Văn [VĂN 7] Cùng trau dồi kiến thức

suzuMVn

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2017
8
9
66
Last edited by a moderator:

HUY Quang Mai

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng tư 2017
534
263
121
20
Thanh Hóa
Bighit Entertainment
Mọi Người Giúp Mình Với:
làm bài văn :văn bản đề nghị
đề bài báo cáo về tình hình học văn lớp em học kì 2
 
  • Like
Reactions: Snowball fan ken

suzuMVn

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2017
8
9
66
giải thích nộ dung câu tục ngữ '' đi một đàng , học một sàng khôn''.
 

HUY Quang Mai

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng tư 2017
534
263
121
20
Thanh Hóa
Bighit Entertainment
Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.
Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.
 

HUY Quang Mai

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng tư 2017
534
263
121
20
Thanh Hóa
Bighit Entertainment
Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện được viết vào tháng 7 - 1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1928.

Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm...Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.

Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân.

Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ.
Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện được viết vào tháng 7 - 1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1928.

Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm...Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.

Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân.

Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ.
Sống chết mặc bay - tên của truyện ngắn đã thể hiện sâu sắc bộ mặt tên Quan phụ mẫu vô trách nhiệm với công việc cửa mình, mặc cho dân chúng đối mặt với cái chết còn hắn thì chỉ lo không ù được ván bài, ngài cứ sống chết mặc bay.

Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, chúng coi thường tính mạng nhân dân. Chúng chỉ lo ăn chơi cờ bạc bóc lột dân đen đến tận xương tuỷ.

Qua truyện ngắn này giúp ta cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời khiến ta càng thêm căm ghét và kinh tởm bọn quan lại bỉ ổi vô lương. Chúng là lũ sâu mọt, tham quan mà xã hội thời nào cũng phải thanh lọc. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực thời đại sâu sắc.

Nguồn: loigiaihay
 

Snowball fan ken

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng hai 2017
434
1,267
224
Địล ηgục đẫм мáu
Vì đây là topic để trao đổi văn nên chúng mình cùng làm thử 1 số câu cho kì thi hk nha các bạn lớp 7
Câu 1. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào?
A. Văn học viết
B. Văn học dân gian
C. Văn học thời kháng chiến chống Pháp
D. Văn học thời kháng chiến chống Mĩ
Câu 2
. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?
A.Uống nước nhớ nguồn
B.Ăn cháo đá bát
C.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D.Uống nước nhớ người đào giếng
Câu 3
. Dẫn chứng trong văn bản:“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta''được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào?
A. Từ hiện tại đến tương lai
B. Từ hiện tại trở về quá khứ
C. Từ quá khứ đến hiện tại
D. Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai
Câu 4
. Trong văn bản “
Đức tính giản dị của Bác Hồ”, vì sao tác giả nói Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
A. Vì Bác có năng khiếu văn chương
B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn
C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác.
D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được
Câu 5
. Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên những phương diện nào?
A. Từ vựng
B. Các phương tiện liên kết liên câu của tiếng Việt
C. Ngữ âm
D. Ngữ pháp
Câu 6
. Dòng nào sau
đây không nói về đặc trưng của nghệ thuật chèo?
A. Chèo là loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức
B. Chèo là loại sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật
C. Chèo là loại sân khấu có tínhước lệ và cách điệucao
D. Chèo là loại sân khấu hiện đại của Việt Nam
Câu 7
. Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc thương ai oán... Lời cathong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước,trai hiền gái lịch''
A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng
B. Nói lên sự bí từ của người viết
C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết
D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gìđó
Câu 8
. Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau?
A. Mẹ đi làm
B. Hoa nở
C. Bạn học bài chưa?
D. Tiếng sáo diều!
Câu 9
. Trong câu văn:“Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã,ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.”,tác giả ùng biện pháp gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Liệt kê
D. Điệp ngữ
Câu 10. Đọc câu văn sau đây: “
Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn”. Cụm chủ vị làmthành phần câu trong câu văn trên là:
A. Trung đội trưởng Bính
B. Khuôn mặt đầy đặn
C. Bính khuôn mặt đầy đặn
D. Trung đội trưởng đầy đặn
Câu 11
. Mục đích của văn nghị luận là gì?
A. Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó
B. Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết
C. Nhằm tái hiện sự vật, sự việc, con người và cảnh vật một cách sinh động
D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến,một quan điểm, một nhận xét nào đó
Câu 12
. Tính chất nào phù hợp với đề bài: “Đọc sách rất có lợi”?
A. Khuyên nhủ
B. Ca ngợi
C. Phân tích
D. Tranh luận
P/s: đề không khó nên chúng mình cần làm nhanh nha
 

Huyên Quỳnh Lệ htk

Banned
Banned
17 Tháng tư 2017
82
61
41
20
Tam Đại-Phú Ninh-Quảng Nam
giải thích nộ dung câu tục ngữ '' đi một đàng , học một sàng khôn''.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.
nguồn: sưu tầm
 
  • Like
Reactions: suzuMVn

Snowball fan ken

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng hai 2017
434
1,267
224
Địล ηgục đẫм мáu
Vì đây là topic để trao đổi văn nên chúng mình cùng làm thử 1 số câu cho kì thi hk nha các bạn lớp 7
Câu 1. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào?
A. Văn học viết
B. Văn học dân gian
C. Văn học thời kháng chiến chống Pháp
D. Văn học thời kháng chiến chống Mĩ
Câu 2
. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?
A.Uống nước nhớ nguồn
B.Ăn cháo đá bát
C.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D.Uống nước nhớ người đào giếng
Câu 3
. Dẫn chứng trong văn bản:“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta''được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào?
A. Từ hiện tại đến tương lai
B. Từ hiện tại trở về quá khứ
C. Từ quá khứ đến hiện tại
D. Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai
Câu 4
. Trong văn bản “
Đức tính giản dị của Bác Hồ”, vì sao tác giả nói Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
A. Vì Bác có năng khiếu văn chương
B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn
C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác.
D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được
Câu 5
. Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên những phương diện nào?
A. Từ vựng
B. Các phương tiện liên kết liên câu của tiếng Việt
C. Ngữ âm
D. Ngữ pháp
Câu 6
. Dòng nào sau
đây không nói về đặc trưng của nghệ thuật chèo?
A. Chèo là loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức
B. Chèo là loại sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật
C. Chèo là loại sân khấu có tínhước lệ và cách điệucao
D. Chèo là loại sân khấu hiện đại của Việt Nam
Câu 7
. Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc thương ai oán... Lời cathong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước,trai hiền gái lịch''
A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng
B. Nói lên sự bí từ của người viết
C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết
D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gìđó
Câu 8
. Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau?
A. Mẹ đi làm
B. Hoa nở
C. Bạn học bài chưa?
D. Tiếng sáo diều!
Câu 9
. Trong câu văn:“Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã,ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.”,tác giả ùng biện pháp gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Liệt kê
D. Điệp ngữ
Câu 10. Đọc câu văn sau đây: “
Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn”. Cụm chủ vị làmthành phần câu trong câu văn trên là:
A. Trung đội trưởng Bính
B. Khuôn mặt đầy đặn
C. Bính khuôn mặt đầy đặn
D. Trung đội trưởng đầy đặn
Câu 11
. Mục đích của văn nghị luận là gì?
A. Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó
B. Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết
C. Nhằm tái hiện sự vật, sự việc, con người và cảnh vật một cách sinh động
D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến,một quan điểm, một nhận xét nào đó
Câu 12
. Tính chất nào phù hợp với đề bài: “Đọc sách rất có lợi”?
A. Khuyên nhủ
B. Ca ngợi
C. Phân tích
D. Tranh luận
P/s: đề không khó nên chúng mình cần làm nhanh nha
1,Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
2 Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .
3Tìm cụm chủ – vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
4 Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta (1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (3).

a,Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu (2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó.
b,Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?
c,Nêu nội dung của đoạn văn trên?

@Phan Thị Xuân Huyên ,@Huyên Quỳnh Lệ htk giải quyết nha !
 

Phan Thị Xuân Huyên

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng tư 2017
165
208
101
20
Quảng Nam
THCS Huỳnh Thúc Kháng
1,Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”
3Tìm cụm chủ – vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
4 Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta (1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (3).

a,Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu (2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó.
b,Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?
c,Nêu nội dung của đoạn văn trên?

@Phan Thị Xuân Huyên ,@Huyên Quỳnh Lệ htk giải quyết nha !
1,Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…
Trả lời:

+Chủ ngữ :chúng ta càng thấy Bác
+Vị ngữ:
quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…

2 Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .
Trả lời:

- Sử dụng phép liệt kê :
+Về đời sống, con người của bác
+về những biểu hiện trong đức tính giản dị của Bác Hồ
- Tác dụng : Liệt kê nêu ra những biểu hiện, dẫn chứng xác thực để chứng minh cho mọi người tin rằng Bác là 1 người giản dị trong đời sống hằng ngày , quan hệ với mọi người, lời nói và bài viết.
3Tìm cụm chủ – vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
Trả lời:

- Cụm chủ vị nòng cốt:
+Chủ ngữ : Bổn phận của chúng ta
+Vị ngữ :
-Cụm chủ vị mở rộng câu:
+Mở rộng thành phần vị ngữ:
làm cho /những của quý kín đáo ấy /đều được đưa ra trưng bài
Động từ Chủ ngữ Vị ngữ
* Cụm chủ vị này làm bổ ngữ cho cụm động từ
4 Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta (1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (3).

a,Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu (2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó.
b,Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?
c,Nêu nội dung của đoạn văn trên?
Trả lời:

a, Sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê nêu tên các vị anh hùng và sắp xếp theo trình tự thời gian
Tác dụng: Để diễn tả đầy đủ sâu sắc về những trang lịch sử của dân tộc đồng thời làm dẫn chứng, chứng minh tinh thần yêu nước của dân tộc ta.
b,Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta
c,Nội dung: Đoạn văn trên muốn nói lên rằng: chúng ta phải luôn ghi nhớ công lao của các vị anh hùng, dân tộc vì họ đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc nên chúng ta mới có cuộc sống như ngày hôm nay.
Chúc bạn học tốt
Mình sai chỗ nào bạn nhắc mình nha (vì mình hay sai những chuyện vặt)

 
Top Bottom