[ văn 7 ]đề thi hk2 môn ngữ văn lớp 7 q10 2010-2011

B

bamboboy123vn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là để thi văn HK2 lo71p q10 ai thích thì coi ,góp ý chút đỉnh:)|

Câu 1[2d]
Tóm tắt truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.

Câu 2[3d]
Viết Đoạn văn [6\Rightarrow8câu] về một thói quen tốt mà hôc sinh cần thể hiện trong nhà trường , trong đó sử dụng phép liệt kê và câu bị động.

Câu 3[5d]
nhân dân ta xưa nay vẫn thường nhắc nhở:
"Có công mài sắc có ngày nên kim"
Em hãy giải thích nội dung và cho biết mình cần vận dụng ý ngĩa của câu tục ngữ trên như thế nào.
@-)HẾT@-)
 
Last edited by a moderator:
T

tvxqfighting

Của trường nào vậy bạn?
Đề trường mình có 2 câu tự luận ngắn ( năm nay nha):
Câu 1:
a) Nêu ý nghĩa của phần tái bút trong truyện ngắn" Những trò lố hay là Va-ren và PBC" của Ng Ái Quốc?
b)Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật PBC trong truyện ngắn "Những trò lố.."

Câu 2:
Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Em hiểu lời dạy đó của Bác như thế nào?

Đề 2: Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn

Chứng minh từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo truyền thống tốt đẹp đó?

>> ko dùng chữ đỏ em nhé :)
 
Last edited by a moderator:
S

subon

Đây là để thi văn HK2 lo71p q10 ai thích thì coi ,góp ý chút đỉnh:)|

Câu 1[2d]
Tóm tắt truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.

Câu 2[3d]
Viết Đoạn văn [6\Rightarrow8câu] về một thói quen tốt mà hôc sinh cần thể hiện trong nhà trường , trong đó sử dụng phép liệt kê và câu bị động.

Câu 3[5d]
nhân dân ta xưa nay vẫn thường nhắc nhở:
"Có công mài sắc có ngày nên kim"
Em hãy giải thích nội dung và cho biết mình cần vận dụng ý ngĩa của câu tục ngữ trên như thế nào.
@-)HẾT@-)


bạn tham khảo nha :p:p:p
Đề 1
Bài lèm
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!

______________________________
 
H

hoakem147

có này:Câu1:chứng minh Bác Hồ sống rất giản dị
Câu2:giải thích lời dạy của Bác:"Học tập tốt, lao động tốt"
2câu thôi
 
T

tuanvy0808

câu 1
Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng... thuộc phủ... xem chừng núng thế lắm, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức gìn giữ, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy, lướt thướt như chuột. Tình cảnh này trông thật là thảm.

Tuy đánh trống liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác, gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. ấy vậy mà trên trời thời mưa vẫn tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất!...

ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu đuối mà đối với sức mưa to lớn, để bảo thủ lấy tánh mạng gia tài; thế thời quan cha mẹ ở đâu?

Thưa rằng: Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì.

Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Xung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết, giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại, cùng ngồi chầu bài.

Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm dân phu rối rít; nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm, trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đoàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới; người nhà, lính lệ như khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: "Điếu, mày!" tiếng tên lính thưa: "Dạ"; tiếng thầy Đề hỏi: "Bẩm, bốc?" tiếng quan lớn truyền "ừ". Kẻ này: "Bát xách... Ăn", người kia: "Thất văn... Phỗng", lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh...

Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọ, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang dậy trời đất... Mọi người giật nẩy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, đê có khi vỡ!

Ngài cau mặt gắt rằng:

- Mặc kệ.

Rồi ngài xếp lại bài, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình, bảo thầy đề lại:

- Có ăn không thì bốc chứ!

Thầy đề vội vàng:

- Dạ, bẩm bốc.

Vừa lúc đó, thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe, càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, tiếng chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm... quan lớn... Đê vỡ rồi!

Quan lớn đỏ mặt, tía tai, quay ra, quát rằng:

- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ *********, thời ông bỏ tù *********! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra!

Ngài quay vào, hỏi thầy đề:

- Thầy bốc quân gì thế?

- Dạ, bẩm con chưa bốc.

- Thì bốc đi chứ!

Thầy đề, tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút một con bài lật ngửa, xướng rằng:

- Chi chi!

Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

- Đây rồi!... Thế chứ lại!

Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười, vừa nói:

- ù! Thông tôm, chi chi nẩy!... Điếu mày!...

*
* *

ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh sầu thảm, kể sao cho xiết
 
N

nhoc_bettyberry

cứu mình với, mình lo wa/, ngày mai trường mình thi rùi, huuuuuhuhuhuh, help me

Bình tĩnh đi
Vào violet tham khảo mấy đề.

Còn đề trường chủ pic á, bài tóm tắt thì dễ nhở, bài thói quen tốt của học sinh có thể là chấp hành đúng quy định của trường, sau đó dùng phép liệt kê mấy cái qđ đó ra. Câu 3 thì làm cho mòn tay rồi gì nữa :))
 
T

tuan9xpro1297

bạn tham khảo nha
Đề 1
Bài lèm
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!
 
D

dat369852147

đề ngữ văn hk2

Câu 1: a) Chép hai câu tục ngữ về chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất.
b) Nêu nội dung, ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên. ( tổng điểm 2đ)
Câu2: Viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc chuyên cần trong học tập. Trong đoạn văn trên có sử dụng phép liệt kê( nhớ có chú thích rõ ràng) (tổng điểm 2đ)

Câu 3: Giải thích ý nghĩa bài thơ sau:(tổng điểm 6đ)
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

;););););)
 
N

nguyenmiu85

Đây là đề trường mình nà:
Câu 1 (1 điểm) :
a/ Viết một câu tục ngữ thể hiện tư tưởng coi trọng giá trị con người của nhân dân ta.
b/ Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Câu 2 (1điểm) :
a/ Xác định câu đặc biệt trong ví dụ sau. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt đó.
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
(Trần Hoài Dương)
b/ Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong ví dụ sau. Cho biết cụm chủ- vị ấy làm thành phần gì?
Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm kín đáo, sâu thẳm.
(Ca Huế trên sông Hương)
Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) trình bày những điều em muốn nói với mẹ hoặc với thầy cô.
Câu 4: (5 điểm)
Bác Hồ đã dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.
Em hiểu như thế nào lời dạy của Bác?

Thấy hay thì thanks cho mình nha!
 
D

dat369852147

đề ngữ văn hk2 c

Câu 1: Viết 2 câu về con người và xã hội.
Nêu nội dung ý nghĩa của hai câu con người và xã hội trên. (2đ)
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu nói về tầm quan trọng của việc học trong đó có sử dụng cụm danh từ( có chú thích rõ ràng) (2đ)
Câu 3: Hãy giải thích về câu: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" (5đ)
Câu 4: Viết 4 câu về Thiên nhiên và lao động sản xuất. (1đ)

:-j:-j:cool: hah
 
D

dat369852147

đề ngữ văn hk2 â

Câu 1: Nêu ý nghĩa "GIản dị của bác hồ"và "ý nghĩa văn chương"
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn 6 đến 10 câu nói về "lòng thiếu thảo con cái với cha mẹ" có sử dụng phép so sánh, liệt kê( có chú thích rõ ràng)
Câu 3: Giải thích ý nghĩa tục ngữ: "Có chí thì nên":)>-:)>-
 
D

dat369852147

Ngữ văn kì 2

Câu 1 : Xác định chủ vị mở rộng, nêu chứ năng cú pháp của chúng trong câu.
a) Hoa được điểm 10 khiến cả lớp ngạc nhiên.
B) Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng.
Câu 2: Viết doạn văn ngắn từ 8 câu đến 10 câu nói về đạo đức của con người, có sử dụng một cụm động từ, danh từ. (nhớ có chú thích rõ ràng)
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa câu tục ngữ: "công cha như núi thái sơn...":(
 
D

dat369852147

Ngữ văn kì 2(2)

Câu 1 : Xác định chủ vị mở rộng, nêu chứ năng cú pháp của chúng trong câu.
a) Hoa được điểm 10 khiến cả lớp ngạc nhiên.
B) Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng.
C) Em hãy nghĩ đến những cậu bé khuyết tật.
Câu 2: Viết doạn văn ngắn từ 8 câu đến 10 câu nói về đạo đức của con người, có sử dụng một cụm động từ, danh từ. (nhớ có chú thích rõ ràng)
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa câu tục ngữ: "công cha như núi ngất trời..."

(bài đăng khác nha):M053:eek:=>
 
D

dat369852147

ngữ văn hk2 (3)

Đây là để thi văn ai thích thì coi , tớ chỉ góp vài ý thôi.

Câu 1[2d] %%-
Tóm tắt truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.
Câu 2[3d] %%-
Viết Đoạn văn [6 đến 8câu] về một thói quen tốt mà hôc sinh cần thể hiện trong nhà trường , trong đó sử dụng phép liệt kê và câu bị động.
Câu 3[5d] :|
nhân dân ta xưa nay vẫn thường nhắc nhở:
"Có công mài sắc có ngày nên kim"
Em hãy giải thích nội dung và cho biết mình cần vận dụng ý ngĩa của câu tục ngữ trên như thế nào.
 
D

dat369852147

văn hk2

Câu 1: Viết 2 câu về con người và xã hội.
Nêu nội dung ý nghĩa của hai câu con người và xã hội trên.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu nói về tầm quan trọng của việc học trong đó có sử dụng cụm danh từ( có chú thích rõ ràng)
Câu 3: Hãy giải thích về câu: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa về chủ ngữ mở rộng và vị ngữ mở rộng.:-@
 
D

dat369852147

hk2 sửa cho đẹp!

Câu 1: Nêu ý nghĩa "GIản dị của bác hồ".
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn 6 đến 9 câu nói về "việc giữ vệ sinh trường lớp ta là rất cần thiết " có sử dụng phép so sánh, liệt kê, trạng ngữ( có chú thích rõ ràng)
Câu 3: Giải thích ý nghĩa tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim"
Câu 4: Xác định cụm chủ vị....câu sau;
a) Khi cách mạng tháng tám thành công, nhân dân ta đã có tự do, hạnh phúc.
b) Kiên được điểm cao khiến cả lớp ngạc nhiên.

(nhiều bài quá trở thành bác học luôn:)) )
 
D

dat369852147

Ngữ văn7

Đề dễ đây:
Câu 1:
a) Nêu ý nghĩa của phần tái bút trong truyện ngắn" Những trò lố hay là Va-ren và PBC" của Ng Ái Quốc?
b)Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật PBC trong truyện ngắn "Những trò lố.."
Câu 2:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Em hiểu lời dạy đó của Bác như thế nào?
Đề 2: Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn
Chứng minh từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo truyền thống tốt đẹp đó?

Hai đề câu 2 là đề a và b.
:)|:)|:)|
 
D

dat369852147

Đề trường mình có 2 câu tự luận ngắn ( năm nay nha):
Câu 1:
a) Nêu ý nghĩa của phần tái bút trong truyện ngắn" Những trò lố hay là Va-ren và PBC" của Ng Ái Quốc?
b)Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật PBC trong truyện ngắn "Những trò lố.."
Câu 2:
Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Em hiểu lời dạy đó của Bác như thế nào?

Đề 2: Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn
Chứng minh từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo truyền thống tốt đẹp đó?

Nhớ thanh nha
 
Top Bottom