Bạn tham khảo thử bài này nhé!@@@
"Đoàn kết. Đoàn kết. Đại đoàn kết. Thành công. Thành công. Đại thành công", câu nói của Bác đã bao nhiêu năm nay đã là chân lý. Đúng vậy. Đoàn kết luôn là sức mạnh vô địch. Nếu như ta không đoàn kết nhất trí trong công việc thì sẽ dẫn đến thất bại. Đoàn kết nó là cái gì đó rất gần gủi với chúng ta, hằng ngày chúng ta thường nhắc tới nó, chúng ta hay bảo là "ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH" nhưng chúng ta chỉ nói suông thôi thì không giải quyết được gì. Mà chúng ta phải hành động thiết thực.
Chúng ta hãy đoàn kết lại với nhau. Hãy đoàn kết lại để tạo nên sức mạnh để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn như vậy là chúng ta đã hiểu về đoàn kết và chúng ta đã đoàn kết rồi chăng?
Vậy cái gì mới là đoàn kết thực sự và khi nào thì chúng ta mới có thể đoàn kết được với nhau đó mới chính là cái mà cần giải quyết trong vấn đề đoàn kết?
Đoàn kết là khi chúng ta phải hiểu được nhau, chúng ta cùng chung mục tiêu cùng chung cái hướng tới, cả hai bên phải đứng trên lập trường của nhau mà suy xét vấn đề. Không thể đoàn kết khi chúng ta có cùng chung một đích đến nhưng lại có hai cách suy nghĩ trái ngược nhau, hai quan điểm khác nhau và có sự mâu thuẩn giữa hai quan điểm.
Nếu như đã bắt tay đoàn kết hợp tác với nhau rồi, nhưng vì do cái chung ấy luôn có hai luồng tư tưởng trái ngược nhau, thì việc bắt tay hợp tác chỉ là hình thức bề ngoài che lấp đi cái mâu thuẫn nội tại. Lúc đó thì đoàn kết chỉ là cái công cụ thực thi nhiệm vụ mà vốn không phải là của nó!
Cùng một cái chung nhưng bên trong nó lại có hai cái riêng, mang hai tư tưởng khác nhau thì tôi tự hỏi khi mà cùng thưc hiện một công việc chung thì sẽ như thế nào? Khi mà có hai ý kiến trái ngược nhau dẫn tới hai hành động trái ngược nhau, hành động này phủ định hành động kia và ngược lại, bởi bản thân nó không có một hệ tư tưởng thống nhất.
Giả dụ khi cùng thực hiện một chiến lược nào đó mà hai nhà lãnh đạo cùng chung một tổ chức nhưng lại có hai tư tưởng khác nhau vậy thì họ có thể dung hợp với nhau được hay không? Hơn nữa trong một tổ chức thống nhất mà có hai phe cánh thì xem ra đoàn kết lại tạo ra mâu thuẫn cục bộ, từ chỗ đoàn kết lại để phát triển thì nó lại phát triển ngược lại không như ý muốn mà bản chất của hai từ đoàn kết hướng tới. Người bên này chê bai phủ nhận quan điểm của người bên kia, và trầm trọng hơn đó là khinh thường người cùng hợp tác với mình, thì khi đó thử hỏi thái độ của người bên kia có đáp trả lại hay không hay họ sẽ chỉ im lặng?
Và giờ làm như thế nào hay có một phương pháp nào có thể dung hòa hai quan điểm trái ngược nhau, để thực sự khi hợp tác đoàn kết nhau lại thì mới thành công được đúng như cái mà việc cả hai muốn hướng tới. Khi mà đã chọn lựa khái niệm hợp tác, đoàn kết làm phương pháp giải quyết các vấn đề đang tồn tại giữa hai quan niệm ấy đó chính là: sự mâu thuẫn, quan điểm trái ngược nhau, sự khác biết trong hệ tư tưởng, cách suy nghĩ và cách thực hiện và khi mà cả hai không thực sự hiểu nhau?
Thế nên muốn thành công trong mọi công việc ta phải đoàn kết các thành viên trong nhóm. Những quan điểm trái ngược nhau phải cùng nhau tháo gỡ và giải quyết. Khi hiểu ra vấn đề rồi thì mọi mâu thuẫn sẽ hết và các thành viên sẽ hòa đồng với nhau, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh.