Văn [văn 7 ]Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong lời nói và bài viết

  • Thread starter 2ne1_n0.1
  • Ngày gửi
  • Replies 15
  • Views 169,830

H

hiemcokhotim_love

Hi bạn! Tớ nghĩ là bọn mỳnk có chug niềm đam mê về âm nhạc Hàn ròy:D Rất vui nếu đc lèm quen vs bạn:
Tớ cũng k giỏi văn lém nên tớ chỉ nói nhữg j tớ nghĩ thoy:
- Dẫn chững cụ thể và toàn diện nhất là
+ Bác đi thăm các cháu thiếu nhi, chia kẹo cho các cháu, hỏi han,....
+ Bác đi thăm nơi ở của các công nhân, động viên và chăm lo cho doìư sống của công nhân
+ Câu chuyện về đêm 30 Tết, Bác đi thăm những gia đình khó khăn, tặng quà, ân cần hỏi han và động viên...
+ Bác ôm hôn các cháu thiếu niên nhi đồng
+ Khi đọc Bản tuyên ngôn độc lập, Bác hỏi ân cần : " Mọi ng có nge rõ k0? "
.....
--> giản dị trong lời nói và hành động
+ Trích dẫn 1 số câu từ trong các lá thư Bác viết cho thiếu nhi nhân dịp Trung Thu, khai trường...
+ Trong Bìa viết kêu gọi mọi người "Góp cơm cứu đói", Bản tuyên ngôn độc lập....
--> giản dị trong bài viết. ( tớ nghĩ cậu nên chú trọng về phần các bức thư viết cho thiếu nhi và công nhân, ở đó tình cảm và sự giản dị bộc lộ rõ nhất )
Add njck YM của mỳnk nhé, rất vui khi đc làm quen vs bạn : Hiemcokhotim_love
kobold_cutely_wilful
Thx bạn nhìu!
 
B

baomy_dn

Chắc hẳn ai cũng biết Bác Hồ phải không? Bác là một vị cha già của dân tộc, bác là người lãnh tụ tài ba, Bác là một vị danh nhân của thế giới. Đấy, Bác Hồ của chúng ta vĩ đại như vậy đấy, nhưng Bác không kiêu ngạo, như PHẠM VĂN ĐỒNG đã nói Bác giản dị trong lối sống, Bác giản dị trong quan hệ với mọi người và trong lời nói và bài viết.
Rất đúng! Tuy Bác là một người luôn bận rộn nhưng Bác vẫn đi thăm các em thiếu nhi. Bác luôn động viên các em thiếu nhi là"tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình"Bác còn ra 5 điều, để dạy thiếu nhi. Bác hay thăm các em ở trại trẻ mồ côi,Bác còn phát kẹo cho các cháu. Không những Bác quan tâm đến các em thiếu nhi, mà Bác còn quan tâm đến các cô chú công nhân, Bác lo cho cuộc sống của họ. Đêm 30 Bác lại đi thăm các hộ gia đình nghèo Bác còn tặng quà, ân cần hỏi han sức khoẻ. Khi Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập Bác hỏi"Mọi người có nghe rõ không ?Vầo ngày trung thu Bác thuờng làm thơ cho các em thiếu nhi "Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thuơng nhi đồng"
Thế đấy cuộc sống của Bác rất giản dị, nhưng tình cảm của Bác thì không hề giản dị. Tình cảm của Bác dành cho chúng ta bằng một đại dương, đại dương ấy sẽ không bao giờ cạn được. Chúng ta tuy còn nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể làm cho Bác vui lòng được đó là cố gắng học thật giởi để mai sau chúng ta có thể giúp ích cho đất nước Việt Nam này. "Bác ơi ! Bác à! Bác cứ ngủ thật ngon, chúng con sẽ luôn cố gắng thực hành điều Bác mong muốn! " Đó là điều em muốn nói trước khi Bác ra đi

Ai cần trao đổi học tập thi add dô nick này : p3_pun_tim_cu_tam_su
Chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống !
 
T

thanhdathht

Bạn ơi,tuy mình học ko giỏi văn nhưng mình có một bài văn cũng hay lắm.Bạn đọc rồi cho mình xin ý kiến nha!!!!!
Lối sống dản dị của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
 
T

tuanvy0808

cau chỉ trích một đoạn nào trong phần bài làm có liên quan đến lối sống giản dị cua Bác thôi chứ đừng lấy hết rồi sau đó ghép vào dàn ý.
Đề 5: Mở bài:
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trọng
Hơ tượng đồng phơi nhửng lối mòn
-Bác quả là một con người vĩ đại, không chỉ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Mà ngay cả trong cuộc sống Bác còn hiện lên là một người thanh bạch, giản dị.
Thân bài:
Dùng lí lẻ để giải thích thế nào là giản dị và thanh bạch. Là 1 vị chủ tịch nước, Bác có lối sống cho riêng mình, đó là những phương châm để Bác phấn đấu.Sống giản dị về đời sống vật chất
-Trong bửa ăn hằng ngày: Cá rau cà ( Đây là những món ăn dân dã)
+Sau những bữa cơm thức ăn dư được Bác để dành, để lại cho bữa ăn sau, lúc Bác ăn Bác không để cho hạt cơm nào rơi vãi.
-Giản dị về nơi ở và noi làm việc: đó là ngôi nhà sàn với ba phòng thoáng mát,vừa là noi ở vừa là nơi làm việc.
“Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thông mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếc cót đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
-Trang phục của Bác là những bộ đồ kaki Bác để dành mặc lúc hội họp hoặc đi công tác. Còn đôi dép cao su đã giúp Bác đi trên khắp nẻo đường của đất nước.
“ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Đôi dép cao su, đoi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về”
Lối sống giản dị về tinh thần: Bác sống giản dị theo cách sống của các bật hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi Nguyễn Bĩnh Khiêm lấy thiên nhiên để làm bạn:
“Hai muoi tư tháng sáu
Lên đỉnh núi này chơi
Ngẩng đầu mặt trời đỏ
Bên suối một nhành mai’
Lối sống giản dị trong cách nói và cách viết sao cho người đọc và nghe nghe dễ hiểu để đỡ tốn thời gian.Vì Bác nghĩ thời gian rất quý giá đối với người dân nó giúp họ sản xuất các vật chất cần thiết của con người.Sáng mùng 2 tháng 9 tại quảng trường ba đình Hà Nội.Khi Bác độc văn bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hòa.Bác đã nói:
“Tôi nói đồng bào có nghe rõ không”Chỉ một câu nói mà Bác đã làm rung động bao trái tim vì không có sự phân biệt giữa chủ tịch và người dân.
KẾT BÀI
Sự giản dị và thanh bạch của Bác là tấm gương sáng cho tất cả mọi người đã gần 40 năm Bác ra đi nhưng hình ảnh của một vị chủ tịch nước một người cha già của dân tộc vẫn sống mãi và phong trào học tập và làm theo lời Bác vẫn được phát độngrộng rãi ở mọi tầng lớp nhân dân.
Bài làm
Trong bao nhiêu con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống. Cũng không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là "lối sống giản dị" của con người. Có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lối sống giản dị chưa?
Theo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Theo quan niệm của một số người khác: Đa số lối sống giản dị, mộc mạc thể hiện rỏ nét nhất ở người dân nông thôn. Ở họ quanh năm với tấm áo nâu sồng, chân đất, họ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng vẫn vui vẻ bên điếu cày, bát nước chè xanh khi nghĩ ngơi. Hay đêm về, với mảnh chiếu thô sơ, bạn bè người thân quay quần bên ấm trà bàn chuyện thời tiết, cầu mong mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Trong cuộc sống, họ không cầu kỳ xa hoa, không kiêu căng hợm hỉnh mà họ lấy chân chất, hiền hòa, trung thực để đối nhân xử thế, họ giúp đỡ lẫn nhau hoặc thăm viếng nhau khi có người thân quen bị hoạn nạn, ốm đau. Trái lại, ở thành phố, nơi đô thị đông đúc, cuộc sống bon chen, vội vã, thời gian rượt công việc, công việc đuổi theo con người. Họ sống vội sống vàng, đôi khi không kịp thở. Chỉ có một ít người già cả hay những người về nghĩ hưu, cuộc sống của họ tuy giản dị nhưng không thoải mái như không khí trong lành ở miền quê. Họ bị bao bọc bởi những bức tường cao ngất hay ồn ào bụi bặm, hoặc bị đinh tai nhức óc bởi những âm thanh hỗn tạp nơi đô thị. Đa số họ ao ước có một cuộc sống đơn sơ giản dị nơi miền thôn dã tĩnh lặng với bầu không khí trong lành.

Nhưng tóm lại, lối sống giản dị luôn là điều cần có ở mỗi con người, đó là một đức tính tốt đẹp, ko nhất thiết chỉ có người ở nông thôn mới sống giản dị hay người ở thành phố thì ko thể sống giản dị. Lối sống đó là một cách sống ko khoa trương, ko chú trọng quá nhiều ở hình thức bên ngoài. Nói như thế cũng ko có nghĩa là cứ ăn mặc luộm thuộm lôi thôi rồi tự xưng là người sống giản dị được. Giản dị trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh lại có những cách biểu hiện khác nhau. Có người sống giản dị chân chính đúng với bản chất của mình và tất nhiên cũng có người sống giản dị một cách giả tạo. Nhưng "bản chất rồi sẽ lộ ra", nếu giản dị ko phải là đức tính của họ thì họ sẽ ko thể sống mãi với cái vỏ bọc đó được. Lối sống giản dị ko phải là cuộc sống đơn giản, cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán như nhiều người đã nghĩ. Trái lại, sống giản dị giúp người ta có thể thoải mái, thư thái về mặt tâm hồn. Bởi lẽ khi ta đã sống đơn giản thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ cho nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, ta còn được nhiều người yêu mến, kính trọng. Lối sống giản dị bao gồm nhiều phương diện khác nhau: ăn mặc, giao tiếp, sở thích cá nhân, cách cư xử...

Giản dị trong cách ăn mặc là không bận những trang phục quá cầu kì hay trở nên khác người khi đi ra đường. Ăn mặc đúng theo thời đại và đơn giản như quần jean, áo thun hay quần tây, áo sơ mi. Trang phục ấy phải luôn hòa hợp với mọi người xung quanh. Giản dị trong cách ăn mặc cũng không có nghĩa là trở nên quá bê tha, cẩu thả và lôi thôi. Khi giao tiếp hay cư xử với người khác, ta luôn dùng từ ngữ dễ hiểu và lời lẽ đầy thiện cảm. Cư xử một cách đúng đắn và chuẩn mực đạo đức. Không nên “trọng phú khinh bần” hay cư xử một cách thô bạo. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô thì nên “gọi dạ bảo vâng” cũng như khi nói chuyện với bạn bè, những người đồng trang lứa hay những người nhỏ hơn mình thì nên chọn từ ngữ và cách cư xử thích hợp nhất…Từ xưa ông cha ta cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn nói về điều này như:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Khi nói đến lối sống giản dị thì không ai lại không nghĩ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế ta có thể học tập rất nhiều ở Bác kính yêu lối sống ấy. Nói về sự giản dị của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ lại. Còn bộ quần áo ka ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Thế đấy, cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà không kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xưng đáng là một tấm gương sáng cho mọi người ngày hôm nay.

Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.
 
N

nguyenvanhieukj

cach thiu khong ai muc



Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.

Trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu, đôi dép cao su, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng... vô cùng giản dị của Người.
Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.
Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.
Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, tôi (Nguyễn Thị Liên- TNTP) có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.

1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về Bác và đức tình giản dị của Bác trong sinh hoạt
2. Thân bài: Chứng minh đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt bằng các luận điểm, luận cứ+ dẫn chứng.
=> Bạn trình bày 2 ý sau
- Bác là người rất giản dị trong cách ăn mặc: Bác thường mặc bồ quần áo bà ba màu nâu, đi đôi dép cao su. Khi có khách quý bác mặc bộ quần áo kaki trắng.
Dẫn chứng: Câu chuyện "đôi dép bác Hồ",
chú ý chi tiết: Đôi dép bác Hồ được làm từ lốp chiếc ô tô, Bác đi đã mòn. Một lần đi thăm một đơn vị, một chiến sĩ dẫm phải chân Bác làm quai dép tuột ra, mọi người tranh nhau sửa dép cho Bác nhưng k được vì dép đã hỏng từ lâu rồi, ai cũng thắc mắc sao Bác k thay, Bác trả lời rằng nước ta con nghèo, cần tiết kiệm.
Một lần đi tiếp đoàn khách ở Ấn Độ, khi lên máy bay các chiến sỹ dấu dép Bác, thay vào đó một đôi giày. Lúc xuống máy bay k thấy dép bác yêu cầu các chiến sỹ trả dép bác vì Bác biết họ dấu dép của Bác..Các nhà báo cho ằng đôi dép của Bác đặc biệt nên thi nhau chụp ảnh với nhiều góc độ ..
- Bác còn là người rất giản dị trong cách ăn uống;
Dẫn chứng: +câu chuyện" Bác có phải là vua đâu"
+Khi Bác ốm, không ăn được cơm, các chiến sỹ định nấu cháo cho Bác, Bác sai các chú lấy cơm nguội thừa hôm trước để nấu cháo cho Bác ăn.
VVV..
3. Kết luận
Thái độ của mình với Bác

MỞ BÀI:
Bác Hồ-vị lãnh tụ đồng thời cũng là người cha già đáng kính của nhân dân và dân tộc Việt Nam. Ai ai cũng biết, tuy rằng “Bác có địa vị trong cuộc sống nhưng cách ăn mặc và từng lời nói của Người đơn sơ và giản dị vô cùng.
Trong suốt cuộc đời làm cách mạng và vì dân vì nước, Bác thật sự đã lãng quên đi những gì của bản thân mình. Nhân dân Việt Nam và bạn bè các nước khác đều rất quen thuộc với đôi dép cao su, chiếc áo nâu sờn, cây quạt, viên gạch sưởi lưng,… những thứ tài sản rất giản dị của Người.
*THÂN BÀI:
-Vào tháng 6 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên chấn động cả Thế Giới,
Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc.Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác. Bác đi họp về, không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu thì lân tiếng hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để nó sau ưng ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Cái quý báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
-Khi áo Bác rách, Người không cho các chú, các bác trong chiến dịch muốn mua cho Bác áo mới nhưng Bác không đồng ý. Cái áo ấy phải được vá đi vá lại nhiều lần thì Bác mới vứt đi. Các chú cán bộ mua cho bác một bộ áo mới nhưng Người không mặc mà để lại xem có ai trong nước đi du học thì Bác sẽ cho họ như một món quà khuyến khích tinh thần vậy.Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người cũng thế. Khi nó rách, Bác nhất quyết không chịu thay mà vẫn vá nó lại.
- Lúc Bác ốm, chú cán bộ bảo sẽ nấu cháo cho Người, nhưng Bác căn dặn rằng có nấu thì nấu bằng cơm nguội chứ đừng nấu bằng cơm nóng để tiết kiệm gạo và không bỏ phí thức ăn.
- Những khi đi dự đại lễ’ Bác thường mặc bộ kaki cũ sẫm màu. Còn thường ngày thì Người sẽ mặc bộ bà ba nâu lụa Hà Đông và đi dép cao su hay guốc gỗ
*KẾT BÀI
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta cùng học tập.
.
 
Last edited by a moderator:
T

tai_cute_123

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.

Chắc hẳn ai cũng biết Bác Hồ phải không? Bác là một vị cha già của dân tộc, bác là người lãnh tụ tài ba, Bác là một vị danh nhân của thế giới. Đấy, Bác Hồ của chúng ta vĩ đại như vậy đấy, nhưng Bác không kiêu ngạo, như PHẠM VĂN ĐỒNG đã nói Bác giản dị trong lối sống, Bác giản dị trong quan hệ với mọi người và trong lời nói và bài viết.
Rất đúng! Tuy Bác là một người luôn bận rộn nhưng Bác vẫn đi thăm các em thiếu nhi. Bác luôn động viên các em thiếu nhi là"tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình"Bác còn ra 5 điều, để dạy thiếu nhi. Bác hay thăm các em ở trại trẻ mồ côi,Bác còn phát kẹo cho các cháu. Không những Bác quan tâm đến các em thiếu nhi, mà Bác còn quan tâm đến các cô chú công nhân, Bác lo cho cuộc sống của họ. Đêm 30 Bác lại đi thăm các hộ gia đình nghèo Bác còn tặng quà, ân cần hỏi han sức khoẻ. Khi Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập Bác hỏi"Mọi người có nghe rõ không ?Vầo ngày trung thu Bác thuờng làm thơ cho các em thiếu nhi "Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thuơng nhi đồng"
Thế đấy cuộc sống của Bác rất giản dị, nhưng tình cảm của Bác thì không hề giản dị. Tình cảm của Bác dành cho chúng ta bằng một đại dương, đại dương ấy sẽ không bao giờ cạn được. Chúng ta tuy còn nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể làm cho Bác vui lòng được đó là cố gắng học thật giởi để mai sau chúng ta có thể giúp ích cho đất nước Việt Nam này. "Bác ơi ! Bác à! Bác cứ ngủ thật ngon, chúng con sẽ luôn cố gắng thực hành điều Bác mong muốn! " Đó là điều em muốn nói trước khi Bác ra đi

Ai cần trao đổi học tập thi add dô nick này : p3_pun_tim_cu_tam_su
Chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống

Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trọng
Hơ tượng đồng phơi nhửng lối mòn
-Bác quả là một con người vĩ đại, không chỉ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Mà ngay cả trong cuộc sống Bác còn hiện lên là một người thanh bạch, giản dị.
Thân bài:
Dùng lí lẻ để giải thích thế nào là giản dị và thanh bạch. Là 1 vị chủ tịch nước, Bác có lối sống cho riêng mình, đó là những phương châm để Bác phấn đấu.Sống giản dị về đời sống vật chất
-Trong bửa ăn hằng ngày: Cá rau cà ( Đây là những món ăn dân dã)
+Sau những bữa cơm thức ăn dư được Bác để dành, để lại cho bữa ăn sau, lúc Bác ăn Bác không để cho hạt cơm nào rơi vãi.
-Giản dị về nơi ở và noi làm việc: đó là ngôi nhà sàn với ba phòng thoáng mát,vừa là noi ở vừa là nơi làm việc.
“Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thông mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếc cót đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
-Trang phục của Bác là những bộ đồ kaki Bác để dành mặc lúc hội họp hoặc đi công tác. Còn đôi dép cao su đã giúp Bác đi trên khắp nẻo đường của đất nước.
“ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Đôi dép cao su, đoi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về”
Lối sống giản dị về tinh thần: Bác sống giản dị theo cách sống của các bật hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi Nguyễn Bĩnh Khiêm lấy thiên nhiên để làm bạn:
“Hai muoi tư tháng sáu
Lên đỉnh núi này chơi
Ngẩng đầu mặt trời đỏ
Bên suối một nhành mai’
Lối sống giản dị trong cách nói và cách viết sao cho người đọc và nghe nghe dễ hiểu để đỡ tốn thời gian.Vì Bác nghĩ thời gian rất quý giá đối với người dân nó giúp họ sản xuất các vật chất cần thiết của con người.Sáng mùng 2 tháng 9 tại quảng trường ba đình Hà Nội.Khi Bác độc văn bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hòa.Bác đã nói:
“Tôi nói đồng bào có nghe rõ không”Chỉ một câu nói mà Bác đã làm rung động bao trái tim vì không có sự phân biệt giữa chủ tịch và người dân.
KẾT BÀI
Sự giản dị và thanh bạch của Bác là tấm gương sáng cho tất cả mọi người đã gần 40 năm Bác ra đi nhưng hình ảnh của một vị chủ tịch nước một người cha già của dân tộc vẫn sống mãi và phong trào học tập và làm theo lời Bác vẫn được phát độngrộng rãi ở mọi tầng lớp nhân dân.
Bài làm
Trong bao nhiêu con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống. Cũng không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là "lối sống giản dị" của con người. Có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lối sống giản dị chưa?
Theo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Theo quan niệm của một số người khác: Đa số lối sống giản dị, mộc mạc thể hiện rỏ nét nhất ở người dân nông thôn. Ở họ quanh năm với tấm áo nâu sồng, chân đất, họ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng vẫn vui vẻ bên điếu cày, bát nước chè xanh khi nghĩ ngơi. Hay đêm về, với mảnh chiếu thô sơ, bạn bè người thân quay quần bên ấm trà bàn chuyện thời tiết, cầu mong mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Trong cuộc sống, họ không cầu kỳ xa hoa, không kiêu căng hợm hỉnh mà họ lấy chân chất, hiền hòa, trung thực để đối nhân xử thế, họ giúp đỡ lẫn nhau hoặc thăm viếng nhau khi có người thân quen bị hoạn nạn, ốm đau. Trái lại, ở thành phố, nơi đô thị đông đúc, cuộc sống bon chen, vội vã, thời gian rượt công việc, công việc đuổi theo con người. Họ sống vội sống vàng, đôi khi không kịp thở. Chỉ có một ít người già cả hay những người về nghĩ hưu, cuộc sống của họ tuy giản dị nhưng không thoải mái như không khí trong lành ở miền quê. Họ bị bao bọc bởi những bức tường cao ngất hay ồn ào bụi bặm, hoặc bị đinh tai nhức óc bởi những âm thanh hỗn tạp nơi đô thị. Đa số họ ao ước có một cuộc sống đơn sơ giản dị nơi miền thôn dã tĩnh lặng với bầu không khí trong lành.

Nhưng tóm lại, lối sống giản dị luôn là điều cần có ở mỗi con người, đó là một đức tính tốt đẹp, ko nhất thiết chỉ có người ở nông thôn mới sống giản dị hay người ở thành phố thì ko thể sống giản dị. Lối sống đó là một cách sống ko khoa trương, ko chú trọng quá nhiều ở hình thức bên ngoài. Nói như thế cũng ko có nghĩa là cứ ăn mặc luộm thuộm lôi thôi rồi tự xưng là người sống giản dị được. Giản dị trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh lại có những cách biểu hiện khác nhau. Có người sống giản dị chân chính đúng với bản chất của mình và tất nhiên cũng có người sống giản dị một cách giả tạo. Nhưng "bản chất rồi sẽ lộ ra", nếu giản dị ko phải là đức tính của họ thì họ sẽ ko thể sống mãi với cái vỏ bọc đó được. Lối sống giản dị ko phải là cuộc sống đơn giản, cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán như nhiều người đã nghĩ. Trái lại, sống giản dị giúp người ta có thể thoải mái, thư thái về mặt tâm hồn. Bởi lẽ khi ta đã sống đơn giản thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ cho nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, ta còn được nhiều người yêu mến, kính trọng. Lối sống giản dị bao gồm nhiều phương diện khác nhau: ăn mặc, giao tiếp, sở thích cá nhân, cách cư xử...

Giản dị trong cách ăn mặc là không bận những trang phục quá cầu kì hay trở nên khác người khi đi ra đường. Ăn mặc đúng theo thời đại và đơn giản như quần jean, áo thun hay quần tây, áo sơ mi. Trang phục ấy phải luôn hòa hợp với mọi người xung quanh. Giản dị trong cách ăn mặc cũng không có nghĩa là trở nên quá bê tha, cẩu thả và lôi thôi. Khi giao tiếp hay cư xử với người khác, ta luôn dùng từ ngữ dễ hiểu và lời lẽ đầy thiện cảm. Cư xử một cách đúng đắn và chuẩn mực đạo đức. Không nên “trọng phú khinh bần” hay cư xử một cách thô bạo. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô thì nên “gọi dạ bảo vâng” cũng như khi nói chuyện với bạn bè, những người đồng trang lứa hay những người nhỏ hơn mình thì nên chọn từ ngữ và cách cư xử thích hợp nhất…Từ xưa ông cha ta cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn nói về điều này như:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Khi nói đến lối sống giản dị thì không ai lại không nghĩ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế ta có thể học tập rất nhiều ở Bác kính yêu lối sống ấy. Nói về sự giản dị của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ lại. Còn bộ quần áo ka ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Thế đấy, cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà không kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xưng đáng là một tấm gương sáng cho mọi người ngày hôm nay.

Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.

Trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu, đôi dép cao su, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng... vô cùng giản dị của Người.



Chiếc thắt lưng của Bác Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu. Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác. Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác. Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình. Giản dị và tiết kiệm Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá. Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, tôi (Nguyễn Thị Liên- TNTP) có những kỷ niệm không bao giờ quên. Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà: - Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo. Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo: - Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa. Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập

nho thank minh` nhe'

1) Một số ví dụ biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ trong thơ văn là:
Là người rất am hiểu văn hoá và ngôn ngữ các nước phương Tây và phương Đông nhưng Bác không ưa dùng các câu chữ cầu kì, khó hiểu khi viết những tác phẩm tyuên truyền động viên quần chúng nhân dân hiểu và tham gia tích cực và kháng chiến cách mạng. Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Bác chúc Tết nhân dân năm 1968
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập,vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn
Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" ( 1946 ) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị:
"Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa."
Bác có rất nhiều tác phẩm kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị
2) Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiểu, không rắc rối
Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách
Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị. Chỉ có giản dị chúng ta mới hoà đồng và khiến mọi ngượi nể phục

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về Bác và đức tình giản dị của Bác trong sinh hoạt
2. Thân bài: Chứng minh đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt bằng các luận điểm, luận cứ+ dẫn chứng.

- Bác là người rất giản dị trong cách ăn mặc: Bác thường mặc bồ quần áo bà ba màu nâu, đi đôi dép cao su. Khi có khách quý bác mặc bộ quần áo kaki trắng.
Dẫn chứng: Câu chuyện "đôi dép bác Hồ",
chú ý chi tiết: Đôi dép bác Hồ được làm từ lốp chiếc ô tô, Bác đi đã mòn. Một lần đi thăm một đơn vị, một chiến sĩ dẫm phải chân Bác làm quai dép tuột ra, mọi người tranh nhau sửa dép cho Bác nhưng không được vì dép đã hỏng từ lâu rồi, ai cũng thắc mắc sao Bác không thay, Bác trả lời rằng nước ta con nghèo, cần tiết kiệm.
Một lần đi tiếp đoàn khách ở Ấn Độ, khi lên máy bay các chiến sỹ dấu dép Bác, thay vào đó một đôi giày. Lúc xuống máy bay không thấy dép bác yêu cầu các chiến sỹ trả dép bác vì Bác biết họ dấu dép của Bác..Các nhà báo cho rằng đôi dép của Bác đặc biệt nên thi nhau chụp ảnh với nhiều góc độ ..
- Bác còn là người rất giản dị trong cách ăn uống;
Dẫn chứng: +câu chuyện" Bác có phải là vua đâu"
+Khi Bác ốm, không ăn được cơm, các chiến sỹ định nấu cháo cho Bác, Bác sai các chú lấy cơm nguội thừa hôm trước để nấu cháo cho Bác ăn.
...
Ngoài ra có thể dựa vào văn bản "đức tính giản dị của Bác Hồ"

3. Kết luận
Cảm nghĩ của mình về đức tính giản dị của Bác.

CHỨNG MINH ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

*MỞ BÀI:
Bác Hồ-vị lãnh tụ đồng thời cũng là người cha già đáng kính của nhân dân và dân tộc Việt Nam. Ai ai cũng biết, tuy rằng “Bác có địa vị trong cuộc sống nhưng cách ăn mặc và từng lời nói của Người đơn sơ và giản dị vô cùng.
Trong suốt cuộc đời làm cách mạng và vì dân vì nước, Bác thật sự đã lãng quên đi những gì của bản thân mình. Nhân dân Việt Nam và bạn bè các nước khác đều rất quen thuộc với đôi dép cao su, chiếc áo nâu sờn, cây quạt, viên gạch sưởi lưng,… những thứ tài sản rất giản dị của Người.
*THÂN BÀI:
-Vào tháng 6 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên chấn động cả Thế Giới,
Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc.Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác. Bác đi họp về, không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu thì lân tiếng hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để nó sau ưng ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Cái quý báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
-Khi áo Bác rách, Người không cho các chú, các bác trong chiến dịch muốn mua cho Bác áo mới nhưng Bác không đồng ý. Cái áo ấy phải được vá đi vá lại nhiều lần thì Bác mới vứt đi. Các chú cán bộ mua cho bác một bộ áo mới nhưng Người không mặc mà để lại xem có ai trong nước đi du học thì Bác sẽ cho họ như một món quà khuyến khích tinh thần vậy.Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người cũng thế. Khi nó rách, Bác nhất quyết không chịu thay mà vẫn vá nó lại.
- Lúc Bác ốm, chú cán bộ bảo sẽ nấu cháo cho Người, nhưng Bác căn dặn rằng có nấu thì nấu bằng cơm nguội chứ đừng nấu bằng cơm nóng để tiết kiệm gạo và không bỏ phí thức ăn.
- Những khi đi dự đại lễ’ Bác thường mặc bộ kaki cũ sẫm màu. Còn thường ngày thì Người sẽ mặc bộ bà ba nâu lụa Hà Đông và đi dép cao su hay guốc gỗ
*KẾT BÀI
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta cùng học tập.

Đức tính giản dị của Bác qua một số bài thơ

Từ trước tới nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu về hình tượng Hồ Chí Minh trong thơ ca, bài viết ngắn này chỉ tập trung một khía cạnh nhỏ, đó là sự giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong một số bài thơ tiêu biểu ở Việt Nam.
Tố Hữu là một trong những nhà thơ có nhiều tác phẩm viết về Bác Hồ, đã khắc họa thành công hình tượng Hồ Chí Minh - nhân vật sử thi đẹp nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Riêng về đức tính giản dị của Bác Hồ được tác giả nêu bật trong nhiều bài thơ, tạo điểm sáng trong tấm gương đạo đức cách mạng của Bác. Trong bài Sáng tháng năm Bác xuất hiện đầy thân mật và giản dị:
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ.
Một ngôi nhà đơn sơ nơi làm việc của Bác cũng nói lên được nhiều điều về một lãnh tụ. Và sau đó không lâu chúng ta được gặp lại từ đơn sơ này một lần nữa trong thơ Tố Hữu:
Làng Sen quê Bác đây rồi
Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui
Sông Lam nước chảy xanh trời
Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim
Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm
Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào
Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào
Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.
Hoặc:
Ba gian nhà trống, nồm đưa võng
Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.
(Theo chân Bác)
Sự đơn sơ ấy không chỉ là ngôi nhà ở làng Sen, mà chính ngay giữa thủ đô Hà Nội, nơi ở của một vị Chủ tịch nước vẫn là một cốt cách thanh bạch, giản dị:
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
(Theo chân Bác)
Vừa qua, trong các cuộc thi kể chuyện Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ cơ sở đến quận, huyện, tỉnh thành…hầu như ở đâu cũng nhắc lại bốn câu thơ Tố Hữu viết về sự giản dị mà vĩ đại của Cụ Hồ:
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người toả sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.
( Sáng tháng năm)
Chế Lan Viên cũng là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX, khối lượng tác phẩm rất đồ sộ và nhiều thể loại. Ông có khoảng 30 bài viết về Bác Hồ rất thành công. Có lẽ mọi thế hệ người Việt khó quên được bài thơ Người đi tìm hình của nước, khó quên được hình ảnh “viên gạch hồng” chống lại cả một mùa băng giá nơi xứ người trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (đã được Chế Lan Viên tái hiện lại trong bài thơ này). Ở một bài thơ khác của Chế Lan Viên, chúng ta gặp lại từ đơn sơ để diễn tả phẩm chất giản dị của cụ Hồ:
Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép
Manh áo chàm, Bác mặc quá đơn sơ.
Nói về sự giản dị của Người có rất nhiều bài thơ viết về chiếc áo vải, áo ka ki bạc màu, đôi dép lốp cao su... Trong trường ca Mặt đường và khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm viết:
Đôi dép của Người mòn vẹt gót
Người đã đi khắp ngả đường đất nước hành quân.
Cũng là đôi dép của Bác Hồ, nhưng nhà thơ Bằng Việt trong bài Gửi lòng con đến cùng cha lại thể hiện ở một góc độ khác:
Hành trang Bác chẳng có gì
Một đôi dép mỏng đã lì chông gai
Cho con núi rộng sông dài
Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.
Riêng Hải Như thì tâm tình:
Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ
Người quên Người dành hết thảy cho ta
(Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…)
Trở lại với nhà thơ Chế Lan Viên, bằng sự cảm nhận tinh tế đầy trí tuệ, thi sĩ đã khái quát Hồ Chí Minh giản dị như một chân lý:
Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý
Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười
Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác
Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.
(Bác)
Nói về Bác Hồ, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần đã nói rằng Hồ Chủ tịch “càng vĩ đại, càng giản dị”. Đức tính giản dị của Bác ngày hôm nay vẫn là bài học lớn của mỗi cán bộ, đảng viên. Học tập đạo đức của Bác trước tiên nên học tập cách sống giản dị hàng ngày.

Minh tìm được và up lên cho các bạn nè

Mẩu chuyện về Bác
Có ăn bớt phần cơm của con không?

Mùa thu năm 1951, Bác đến thăm lớp chỉnh huấn chính trị toàn quân. Sau khi đọc lên những con số cụ thể về tệ nạn tham ô, lãng phí mà ban lãnh đạo nhà trường đã báo cáo với Bác, Bác nói:
- Các chú xem đấy, mới có từng này cán bộ mà đã tham ô lãng phí như vậy, thử hỏi nếu cán bộ trong toàn quân, toàn quốc cũng phạm khuyết điểm như các chú ở đây thì thiệt hại cho công quỹ của Nhà nước, của nhân dân biết bao nhiêu. Ngừng một lát, Bác hỏi:
- Ở đây, những chú nào có vợ rồi giơ tay.
Có độ một phần ba số cán bộ giơ tay.
Bác chỉ vào một đồng chí trong số những người vừa giơ tay ngồi ở hàng ghế đầu, rồi hỏi:
- Chú có bao giờ ăn bớt phần cơm của con mình không ?
Đồng chí cán bộ trả lời:
- Thưa Bác, không ạ !
- Thế thì tại sao của cải của nhân dân, tiêu chuẩn của chiến sĩ hễ sểnh ra là đút vào túi?
Bác vừa nói vừa làm động tác vơ vét và đút vào túi vải bên mình. Bác phân tích cho mọi người thấy rõ tham ô, lãng phí là một tệ nạn, một thói xấu, nó giống như sâu mọt đục khoét của cải của nhân dân, nó làm vẩn đục chế độ tốt đẹp của chúng ta, đến đạo đức và nhân phẩm của người cán bộ đảng viên.
Hôm ấy, chúng tôi được một bài học nhớ đời. Có anh cúi mặt không dám nhìn lên Bác nữa.

Một số ví dụ biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ trong thơ văn là:
Là người rất am hiểu văn hoá và ngôn ngữ các nước phương Tây và phương Đông nhưng Bác không ưa dùng các câu chữ cầu kì, khó hiểu khi viết những tác phẩm tyuên truyền động viên quần chúng nhân dân hiểu và tham gia tích cực và kháng chiến cách mạng. Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Bác chúc Tết nhân dân năm 1968
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập,vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn
Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" ( 1946 ) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị:
"Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa."
Bác có rất nhiều tác phẩm kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị
2) Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiểu, không rắc rối
Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách
Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị. Chỉ có giản dị chúng ta mới hoà đồng và khiến mọi ngượi nể phục

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
 
Last edited by a moderator:
L

love_xinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô.....là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,... mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói' Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết.

Tóm lại sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chung ta phải học tập và noi theo.
 
Y

yulyulk

Topic và đề bài này có nhiều bài mẫu quá!!! Biết lấy bài nào đâyyyyyyyy? Nhưng sao bạn @tai_cute_123 cứ copy mấy bài trước để viết vậy? Dài + spam quá đê
 
T

thanhnganhcb

các bạn giúp mìh làm bài văn này với: chứng minh đức tinhgs giản dị của bác hồ
 
H

hieu_3st

Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt phổ thông, nghiêm cấm dùng các ngôn từ trái với thuần phong mỹ tục.
Nghiêm cấm thảo luận, tuyên truyền về chính trị, tôn giáo; nói xấu lãnh đạo, Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@).
Nghiêm cấm việc sử dụng diễn đàn làm nơi quảng cáo; tranh cãi, gây mất đoàn kết.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.



Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...



Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.



Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.



Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.



Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.



Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.



Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.



Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...



Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.



Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.



Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.



Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.



Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.



Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn. >->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->->-
 
Last edited by a moderator:
Y

yunikool

Có ai đó đã từng nói: Chúng ta không thể trở thành Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta có thể học được ở Người những đức tính cao đẹp mà giản dị ấy. Đối với mỗi người Việt Nam, trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đức tính giản dị là điều chúng ta dễ nhận thấy và dễ học ở Người.
Bác Hồ coi đức tính khiêm tốn, giản dị là chân lý của cuộc sống. Lối sống khiêm tốn, giản dị bao giờ cũng là sự thù địch với lối sống xa hoa, phù phiếm. Giản dị bao giờ cũng dẫn đến tiết kiệm, còn xa hoa tất dẫn đến lãng phí. Lối sống xa hoa còn dẫn tới tệ tham ô, hối lộ…Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, không háo danh kiêu ngạo. Đó là tư cách người cán bộ cách mạng và Người đã gương mẫu thực hiện.
Là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng, cầu kỳ, suốt đời giữ một nếp sống thanh bạch, tao nhã, giản dị. Dù ở đâu, lúc nào Bác cũng để lại ấn tượng tốt đẹp, phong cách mẫu mực của một lãnh tụ. Làm Chủ tịch nước, Bác nhận lấy cho mình được cái quyền sống giản dị, bằng mức sống bình thường của người dân. Thời kỳ kháng chiến, đồ dùng của Bác có chiếc va li nhỏ đựng sách, tài liệu và cái máy chữ, quần áo tư trang cho vào một túi nhỏ. Các đoàn thể tặng Bác nhiều tư trang, đồ dùng, Bác thường đem làm tặng phẩm cho cá nhân, tập thể có thành tích. Kháng chiến thắng lợi, Bác trở về thủ đô, cách ăn mặc của Bác cũng không thay đổi. Bác thường dặn các đồng chí phục vụ khi giặt áo cho Bác thấy chỗ nào rách thì vá lại cho Bác dùng. Quần áo thường ngày Bác thích màu gụ, nên khi may xong đồng chí phục vụ mang sang xí nghiệp Tô Châu nhuộm gụ. Bộ nào hơi cũ là đồng chí thay bộ khác cùng kiểu, cùng màu nên lúc đầu Bác không biết. Một thời gian sau, Bác thấy quần áo vẫn mới, Bác bèn đánh dấu rất kín và phát hiện ra là đồng chí đó đã đổi quần áo của Bác. Bác liền phê bình và từ đó rất khó thay đổi quần áo của Bác. Áo Bác dùng lâu giặt đi giặt lại nhiều lần nên cổ áo bị sờn và rách dần, khi mọi người đề nghị Bác cho thay cái khác, Bác bảo: “Cả cái áo chỉ sờn chỗ cổ mà vứt đi thì không được, chú chịu khó tháo rồi lộn trong ra ngoài, may lại vẫn Không nghiêm khắc với bản thân mình, không thường xuyên rèn luyện, học tập, cán bộ, đảng viên nhất định sa vào những ý nghĩ tầm thường và sẽ mất dần đi những phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Cho nên, trong hoàn cảnh hiện nay, trước hi sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình, noi gương Bác, mỗi chúng ta hãy thực hành nếp sống giản dị, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, xa hoa, lãng phí. Đó cũng chính là việc làm thiết thực để góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời Bác đã căn dặn. như mới”.
 
P

phuongcharry

mở bài
sáng ra bờ suối, tối vào hang
cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
hòn đá chông chênh lịch sử đảng
cuộc đời cách mạng thật là sang
bác hồ muôn vàn kính yêu của
 
L

linhthuyninh

van chungminh

Đức tính giản dị của Bác qua một số bài thơ

Từ trước tới nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu về hình tượng Hồ Chí Minh trong thơ ca, bài viết ngắn này chỉ tập trung một khía cạnh nhỏ, đó là sự giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong một số bài thơ tiêu biểu ở Việt Nam.
Tố Hữu là một trong những nhà thơ có nhiều tác phẩm viết về Bác Hồ, đã khắc họa thành công hình tượng Hồ Chí Minh - nhân vật sử thi đẹp nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Riêng về đức tính giản dị của Bác Hồ được tác giả nêu bật trong nhiều bài thơ, tạo điểm sáng trong tấm gương đạo đức cách mạng của Bác. Trong bài Sáng tháng năm Bác xuất hiện đầy thân mật và giản dị:
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ.
Một ngôi nhà đơn sơ nơi làm việc của Bác cũng nói lên được nhiều điều về một lãnh tụ. Và sau đó không lâu chúng ta được gặp lại từ đơn sơ này một lần nữa trong thơ Tố Hữu:
Làng Sen quê Bác đây rồi
Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui
Sông Lam nước chảy xanh trời
Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim
Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm
Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào
Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào
Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.
Hoặc:
Ba gian nhà trống, nồm đưa võng
Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.
(Theo chân Bác)
Sự đơn sơ ấy không chỉ là ngôi nhà ở làng Sen, mà chính ngay giữa thủ đô Hà Nội, nơi ở của một vị Chủ tịch nước vẫn là một cốt cách thanh bạch, giản dị:
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
(Theo chân Bác)
Vừa qua, trong các cuộc thi kể chuyện Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ cơ sở đến quận, huyện, tỉnh thành…hầu như ở đâu cũng nhắc lại bốn câu thơ Tố Hữu viết về sự giản dị mà vĩ đại của Cụ Hồ:
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người toả sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.
( Sáng tháng năm)
Chế Lan Viên cũng là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX, khối lượng tác phẩm rất đồ sộ và nhiều thể loại. Ông có khoảng 30 bài viết về Bác Hồ rất thành công. Có lẽ mọi thế hệ người Việt khó quên được bài thơ Người đi tìm hình của nước, khó quên được hình ảnh “viên gạch hồng” chống lại cả một mùa băng giá nơi xứ người trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (đã được Chế Lan Viên tái hiện lại trong bài thơ này). Ở một bài thơ khác của Chế Lan Viên, chúng ta gặp lại từ đơn sơ để diễn tả phẩm chất giản dị của cụ Hồ:
Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép
Manh áo chàm, Bác mặc quá đơn sơ.
Nói về sự giản dị của Người có rất nhiều bài thơ viết về chiếc áo vải, áo ka ki bạc màu, đôi dép lốp cao su... Trong trường ca Mặt đường và khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm viết:
Đôi dép của Người mòn vẹt gót
Người đã đi khắp ngả đường đất nước hành quân.
Cũng là đôi dép của Bác Hồ, nhưng nhà thơ Bằng Việt trong bài Gửi lòng con đến cùng cha lại thể hiện ở một góc độ khác:
Hành trang Bác chẳng có gì
Một đôi dép mỏng đã lì chông gai
Cho con núi rộng sông dài
Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.
Riêng Hải Như thì tâm tình:
Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ
Người quên Người dành hết thảy cho ta
(Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…)
Trở lại với nhà thơ Chế Lan Viên, bằng sự cảm nhận tinh tế đầy trí tuệ, thi sĩ đã khái quát Hồ Chí Minh giản dị như một chân lý:
Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý
Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười
Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác
Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.
(Bác)
Nói về Bác Hồ, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần đã nói rằng Hồ Chủ tịch “càng vĩ đại, càng giản dị”. Đức tính giản dị của Bác ngày hôm nay vẫn là bài học lớn của mỗi cán bộ, đảng viên. Học tập đạo đức của Bác trước tiên nên học tập cách sống giản dị hàng ngày.

Mình tìm được và up lên cho các bạn nè

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.



Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...



Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.



Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.



Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.



Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.



Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.



Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên - “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
 
Last edited by a moderator:
C

chichi9a2001

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập v[/COLOR]à noi theo.
 

huiying235

Học sinh
Thành viên
6 Tháng sáu 2015
6
3
21
Bác Hồ- vị cha già kính yêu của dân tộc, Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính mà Người có đều do Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Người thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng và đáng quý nhất của Người.

Nhắc tới Bác- một vị lãnh tụ, người đứng đầu cả một đất nước nhưng chưa bao giờ Bác Hồ chi tiêu một cách hoang phí. Bởi lí do thật đơn giản, Người thương những người con, người cháu luôn vất vả lao động hay những người chiến sĩ phải chịu nằm gai nếm mật mong bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Bởi thế mà hình ảnh của Người mỗi khi đi thăm đồng bào hay đi ra ngoài chỉ là hình ảnh một ông cụ có chòm râu bạc cùng đôi mắt sáng, trên người mặc bộ quần áo vải nâu sòng, chân đi đôi dép cao su mà thôi. Hình ảnh của Bác, con người của Bác sao thật giản dị và gần gũi tới nhường nào!
Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết- một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.

Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.

Sáng ra bơ suối tôi vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang

Vâng, chỉ là những bát “ cháo bẹ”, ”rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ. không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.

Tóm lại, “ học tập và noi gương làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Mình là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập.
________________________________________________________________________________________________________________________
Nguồn: http://www.kenhvan.com/chung-minh-rang-bac-ho-song-vo-cung-gian-di-va-thanh-bach/
 
Top Bottom