trong một tổ chức thống nhất mà có hai phe cánh thì xem ra đoàn kết lại tạo ra mâu thuẫn cục bộ, từ chỗ đoàn kết lại để phát triển thì nó lại phát triển ngược lại không như ý muốn mà bản chất của hai từ đoàn kết hướng tới. Người bên này chê bai phủ nhận quan điểm của người bên kia, và trầm trọng hơn đó là khinh thường người cùng hợp tác với mình, thì khi đó thử hỏi thái độ của người bên kia có đáp trả lại hay không hay họ sẽ chỉ im lặng?

Và giờ làm như thế nào hay có một phương pháp nào có thể dung hòa hai quan điểm trái ngược nhau, để thực sự khi hợp tác đoàn kết nhau lại thì mới thành công được đúng như cái mà việc cả hai muốn hướng tới. Khi mà đã chọn lựa khái niệm hợp tác, đoàn kết làm phương pháp giải quyết các vấn đề đang tồn tại giữa hai quan niệm ấy đó chính là: sự mâu thuẫn, quan điểm trái ngược nhau, sự khác biết trong hệ tư tưởng, cách suy nghĩ và cách thực hiện và khi mà cả hai không thực sự hiểu nhau?

Thế nên muốn thành công trong mọi công việc ta phải đoàn kết các thành viên trong nhóm. Những quan điểm trái ngược nhau phải cùng nhau tháo gỡ và giải quyết. Khi hiểu ra vấn đề rồi thì mọi mâu thuẫn sẽ hết và các thành viên sẽ hòa đồng với nhau, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh.
 
T

thaonguyenkmhd

đề 2:

“Đi cho biết đó biết đây . Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.”

Với câu ca dao này, ông cha ta khuyên dạy chúng ta rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Cũng cùng nội dung này , tục ngữ có câu ngắn gọn hơn : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn .” Sau đậy , chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ .

Câu tục ngữ trên có nghĩa là gì ? Câu tục ngữ này có từ ngữ tương đối dễ hiểu chỉ có từ “sàng khôn ” và từ “ngày đàng” . Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Ngày đàng là từ biến âm của đường , cách dùng thời gian để đo đường đi . Còn sàng khôn là dụng cụ bằng tre , nứa dùng để sàng , sấy gạo. ” Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải học ngoài xã hội , chứ không chỉ học ở trong trường, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Trong thực tế , nhiều người đã áp dụng câu tục ngữ và thành công trên đường đời . Hồi xưa , nhân dân ta không có cơ hội ra nước ngoài mà chỉ ở một chỗ để làm việc nên họ không có nhiều kinh nghiệm , những kĩ thuật tiên tiến của các nước khác . Ngày nay , một số nơi đã thay đổi , họ thu hoạch được sản lượng tốt nhiều hơn là do họ học được những phương pháp trồng trọt tốt của nước ngoài . Sách vở không phải là đầy đủ những kiến thức ta cần . Có những cái mà chỉ có tận mắt chứng kiến , tận tai nghe ngóng thì mới có như câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy” . Đi thực tế giúp ta hiểu thấu đáo cuộc đời hơn . Không những nó giúp ta trau dồi kiến thức mà còn giúp ta biết cách làm người tốt . Nó giúp ta biết cách đối nhân xử thế , biết cái nào phải cái nào trái để áp dụng vào đời sống . Bác Hồ đã lên tàu sang các nước khác để tìm đường cứu nước . Bác đã học được nhiều chiến thuật , chiến lược hay để tìm đường lối thích hợp chống giặc .

Làm sao để thực hiện đúng câu : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ?Người ta vẫn thường nói : “ Học phải đi đôi với hành .” Vì thế , chúng ta phải áp dụng kiến thức vào thực tiễn . Chúng ta phải học cách làm việc để thực hiện mục đích của mình . Chúng ta có đi đâu chăng nữa mà sử dụng phương pháp : “ cưỡi ngựa xem hoa” thì cũng như không đi . Vậy làm sao để khắc phục khuyết điểm đó ? Khi đi , chúng ta phải quan sát kĩ , hỏi mọi người để thấm thía ý nghĩa của cái mình thấy . Sau đó , chúng ta ghi nhớ trong đầu , ghi chép vào sổ tay rồi tìm cách ứng dụng vào thực tế .

Tóm lại , câu tục ngữ trên là một chân lí cho những ai khao khát học hỏi , muốn khám phá những điều mình chưa biết . Xã hội ngày càng phát triển , khoa học kĩ thuật ngày càng cải tiến , bức phá trên nền kinh tế hiện đại hóa này . Vì thế , chúng ta cần đi khắp nơi học hỏi những diều hay , lẽ phải để không bị tụt hậu với thế giới . Nhiều học sinh , sinh viên đang rất cố gắng để được đi du học ở nước ngoài . Đó là những gương điển hình cho câu tục ngữ này . Những người đó sẽ thành công trong tương lai , thực hiện lời mong muốn của Bác Hồ : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. .”
 
T

thaonguyenkmhd

đề 3 :

Tục ngữ ca dao là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nếu tuc ngữ là những câu nói ngắn gọn thiên về đúc kết những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, trong cách đối nhân xử thế thì ca dao lại mượt mà luyến láy trong những vần điệu bổng trầm đi vào hồn người với những bài hoc giáo dục về đạo lý, về nhân cách sống ở đời. Một trong những bài học đầu tiên của con người chính là bài học về đạo hiếu. Là người Việt Nam, không ai không biết đến câu ca dao:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nứơc trong nguồn chảy ra”​

Bài học trong câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống, đó là điều chúng ta cần tìm hiểu và đánh giá. Công cha nghĩa mẹ thật là vĩ đại. Sự vĩ đại ấy được những người tác giả vô danh diễn tả bằng hai hình ảnh của thiên nhiên – “ núi Thái Sơn” và “ nước trong nguồn”. Thái Sơn là một trong năm ngọn núi lớn và nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Ngày xưa, trong thơ văn, người ta thường mược hình ảnh này để diễn đạt cái lớn lao vĩ đại của sự vật. Nước trong nguồn là dòng nước trong lành, chảy mãi không bao giờ cạn, cũng là nới khởi đầu của trăm sông ngàn suối. Thử hỏi, có những con suối lớn, dòng sông vĩ đại nào trên thế giới lại không khởi nguyên từ một nguồn nước nhỏ?

Người xưa mượn núi Thái Sơn để nói đến công lao của người cha, mượn hình ảnh nước trong nguồn để diễn đạt tình cảm vô cùng vô tận của người mẹ. Ca ngơi công lao to lớn biển trời của cha mẹ, bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con. “ Đạo làm con” phải biết “ thờ mẹ kính cha”, phải làm tròn chữ hiếu. Đó là lẽ phải ở đời, là giềng mối luân lí của xã hoi mà con người phải tuân theo từ bao đời nay.

Tại sao con người cần phải giữ gìn chữ hiếu? Quy luật của cuộc sống là không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không thể có chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ thật không có gì sánh được. Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này. Cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta bao năm tháng, để từ một đứa trẻ sơ sinh, ta trở thành một người có hiểu biết có kiến thức trong xã hội. Cơm ăn áo mặc hàng ngày, thuốc thang khi ta đau ốm, quần áo , tiện nghi ta có… tất cả đều do công lao nuôi dưỡng của cha mẹ. Chưa kể đến khi ta khôn lớn, đến tuổi đi học, cha mẹ lại cat công đưa đón, kèm cặp dạy dỗ từng con chữ, lời văn. Làm sao ta có thể quên được những tháng ngày lớn lên trong sự vỗ về yêu thương chăm sóc của cha và mẹ. Hiểu như thế, ta càng thấm thía câu ca dao cổ:
“ Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ tính công tháng ngày”​

Để đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục ấy, đạo làm con phải giữ cho tròn chữ hiếu. Đó chính là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội, trong cuộc sống. Câu ca dao có một giá trị đạo đức to lớn, là bài học giáo dục về nhân cách. Bài học về chữ hiếu là bài học làm người đầu tiên, là lẽ sống tâm hồn của con người, là cơ sở đạo lý của xã hội. Chính vì vậy, trải qua bao năm tháng nó vẫn không hề phai mờ.

Ngày nay, chữ hiếu không dừng lại trong phạm vi một gia đình. Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân dân, có hiếu với nhân dân, một lòng phục vụ nhan dân nhất là khi Tổ quốc đang cần. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, bao nhiêu người đã gác lại chữ hiếu với cha mẹ để tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập. Đối với cuộc đời, họ van là đứa con chí hiếu.

Vậy chúng ta thể hiện chữ hiếu với cha mẹ như thế nào? Làm cho cha mẹ vui lòng bằng những việc làm thiết thực. Cụ thể là chuyên cần trong học tập, đạt nhiều thành tích như một món quà tinh thần dâng lên cha mẹ. Chăm sóc cha mẹ trong những lúc già yếu ốm đau. Một người biết hiếu thảo với cha mẹ chắc chắn phải là một công dân tốt của xã hội sau này.

Tuy vậy, chúng ta không khỏi đau lòng khi gần đây có không ít những bạn trẻ sa vào con đường tội lỗi chỉ để thỏa mãn thú vui của bản thân. Những bạn trẻ ấy vô hình chung đã trở thành ung nhọt của xã hội, trở thành những đứa con bất hiếu của gia đình khi mang lại nỗi đau cho cha me và những người thân. Lớp trẻ chúng ta cần lấy những tấm gương ấy làm bài học răn mình.

Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc, vừa là lời khuyên bảo thật cao quý. Giá trị to lớn của bài ca dao thể hiện qua những hình tượng so sánh gần gũi và súc tích, đi vào lòng người một cách tự nhiên. Hiểu được giá trị của câu ca dao, chúng ta càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng cha mẹ.
 
M

mrnam1999ns

Cô giáo mình bảo là có 3 đề cần về nhà ôn tâp đó là Đề 1 : chứng minh cau tục ngữ có công mài sắt có , ngày nên kim Đề 2 : chứng minh câu tục ngữ : ' học , học nữa , học mãi Đề 3 : chứng minh câu tục ngữ có chí thi nên minh chỉ cần dàn ý thôi nha ! thanks mọi người trước
 
M

motdieunhonhoi

giải thích

######đề 2
:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:DChúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”


Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.
 
N

ngocnhi99

Đề 2 : chứng minh câu tục ngữ : ' học , học nữa , học mãi
1.MB:
-Khẳng định việc học hỏi là quan trọng
-Lợi ích của việc hoc:
+Giúp con ng mở mang kiến thức
+Giúp đất nước văn minh tiến bộ
-Trích dẫn câu nói:" học, học nữa, học mãi"
2.TB:
-Định nghĩa học là gì?
Học là việc học sinh tiếp thu kiến thức dưới sụ hướng dẫn của thầy cô giáo
+Khi học phai tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng kiến thức
+Như vậy, lời dạy khuyên chúng ta phải học hỏi không ngừng chẳng những trong trường mà cả ngoài xã hội
-khẳng định đó là 1 chân lí, 1 sự thật hiển nhiên , rõ ràng
+Vì kiến thức của nhân loại bao la như biển cả còn sự hiểu biết trong chúng ta chỉ như giọt nước nhỏ trong cái đại dương bao la đó
+hơn thế nữa, mỗi 1 giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có 1 phát minh mới ra đời
=>Vậy nên không bao giờ chúng ta học hết dc những kiến thức và cũng vì vậy mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng
- Những tấm gương của các nhà bác học: Lê Quý Đôn, Newtơn, Apere,.... đã suốt đời học hỏi & cống hiến nhiều kiến thức quý báu cho nhân loại
- Những lời nói nổi tiếng:
+Dawin:" Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học"
+Kalinin:"Đường đời là 1 chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng"
+Bác Hồ:"Học hỏi là việc phải tiếp tục suốt đời"
Những câu nói này càng làm tăng thêm giá trị cho chân lí lời nhận định của Lê-nin
- Ngày nay, học tập đã trở thành nghĩa vụ của mỗi người
+Sau gần 100 đô hộ của thực dân Pháp , 20 năm chiến đấu chống đế quốc Mĩ,đa số nhân dân ta không có thời gian và phương tiện để học tập
+ Nên muốn mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, chúng ta phải cố gắng học tập gấp nhiều lần trước đây
3.KB:
-Khẳng định lại 1 lần nữa đó là 1 sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là 1 chân lí của thời đại
- Liên hệ bản thân
+Đừng bao giờ cho là học đã đủ mà hãy cố gắng học nhiều hơn nữa
+Hãy lấy lời nhận của Lê-nin làm mục tiêu học tập
 
Top Bottom